Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào

Chào Luật sư, trẻ em được bảo vệ quyền riêng tư theo quy định pháp luật, vậy đó là những quyền nào? Dạo này con tôi học hành sa sút, đi học về là trốn trong phòng không nói chuyện với ai. Tôi cố để con nói ra khó khăn nhưng cháu vẫn im lặng. Tôi có lén vào phòng đọc nhật ký của cháu thì thấy cháu bị bạn bè trong lớp xa lánh. Tôi rất lo cho con nên mới làm như vậy. Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em thì bị xử lý ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trẻ em là một bộ phận trong nhóm người yếu thế trong xã hội cần được quan tâm và bảo vệ. Trong các quyền của trẻ em có quyền riêng tư mà không phải ai cũng biết và hiểu đúng. Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em thì bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào
Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào
Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em thì bị xử lý ra sao

Quyền riêng tư của trẻ em là gì?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn và phẩm giá con người. “Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình”.

Quyền riêng tư đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (Điều 12) và Công ước các quyền chính trị, dân sự, 1966 (Điều 17): “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự, uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm hại tương tự như vậy”.

Quyền riêng tư của trẻ em là một khía cạnh của quyền riêng tư, được khẳng định tại Điều 16 Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989: “Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em”; “Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.

Thực trạng bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con

Trước tiên chúng ta cần thấy rằng: Càng lớn trẻ lại càng cần nhiều không gian riêng tư hơn. Điều này là do trẻ đang phải đối mặt với những thay đổi lớn cả về cảm xúc và suy nghĩ. Ngoài ra, thể chất, tư duy và các kỹ năng xã hội của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi. Để có thể trưởng thành, trẻ cần phải học cách giải quyết những khó khăn này với sự độc lập và trách nhiệm.

Trẻ muốn có thêm không gian riêng chưa chắc là vì trẻ có điều gì muốn giấu bạn. Bí mật thường đi cùng với sự phát triển tính độc lập. Đó là một điều hoàn toàn tự nhiên khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, nếu trẻ luôn tỏ ra thần bí thì có thể có điều gì đó khác thường. Nếu trẻ luôn ở trong phòng, không muốn nói chuyện với ai hoặc trở nên lãnh đạm với mọi người ngay cả khi bạn đã tìm mọi cách để nói chuyện với trẻ thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị trầm cảm, lo lắng hoặc trẻ đang sử dụng thuốc, rượu, ma túy hoặc các vấn đề khác hoặc cũng có thể là do trẻ đang dành quá nhiều thời gian để lên mạng hoặc chơi trò chơi điện tử.

Thanh thiếu niên vẫn chưa sẵn sàng để trở thành người lớn. Bộ não của trẻ vẫn đang phát triển. Điều này có nghĩa là đôi khi trẻ sẽ đưa ra những quyết định quá nhanh chóng và không phải lúc nào cũng nghĩ đến hậu quả của hành vi đó.

Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào
Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào
Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em thì bị xử lý ra sao

Hành vi bố mẹ xâm phạm quyền riêng của con; còn có thể dẫn đến việc bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật; an toàn thư tín; điện thoại, … gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành. Những hậu quả khác do thư tín; điện thoại; điện tín bị lộ; bị chiếm đoạt; bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng; của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.

Tại điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019 quy định; về mức phạt tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật; hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác; được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin; nội dung của thư tín, điện báo;; telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em thì bị xử lý ra sao?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, xin phép bay flycam; mã số thuế cá nhân tra cứu, công ty tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, trích lục hồ sơ đất…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Hành vi xâm phạm đời tư trẻ em phổ biến hiện nay là gì?

Thứ nhất, đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạngThứ hai, dán bảng điểm công khai ở trường họcThứ ba, đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạngThứ tư, tự ý chụp và đăng tải ảnh đám tang

Thứ năm, công bố chuyện riêng tư của người khác

Luật quy định thế nào về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em?

Theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì quyền bí mật về đời sống riêng tư của trẻ em phải được tôn trọng và được bảo vệ bởi pháp luật.

Làm gì để tránh tình trạng trẻ em bị xâm phạm quyền riêng tư trên mạng?

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)