Thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Kỳ thi diễn ra ngày 7.5, với gần 2.400 thí sinh dự thi. Các thí sinh có thể lựa chọn và thực hiện 2, 3 hoặc 4 bài thi đánh giá năng lực [Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý].

Đề Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Để đảm bảo quá trình thi công bằng, khách quan, ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự các phương án lựa chọn [A, B, C, D], tạo thành bốn mã đề ở mỗi bài thi. Nhà trường chỉ công bố một mã đề ở mỗi bài thi. Thí sinh có thể tự tra cứu câu hỏi và đáp án tương ứng để đánh giá kết quả làm bài của mình.

Đề thi, đáp án các môn trong kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cụ thể như sau:

Bài thi Toán: Đề thi chính thức và Đáp án.   

Bài thi Ngữ văn: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Tiếng Anh [ca Sáng]: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Tiếng Anh [ca Chiều]: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Vật lí: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Hóa học: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Sinh học: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Lịch sử: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Bài thi Địa lí: Đề thi chính thức và Đáp án.  

Năm 2022 là năm lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển vào trường. Kỳ thi này cũng được cho là phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh để tuyển chọn được các tân sinh viên phù hợp với từng ngành đào tạo.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Thanh Tùng/TTXVN]

Ngày 7/5, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức thành công kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào Đại học năm 2022.

Bên cạnh bốn phương thức xét tuyển truyền thống, đây là phương thức tuyển sinh mới nhằm mở rộng cánh cửa đại học cho học sinh yêu thích và mong muốn vào học các ngành đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Công tác tổ chức thi của nhà trường nhận được phản hồi tích cực của phụ huynh và thí sinh dự thi.

Theo thống kê, hệ thống của trường ghi nhận gần 3.000 thí sinh đăng ký nhưng chỉ khoảng 2.400 em đủ điều kiện dự thi, được bố trí với 209 phòng thi.

Trường đã tổ chức thi 8 môn [Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý] trong một ngày để giảm thiểu chi phí lưu trú, sinh hoạt của học sinh ngoài Hà Nội.

Cấu trúc, ma trận các đề thi đánh giá được các năng lực đặc thù để tuyển sinh vào ngành hoặc nhóm ngành đào tạo cụ thể. Các thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy, thời gian từ 60-90 phút/môn.

[ĐH Sư phạm Hà Nội công bố đề minh họa thi tuyển sinh riêng năm 2022]

Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỷ lệ điểm phù hợp tùy theo môn thi, bao gồm các câu hỏi kiểm tra khả năng lập luận, năng lực phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Với phương thức này, mỗi ngành học sẽ xét tuyển dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên nếu có]. Các ngành có thi năng khiếu sẽ xét theo tổng điểm thi năng khiếu kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên nếu có].

Cùng với bài thi viết để đánh giá năng lực, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc Trung học Phổ thông từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6,5 trở lên [không có học kỳ nào dưới 6,5].

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng [2 tổ hợp để vào cùng 1 ngành hoặc vào 2 ngành khác nhau]. Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng xét tuyển theo phương thức thi đánh giá năng lực, trường xét nguyện vọng 1 trước, nếu nguyện vọng thứ nhất không trúng tuyển, nguyện vọng 2 được xét tuyển như nguyện vọng thứ nhất.

Đề thi và đáp án các môn thi sẽ được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố công khai sau kỳ thi. Kết quả xét tuyển dựa trên thi đánh giá năng lực kết hợp với kết quả học Trung học Phổ thông sẽ được công bố sớm, dự kiến vào ngày 31/5/2022.

Vì thế, nếu chưa trúng tuyển theo phương thức này, các thí sinh vẫn còn cơ hội đăng ký bốn phương thức tuyển sinh truyền thống của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội./.

Việt Hà [TTXVN/Vietnam+]

Dưới đây là đề thi và đáp án của 8 môn trong kỳ thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 7/5:

Bài thi Toán: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Ngữ văn: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Tiếng Anh [ca sáng]: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Tiếng Anh [ca chiều]: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Vật lí: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Hóa học: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Sinh học: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Lịch sử: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Địa lí: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bên cạnh 4 phương thức xét tuyển truyền thống, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là phương thức tuyển sinh mới của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm mở rộng cánh cửa đại học cho các thí sinh yêu thích và mong muốn vào học các ngành đào tạo của trường.

Theo đó, mỗi ngành học sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Các ngành có thi năng khiếu sẽ xét theo tổng điểm thi năng khiếu kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có].

Ngày 7/5, gần 2.400 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [Ảnh: Thiên Nhi]

Cùng với bài thi viết để đánh giá năng lực, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc trung học phổ thông từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1, 2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên [không có học kỳ nào dưới 6.5].

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng [2 tổ hợp để vào cùng 1 ngành hoặc vào 2 ngành khác nhau]. Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 5, trường xét nguyện vọng 1 trước, nếu nguyện vọng thứ nhất không trúng tuyển, nguyện vọng 2 được xét tuyển như nguyện vọng thứ nhất.

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được công bố sớm, dự kiến vào ngày 31/5.

Thiên Nhi

Bên cạnh 4 phương thức xét tuyển quen thuộc, năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội còn sử dụng kết quả bài thi ĐGNL riêng trong tuyển sinh ĐH.

Đại học Sư phạm Hà Nội công bố 5 phương thức xét tuyển

5 phương thức xét tuyển của trường:

Phương thức 1. Xét tuyển kết hợp kết quả học bạ THPT với kết quả thi ĐGNL do trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức thi trước 15/5 [dành cho các thí sinh lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào].

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT, điểm trung bình chung 5 học kỳ [lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên, hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

Xem FULL đề thi tham khảo ĐGNL và điều kiện xét tuyển TẠI ĐÂY

Phương thức 2. Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022

Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

Phương thức 3. Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh là thành viên đội tuyển HSG, học sinh các trường THPT chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại tốt, học lực tất cả các năm THPT loại giỏi thuộc một trong các đối tượng sau:

– Thành viên đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc của các trường THPT chuyên của các trường đại học tham dự kỳ thi HSG quốc gia.

– Đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố/trường đại học ở bậc THPT.

– Theo học tại các trường THPT chuyên hoặc, trường THPT trực thuộc ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP.HCM.

– Có chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC; DELF hoặc TCF; HSK và HSKK; chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS. [Còn thời hạn tính đến ngày 1/6/2022].

Phương thức 4. Xét học bạ THPT. Cụ thể:

Điều kiện đăng ký xét tuyển: 

– Với ngành ngoài sư phạm: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT năm 2022, có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại khá trở lên.

– Với ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh tham gia xét tuyển đã tốt nghiệp THPT năm 2022, có hạnh kiểm tất cả các kỳ THPT loại tốt, học lực giỏi trở lên. Với ngành Sư phạm Công nghệ, thí sinh phải đạt học lực năm lớp 12 loại giỏi; ngành Sư phạm tiếng Pháp, thí sinh phải là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp, học lực năm lớp 12 loại giỏi.

Phương thức 5. Xét tuyển kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Cụ thể: kết hợp kết quả học bạ THPT hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả thi năng khiếu tại ĐH Sư Phạm HN.

Đối tượng: Thí sinh xét tuyển vào các ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Mầm non.

[Theo Đại học Sư phạm Hà Nội]

Đại học Sư phạm Hà Nội Tuyển sinh 2022

Video liên quan

Chủ Đề