Thiết kế thời trang đại học công nghiệp hà nội đồ án tốt nghiệp

Sáng 14/1/2022, tại Art Gallery Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Thiết kế Mỹ thuật đã tổ chức buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp cho sinh viên khóa 17 ngành Thiết kế thời trang.

Trải qua 4,5 năm học tập và rèn luyện miệt mài với rất nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích từ chương trình đào tạo. Các bạn sinh viên đã thực sự tự tin và trưởng thành qua từng học phần, từng đồ án. Sự hỗ trợ của Nhà trường, Khoa và giảng viên bộ môn đã giúp cho sinh viên luôn hào hứng trong học tập và thể hiện sự sáng tạo của mình qua từng sản phẩm!

Quãng thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp dù gặp phải những khó khăn, trở ngại vì dịch Covid. Nhưng bằng quyết tâm và niềm đam mê với thời trang, thầy và trò ngành Thiết kế thời trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như tiến độ học tập, đảm bảo an toàn phòng dịch, đồng thời mỗi đồ án đều đạt chất lượng cao..

Các đồ án tốt nghiệp được lựa chọn và lấy cảm hứng từ rất nhiều chủ đề khác nhau, từ văn hóa truyền thống Việt, tới sự độc đáo, thú vị từ thiên nhiên, những ấn tượng về phong cách thiết kế hay từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng... Dù lựa chọn chủ đề nào, với kiến thức, kỹ năng và sự nhạy cảm của một nhà thiết kế trẻ, các bộ sưu tập đã được hoàn thiện một cách tốt nhất để giới thiệu tới công chúng yêu thời trang một cách rất ấn tượng.

Cùng chiêm ngưỡng một số BST ấn tượng từ đồ án tốt nghiệp của các bạn sinh viên khóa 17 ngành Thiết kế thời trang


BST Lân của Hoàng Thị Thu Trang. Tinh thần của Kỳ Lân được thể hiện qua các chi tiết hình in, tua rua, đắp vải, thêu, đính kết kỳ công cùng tay thiết kế tay bồng mạnh mẽ đầy quyền uy. Xuyên suốt BST được lấy ý tưởng từ không khí vui nhộn của động tác múa Lân. Khai thác màu đỏ - sự may mắn của Kỳ Lân mang lại, họa tiết Tranh Đông Hồ và những nhịp điệu của trang phục biểu diễn. Ngoài ra, còn có màu xanh của sự tươi mới hòa trung với trời đất.

BST Forest, tác giả Đào Yến Hoa lấy cảm hứng từ rừng rậm nhiệt đới với những thiết kế dạo phố ấn tượng. BST khai thác tone màu trầm và các đường nét Cut-Out từ các tầng lớp tán rừng, từ sự bí ẩn, nguyên sơ của rừng rậm nhiệt đới.

BST Blooming Coral, tác giả Chi Đặng lấy cảm hứng từ san hô. Các rạn san hô như những khu vườn đầy màu sắc dưới đáy biển, mang nhiều hình thái, cấu trúc và mang trong mình sức sống mãnh liệt. Blooming Coral đóng vai người thợ lặn đi khám phá loài động vật tuyệt đẹp này.

BST Giao Duyên, tác giả Hoàng Thảo Phương. BST lấy ý tưởng từ hình ảnh trầu têm cánh phượng, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam bao đời nay. Phong cách dân gian đương đại kết hợp cùng tone màu đỏ trầm, xanh lục được đưa vào BST một cách uyển chuyển và tinh tế. Cấu trúc áo yếm cùng các đường nét Cut - out, tạo khối sẽ tôn lên các đường cong mềm mại của các cô gái hiện đại nhưng vẫn mang vẻ đẹp truyền thống.

BST Rebel Kitchen, tác giả Vũ Thị Thùy Linh. Lấy cảm hứng từ một công trình nội thất của nhà thiết kế Tây Ban Nha - PATRICIA BUSTOS DE LA TORRE. Một nền ẩm thực lãng mạn và gợi cảm khẳng định sự kỳ lạ và tự nhiên của Nhật Bản, nhưng với không khí trong lành và mát mẻ của những môi trường tiên phong nhất ở Milan. BST mang kiểu dáng hiện đại năng động, hướng nổi loạn, màu sắc trẻ trung.

Bộ sưu tập TSAR, tác giả Nguyễn Trung Kiên chia sẻ: “Nước Nga vốn không mang cho mình một cảm giác chân thực nhất, nhưng lại khiến cảm xúc mình dâng trào, sánh cùng với mảnh đất quê hương. Tại vì nơi đó lưu giữ thanh xuân của mẹ. Mẹ đã lưu lạc tại đây, trải qua những văn hoá, những âm nhạc, những hình ảnh thuộc về miền đất xa xôi kia. Để rồi chính những kí ức ấy, trở thành câu chuyện nuôi mình lớn lên.
Phong trào Nostalgia - Hoài niệm, đã khá thịnh hành. Để tiếp tục với phong trào đó, mình muốn đưa đến một khoảng thời gian xa xôi hơn, khi hoàng gia Nga vẫn còn trị vì. Đó là thời kì mà mọi văn hoá và nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất. Nhưng vì là hoài niệm, nên mình hướng góc nhìn xa hơn quá khứ và hiện tại. Mình chọn tương lai để soi chiếu vào lịch sử, văn hoá của Nga. Các kết cấu hiện đại hoà trộn vào những chi tiết cổ xưa, tạo nên một loại phong cách vừa lạ mà cũng quen. Hệ màu sắc cũng được thay đổi theo xu hướng thời trang hiện nay”.

BST Hamlet's dreaming, tác giả Nguyễn Hà Phương Oanh. Thiết kế trang phục dạo phố thu đông lấy ý tưởng từ vở bi kịch Hamlet của đại thi hào William Shakespears. Thông qua BST này, nhà thiết kế mong muốn gửi đến niềm yêu thích văn chương, những giá trị cốt lõi, không sợ nỗi cơ đơn hay buồn đau, mà dũng cảm tiến tới nó và thông qua nó mà kiếm tìm bản thân mình.

Với những thiết kế cơ bản cùng các chi tiết tay và cổ cổ điển, đục khoét các miếng nhung trên nền vải khác nhau, cùng với cấu trúc chữ V, hình in họa tiết, BST muốn mang lại một cảm giác day dứt ma mị và bó nghẹt cảm xúc, như những gì chàng Hamlet đã trải qua. Sự sáng tạo này tuy bé nhỏ nhưng mong muốn được góp phần nào đó làm đẹp, phong phú nội tâm mỗi người thưởng thức.

BST Hydrangea, tác giả Lê Trọng Kiên lấy ý tưởng từ hoa cẩm tú cầu tinh tế và quyến rũ.

BST Nymphéas, tác giả Nguyễn Phương Anh. Các mẫu trang phục dạ hội cho nữ 18-25 tuổi lấy cảm hứng từ series Hoa súng nước của họa sĩ trường phái ấn tượng người Pháp Claude Monet.

Khai thác hình ảnh, bố cục bức tranh hoa súng nước qua màu sắc và nhịp điệu, sự phản chiếu của cảnh vật. BST sử dụng kết hợp 2 loại vải chính là vải Tafta và Organza, đồng thời xử lý bề mặt vải bằng cách in và đính kết để tái hiện lại bức tranh hoa súng nước theo góc nhìn của nhà thiết kế.

Nhiều ý tưởng độc đáo tại Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp ngành Thiết kế Thời trang

Ngày 05/6/2021, 18 bộ sưu tập [BST] của sinh viên khóa 12, ngành Thiết kế Thời trang, khoa Công nghệ May & Thiết kế thời trang, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã “ra mắt” tại Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp và để lại ấn tượng mạnh mẽ.

18 BST là 18 câu chuyện được "kể" bằng ngôn ngữ thời trang - chính là những trang phục thiết kế ấn tượng. Đó là ý tưởng được lấy cảm hứng từ những nền văn hóa đặc sắc như “Nghệ thuật trang trí trên lăng vua Khải Định ứng dụng vào thiết kế áo dài cho nữ từ 25 - 30” của sinh viên Nguyễn Thị Ngà; “Nghệ thuật tạo hình tranh Hàng Trống trong thiết kế thời trang đường phố phong cách lãng mạn” của bạn Trần Thị Ánh; “Ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản - Origami trong thiết kế thời trang ấn tượng cho nữ tuổi 20 - 30” của sv Nguyễn Thị Huệ…

Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang năm 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến

Đồ án tốt nghiệp là đồ án quan trọng nhất của sinh viên năm 4 ngành Thiết kế Thời trang, chiếm 8 đơn vị học trình [720 giờ]. Đây là đồ án tổng hợp giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sinh viên không có nhiều cơ hội để trải nghiệm thực tế, trao đổi trực tiếp với bạn bè thầy cô nhưng các em vẫn rất cố gắng làm việc trực tuyến với giảng viên hướng dẫn, tuân thủ quy định và tiến độ tốt nghiệp.

BST “Nghệ thuật trang trí trên lăng vua Khải Định ứng dụng vào thiết kế áo dài cho nữ từ 25 -30” của sinh viên Nguyễn Thị Ngà đồ án được Hội đồng đánh giá cao với 9,6 điểm.

Hầu hết các BST đều được Hội đồng chấm điểm đồ án đánh giá cao về mặt ý tưởng thiết kế cũng như các kỹ thuật chuyên môn như cắt - may, sử dụng chất liệu, bố cục họa tiết… Đồng thời, các BST cũng giành được những lời khen từ các thành viên hội đồng với dấu ấn cá nhân sâu sắc, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực thời trang, bên cạnh khả năng ứng dụng cao.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những đồ án khác có tính ứng dụng cao, bám sát mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trong nhà trường cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội như: “Ứng dụng nghệ thuật tạo hình hoa văn thổ cẩm của dân tộc Mông trong thiết kế áo dài Việt Nam”, “Cảm hứng bức tranh Weeping woman của danh họa Pablo Picasso trong thiết kế trang phục ấn tượng”, “Ứng dụng nghệ thuật tạo hình trên mũ Hí kịch vào trang phục dạ hội cho nữ”…

Hình ảnh một số BST nổi bật tại Lễ bảo vệ:

BST “Hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Lê Phổ ứng dụng trong thiết kế thời trang ấn tượng” của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh. Ý tưởng bộ sưu tập mang hơi hướng trẻ trung, lãng mạn thông qua sự lựa chọn màu sắc, chất liệu và việc thể hiện tạo hình vật liệu trên vải đã tạo nên một sản phẩm độc đáo.

Đồ án “Nghệ thuật tạo hình tranh Hàng Trống trong thiết kế thời trang đường phố phong cách lãng mạn” của sinh viên Trần Thị Ánh. Bộ sưu tập với tông chủ đạo là màu hồng, kết hợp với sắc vàng chanh trên bề mặt lụa, với kỹ thuật đắp hoa, đính hạt làm chủ đạo, phù hợp với tưởng, xu thế của thế hệ trẻ.

BST “Ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản - Origami trong thiết kế thời trang ấn tượng cho nữ tuổi 20 - 30” của sinh viên Nguyễn Thị Huệ. BST được hội đồng đánh giá cao về những xử lý chi tiết, hình khối, đường nét trên trang phục.

SV Vũ Thị Ngọc Bích với lựa chọn “Áo Nhật Bình của hoàng hậu triều Nguyễn ứng dụng trong thiết kế thời trang dạ hội cho nữ 25 - 30 tuổi”. Sinh viên đã lựa chọn chất liệu chính là gấm, màu sắc ngũ hành cùng với việc sử dụng tạo hình trang trí in và đính làm chủ đạo.

Đồ án “Hình tượng Nghê thời Hậu Lê ứng dụng trong thiết kế thời trang ấn tượng dành cho nữ” do sinh viên Phạm Thị Hồng Ngát thực hiện. Với việc sử dụng hình tượng Nghê, một con linh vật trong văn hóa Việt Nam đã tạo nên một bộ sưu tập độc đáo, mới lạ.

BST “Ứng dụng nghệ thuật tạo hình hoa văn thổ cẩm của dân tộc Mông trong thiết kế áo dài Việt Nam” của sv Nguyễn Thị Nguyệt.

Tags: Đại học Công nghiệp Hà Nội Thiết kế Thời trang Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp ý tưởng bộ sưu tập trang phục văn hóa

Video liên quan

Chủ Đề