Thiết bị tạo truyền dẫn trong mạng máy tính là

Mục lục bài viết

  • Khái niệm
  • Tần số truyền thông
  • Các đặc tính của phương tiện truyền dẫn
    • Đơn vị của băng thông:
  • Các kiểu truyền dẫn.
    • Có các kiểu truyền dẫn như sau:

Khái niệm

Trên một mạng máy tính, các dữ liệu được truyền trên một môi trường truyền dẫn [transmission media], nó là phương tiện vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị.

Có hai loại phương tiện truyền dẫn chủ yếu:

  • Hữu tuyến [bounded media]
  • Vô tuyến [boundless media]

Thông thường hệ thống mạng sử dụng hai loại tín hiệu là: digital và analog.

Tần số truyền thông

Phương tiện truyền dẫn giúp truyền các tín hiệu điện tử từ máy tính này sang máy tính khác. Các tín hiệu điện tử này biểu diễn các giá trị dữ liệu theo dạng các xung nhị phân [bật/tắt]. Các tín hiệu truyền thông giữa các máy tính và các thiết bị là các dạng sóng điện từ trải dài từ tần số radio đến tần số hồng ngoại.

Các sóng tần số radio thường được dùng để phát tín hiệu LAN. Các tần số này có thể được dùng với cáp xoắn đôi, cáp đồng trục hoặc thông qua việc truyền phủ sóng radio.

Sóng viba [microware] thường dùng truyền thông tập trung giữa hai điểm hoặc giữa các trạm mặt đất và các vệ tinh, ví dụ như mạng điện thoại cellular.

Tia hồng ngoại thường dùng cho các kiểu truyền thông qua mạng trên các khoảng cách tương đối ngắn và có thể phát được sóng giữa hai điểm hoặc từ một điểm phủ sóng cho nhiều trạm thu. Chúng ta có thể truyền tia hồng ngoại và các tần số ánh sáng cao hơn thông qua cáp quang.

Các đặc tính của phương tiện truyền dẫn

Mỗi phương tiện truyền dẫn đều có những tính năng đặc biệt thích hợp với mỗi kiểu dịch vụ cụ thể, nhưng thông thường chúng ta quan tâm đến những yếu tố sau:

Chi phí

Yêu cầu cài đặt

Độ bảo mật

Băng thông [bandwidth]: được xác định bằng tổng lượng thông tin có thể truyền dẫn trên đường truyền tại một thời điểm. Băng thông là một số xác định, bị giới hạn bởi phương tiện truyền dẫn, kỹ thuật truyền dẫn và thiết bị mạng được sử dụng. Băng thông là một trong những thông số dùng để phân tích độ hiệu quả của đường mạng.

Đơn vị của băng thông:

+ Bps [Bits per second-số bit trong một giây]: đây là đơn vị cơ bản của băng thông.

+ KBps [Kilobits per second]: 1 KBps=103 bps=1000 Bps

+ MBps [Megabits per second]: 1 MBps = 103 KBps

+ GBps [Gigabits per second]: 1 GBps = 103 MBps

+ TBps [Terabits per second]: 1 TBps = 103 GBPS.

Thông lượng [Throughput]: lượng thông tin thực sự được truyền dẫn trên thiết bị tại một thời điểm.

Băng tầng cơ sở [baseband]: dành toàn bộ băng thông cho một kênh truyền, băng tầng mở rộng [broadband]:cho phép nhiều kênh truyền chia sẻ một phương tiện truyền dẫn [chia sẻ băng thông].

Độ suy giảm [attenuation]: độ đo sự suy yếu đi của tín hiệu khi di chuyển trên một phương tiện truyền dẫn. Các nhà thiết kế cáp phải chỉ định các giới hạn về chiều dài dây cáp vì khi cáp dài sẽ dẫn đến tình trạng tín hiệu yếu đi mà không thể phục hồi được.

Nhiễu điện từ [Electromagnetic interference EMI]: bao gồm các nhiễu điện từ bên ngoài làm biến dạng tín hiệu trong một phương tiện truyền dẫn.

Nhiễu xuyên kênh [crosstalk]: hai dây dẫn đặt kề nhau làm nhiễu lẫn nhau.

Hình 4.1 Mô phỏng trường hợp nhiễu xuyên kênh [crosstalk]

Các kiểu truyền dẫn.

Có các kiểu truyền dẫn như sau:

+ Đơn công [Simplex]: trong kiểu truyền dẫn này, thiết bị phát tín hiệu và thiết bị nhận tín hiệu được phân biệt rõ ràng, thiết bị phát chỉ đảm nhiệm vai trò phát tín hiệu, còn thiết bị thu chỉ đảm nhiệm vai trò nhận tín hiệu. Truyền hình là một ví dụ của kiểu truyền dẫn này.

+ Bán song công [Half-Duplex]: trong kiểu truyền dẫn này, thiết bị có thể là thiết bị phát, vừa là thiết bị thu. Nhưng tại một thời điểm thì chỉ có thể ở một trạng thái [phát hoặc thu]. Bộ đàm là thiết bị hoạt động ở kiểu truyền dẫn này.

+ Song công [Full-Duplex]: trong kiểu truyền dẫn này, tại một thời điểm, thiết bị có thể vừa phát vừa thu. Điện thoại là một minh họa cho kiểu truyền dẫn này.

Đánh giá post

Video liên quan

Chủ Đề