Thói quen hàng ngày là gì

Ủa vậy thói quen là gì? Oh! Thực ra ai trong chúng ta cũng có cho mình những thói quen, dù tốt hay dù xấu đấy.

Bản chất con người chúng ta đã bắt đầu hình thành những thói quen từ khi còn rất nhỏ rồi, từ những thói quen như mút ngón tay, chợp mắt liên tục, hay là thường xuyên ăn cơm bằng thìa ngay cả khi lớn chằng hạn.

Những hành vi này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô tình tạo ra cho chúng ta những thói quen hàng ngày, cho dù mình có muốn bỏ hay không đi nữa.

Hãy dành một chút thời gian và cố gắng liệt kê ra một số thói quen nổi bật hơn của bạn ra. Bây giờ, hãy quyết định xem đây có phải là những thói quen bạn thực sự muốn có hay không nhé!

Thật không may là, chúng ta biết rằng không phải tất cả các thói quen đều tốt cho cho bản thân mình nhưng lại khó khăn trong việc từ bỏ. Ở một mặt khác nhiều người trong chúng ta lại nhận ra được rằng mình cần phải loại bỏ những thói quen xấu, hoặc trau dồi những thói quen tốt mới; và đó là cách cuối cùng chúng ta chủ động tìm kiếm câu trả lời thông qua internet ngày nay, lời khuyên từ bạn bè và gia đình cũng đủ để cho chúng ta thay đổi, nhưng cũng đừng từ đó mà ngừng trau dồi thêm những kiến thức từ internet nhé, đặc biệt là Blog của VNZED đây…

Các giải pháp này có thực sự hữu ích hay không đây? Đặc biệt khó thay đổi những thói quen mà bạn đã có trong nhiều năm và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Rành đến mức bạn hầu như không thể nhận ra sự tồn tại của nó nữa: liên tục lấy điện thoại ra để kiểm tra thông báo; tìm kiếm một đồ ăn vặt hoặc một thú vui nhất thời vào mỗi đêm…

Vậy bạn có biết, thói quen được hình thành như thế nào chưa?

Vậy, thói quen là gì? Trước khi có thể thực hiện bất kỳ hành động nào để thay đổi những thói quen không mong muốn đó thay vào những thói quen mới, chúng ta cần biết thói quen thực sự của mình là gì trước đã.

Bộ não của chúng ta thường có hai chế độ được ra những quyết định riêng biệt. Để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản, ở đây chúng ta sẽ phân biệt Hệ thống 1 và Hệ thống 2 cho dễ nhé.

Hệ thống 1 là cách suy nghĩ một cách ngẫu nhiên và tự động, nhanh chóng và thường được phát sinh từ trong tiềm thức. Tuy được suất phát một cách ngẫu nhiên nhưng được cái đòi hỏi ít năng lượng hoặc sự chú ý. Ví dụ, khi bạn đang lái xe hoặc đi bộ đến nơi làm việc, bạn sẽ tự động biết cách đến đó mà không cần phải suy nghĩ hay nhờ đến bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Dường như đến với chúng ta một cách ngẫu nhiên vậy.

Ở một mặt khác, hệ thống 2 là một cách suy nghĩ có ý thức, có chủ định và có kiểm soát. Nó đòi hỏi năng lượng và nỗ lực để duy trì sự chú ý. Ví dụ, đó có thể là nghiên cứu và cân nhắc các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau hoặc nghĩ ra một công thức mới cho bữa ăn hàng ngày.

Cả hai Hệ thống 1 và 2 đều được hoạt động cùng nhau. Cách thức hoạt động là bộ não của chúng ta tự nhiên chọn giải pháp lười biếng đầu tiên bất cứ khi nào có vấn đề phải đối mặt, vì nó có xu hướng cố gắng tiết kiệm năng lượng để tránh phải xử lý quá mức. Nếu không thể tìm ra giải pháp bằng Hệ thống 1, thì nó sẽ chuyển sang Hệ thống 2. Đó là cách bộ não của bạn học và lập bản đồ các mẫu cùng nhau để xử lý việc ra quyết định hàng ngày.

Vì vậy, con đường quan trọng để xây dựng bất kỳ thói quen nào của mỗi chúng ta, là đi từ Hệ thống 2 đến Hệ thống 1.

Quy trình hình thành nên một thói quen mới.

Đây là một ví dụ – giả sử bạn muốn bắt đầu học một loại nhạc cụ mới.

Ban đầu, bộ não của bạn sẽ không hình thành bất kỳ khuôn mẫu hay mối quan hệ nào. Mọi thứ đều mới, vì vậy để chơi được bản nhạc đầu tiên của bạn, bạn sẽ dựa nhiều vào Hệ thống 2 – suy nghĩ cẩn thận qua từng hành động và từng bước.

Bây giờ, khi bạn thực hành, hành động được lặp lại thường xuyên và não của bạn bắt đầu kết nối các mối quan hệ giữa các hành động của bạn. Cuối cùng, những kết nối này đi từ những con đường đơn giản thành những con đường quan hệ siêu cao tốc hơn.

Cuối cùng, bạn sẽ thực hiện gần như mọi thứ được tự động và dễ dàng trong hầu hết các hành động mà lúc đầu cảm thấy phức tạp. Bạn hiện đang sử dụng Hệ thống 1 để chơi nhạc cụ. Đây là cách mà tất cả các thói quen mới được hình thành.

Bây giờ bạn đã có một ý tưởng tốt về thói quen là gì và được hình thành như thế nào. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể bắt đầu kiểm soát việc phá vỡ hoặc hình thành thói quen những thói quen mới thì, hãy để mình hỏi bạn câu hỏi này:

  1. Bạn có biết những thói quen đó là gì không?
  2. Những thói quen đó có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn hay không?

Bạn có biết? Thói quen được hình thành thường có hai loại.

1. Thói quen có ý thức.

Thói quen có ý thức là những thói quen rất dễ nhận ra. Thông thường, nó sẽ yêu cầu đầu vào có ý thức để bạn có thể theo kịp. Nếu bạn loại bỏ đầu vào hoặc sự chú ý đó sang một bên, thói quen rất có thể sẽ mất đi. Rất dễ dàng để xác định những thói quen có ý thức này và có thể kiểm soát được những thay đổi khi bị ảnh hưởng từ những thói quen đó.

Ví dụ về các thói quen có ý thức bao gồm việc thức dậy báo thức mỗi sáng, chạy bộ hoặc tập thể dục buổi tối hàng ngày hoặc hút thuốc sau những bữa ăn.

2. Thói quen tiềm ẩn.

Mặt khác, những thói quen tiềm ẩn là những thói quen mà bộ não của chúng ta đã chuyển sang chế độ tự động điều khiển. Điều này phức tạp hơn nhiều vì chúng ta thường hoàn toàn không biết cho đến khi một số yếu tố hoặc nguồn bên ngoài tiết lộ, chẳng hạn như ai đó chỉ ra hành vi của bạn cho bạn. Vì vậy, có thể rất khó để xác định các thói quen tiềm ẩn chỉ bằng một cái nhìn nhận và đánh giá chung.

Tuy nhiên, những thói quen tiềm ẩn tạo nên phần lớn thói quen của chúng ta! Nó đã đi sâu vào trong tiềm thức, lối sống và quá trình ra quyết định của chúng ta, vì vậy bạn gần như không nhận ra khi một thói quen đang ‘xuất hiện’.

Cách để có thể xác định những thói quen tiềm ẩn.

Có rất nhiều thói quen tiềm ẩn có thể xảy ra. Để tự xác định, chúng ta cần hướng sự chú ý của mình và hiển thị một cách rõ ràng.

Ví dụ: để xem bạn có thể tiết lộ những loại thói quen tiềm ẩn nào, hãy thử trả lời các câu hỏi sau:

Thói quen thể chất:

  • Bạn thường đi bộ như thế nào?
  • Bạn có xu hướng làm việc như thế nào?
  • Bạn thường uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Thói quen xã hội:

  • Bạn có thực hiện hoặc tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người không?
  • Có những hành động hoặc cử chỉ nào mà mình có xu hướng thường xuyên sử dụng không?
  • Những từ nào mà bạn có xu hướng nói nhiều?

Thói quen năng lượng:

  • Bạn thường làm gì mỗi đêm ngay trước khi đi ngủ?
  • Thói quen thức dậy vào buổi sáng của bạn mỗi ngày là gì?
  • Bạn ăn nhẹ bao lâu một lần và khi nào trong ngày?

Thói quen tinh thần [quá trình suy nghĩ tự động của bạn]:

  • Phản ứng đầu tiên của bạn khi nhận bị chỉ trích là gì?
  • Bạn có cảm giác gì khi thấy một người bạn chia sẻ một kỳ nghỉ xa xỉ trên Facebook?
  • Bạn phản ứng thế nào với một tin tức tiêu cực?

Thói quen năng suất:

  • Bạn có sắp xếp thứ tự ưu tiên cho một nhóm nhiệm vụ trước khi bắt đầu hay chỉ cần bắt đầu?
  • Làm thế nào để bạn đánh giá nếu một nhiệm vụ này quan trọng hơn một nhiệm vụ khác?
  • Bạn có thường xuyên kiểm tra điện thoại của mình mỗi giờ để biết các thông báo mới không? Hoặc tin nhắn?

Nếu không phiền, bạn thậm chí có thể hỏi những người xung quanh bạn, thành viên gia đình hoặc bạn thân những câu hỏi tương tự về bản thân. Họ có thể chỉ ra những điều nhất định về bạn mà bạn chưa bao giờ nhận ra!

Thời gian để kiểm soát.

Giờ đây, hy vọng bạn đã xác định được một số thói quen tiềm ẩn của mình, bạn có muốn biết cách loại bỏ những thói quen không mong muốn để không bị ảnh hưởng nữa không?

Đừng để những thói quen của bạn làm bạn chậm lại hoặc ngăn cản bản thân phát huy hết tiềm năng của mình trong cuộc sống! Cho dù đó là sự nghiệp hay sự phát triển cá nhân của bạn, những thói quen xấu có thể cản trở năng suất và hạnh phúc của bạn.

Ngược lại, những thói quen tốt có thể nâng cao hiệu quả công việc, và giúp bạn có thêm nhiều sức khoẻ hơn!

Hãy xem bài viết: Loại bỏ những thói quen xấu này để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình hơn nhé.

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Mỗi người đều có những điểm tốt, điểm xấu của riêng mình nhưng quan trọng nhất là chúng ta biết cách phát huy những thói quen tốt để dần hoàn thiện bản thân. Dưới đây là 10 thói quen tốt bạn nên thực hiện ngay hôm nay để cuộc sống ngày một tốt hơn.

Thói quen tốt là gì

Thói quen tốt là gì?

Thói quen là những phản xạ có điều kiện, đã được thực hiện một thời gian dài trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, thói quen không dễ dàng để thay đổi. 

Thói quen tốt là những thói quen có ích cho cuộc sống của mỗi con người như ngăn nắp, nề nếp, đúng giờ… Ngược lại, những thói quen xấu như lười nhác, bừa bộn, trễ giờ… lại dẫn đến những tác hại xấu cho bản thân bạn.

Những thói quen tốt và thói quen xấu rất dễ hình thành nhưng lại khó thay đổi. Chính vì thế, việc thay đổi thói quen của một ai đó không phải là câu chuyện “một sớm một chiều” mà cần có thời gian và cả sự nỗ lực, cố gắng. Điều quan trọng là bạn có ý thức thay đổi những điều xấu và phát huy những thói quen tốt trong cuộc sống.

👉 Xem thêm: Áp lực là gì? 12 cách vượt qua áp lực của người thành công

Thói quen tốt mang đến lợi ích như thế nào?

Thói quen tốt có nhiều giá trị hơn những gì bạn nghĩ, nó đặt nền móng cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn có thói quen chào hỏi gia đình một cách vui vẻ, bạn sẽ trở thành một người vui vẻ. Nếu bạn đã hình thành thói quen ăn rau trong mỗi bữa ăn, bạn sẽ trở thành một người khỏe mạnh.

Hơn hết, thói quen sẽ dần trở thành con người bạn. Và bạn sẽ thành một con người tốt, một con người khỏe mạnh khi có những thói quen lành mạnh.

Hãy thiết lập cho mình một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh bằng cách chọn để phát triển những thói quen tốt.

Thói quen tốt giúp con người sống có kỷ luật hơn

10 thói quen tốt bạn nên rèn luyện hàng ngày

Thay đổi thói quen không dễ nhưng nếu bạn nỗ lực từng ngày, chắc chắn sẽ thu về “trái ngọt” như mong đợi. Hãy hình thành cho mình những thói quen tốt dưới đây để trở thành “phiên bản hoàn hảo” của chính bạn so với trước đây nhé!

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Đây là thói quen tốt đầu tiên mà mỗi chúng ta cần phải lưu ý, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là một thói quen tốt của con người.

Thực đơn ăn uống tốt cần đầy đủ chất đạm, canxi, chất xơ… Việc phân bố khẩu phần ăn trong ngày cũng cần tuân theo nguyên tắc: bữa sáng ăn no, bữa trưa vừa phải và bữa tối nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả để cung cấp vitamin cho cơ thể và nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài những thói quen tốt kể trên, bạn cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh. Bởi chúng không hề có lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến một số bệnh như béo phì, bệnh về tim mạch, xương khớp…

👉 Xem thêm: 4 thói quen quan trọng cho cuộc sống tích cực hơn

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là thói quen tốt để bạn duy trì sức khỏe và rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể. Việc vận động thường xuyên cũng có tác dụng chống lão hóa, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và hạn chế bệnh tật. Thế nhưng, để duy trì thói quen tập thể dục lại không hề dễ dàng chút nào. Vì thế, bạn hãy cố gắng xây dựng thói quen tốt này để gìn giữ sức khỏe của mình nhé!

Rèn thói quen ngủ sớm, đủ giấc

Hãy ngủ một giấc thật ngon để trở nên khỏe mạnh

Giấc ngủ rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian để ta được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Bạn nên sắp xếp thời gian để có một giấc ngủ trưa ngắn. Buổi tối, bạn nên đi ngủ sớm và đủ giấc. Việc ngủ sớm giúp cơ thể được thư giãn, lấy lại năng lượng, tránh căng thẳng, âu lo và giúp đẹp da.

Ngủ sớm cũng cho phép bạn dậy sớm vào sáng hôm sau. Lúc đó, bạn có thể thực hiện được nhiều công việc như tập thể dục, chuẩn bị bữa sáng, sắp xếp công việc… 

Khi mọi việc được chuẩn bị chu đáo và bạn đã ở tâm thế sẵn sàng cho ngày mới, chắc chắn, năng suất làm việc sẽ hiệu quả hơn nhiều. 

Dành nhiều thời gian cho gia đình

Vòng xoáy của công việc khiến chúng ta trở nên bận bịu và không có thời gian dành cho gia đình. Sai lầm lớn nhất của con người chính là không dành sự quan tâm đến người thân khi còn có thể. Vì thế, bạn hãy dành thời gian cho những người thân yêu của mình, chia sẻ, tâm sự với họ về công việc và cuộc sống. Đây cũng là cách để bạn giải tỏa áp lực và tìm kiếm động lực cho chính mình.

Hình thành thói quen đọc sách

Đọc sách là thói quen tốt đối với mọi thế hệ. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn ngày này khiến chúng ta dần lãng quên thói quen này. Không những cung cấp kiến thức, mở mang hiểu biết, việc đọc sách còn giúp bạn tăng cường trí nhớ, rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và tăng cường sự tập trung của não bộ.

Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày

Mỗi ngày dành ra 30 phút đến 1 tiếng để đọc vài trang sách, chắc chắn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả bất ngờ đấy!

👉 Xem thêm: 3 nguyên tắc quan trọng để thành công trong công việc và cuộc sống

Nghe nhạc

Đây là thói quen tốt đơn giản mà lại đem đến hiệu quả rõ rệt. Nghe nhạc đem đến cảm giác thư giãn, giảm stress và giúp ngủ ngon hơn. Vì thế, bạn hãy tìm cho mình những giai điệu yêu thích để lắng nghe nhé.

Nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh, tránh suy nghĩ tiêu cực

Mọi vấn đề trong cuộc sống này đều có hai mặt của nó. Trong khó khăn sẽ luôn tiềm ẩn cơ hội và ngược lại. Do đó, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, tránh đánh giá phiến diện, một chiều. Khi nhìn nhận kỹ sự việc, chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy những điểm tích cực của nó. 

Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực khỏi tâm trí của mình. Bởi nó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại. Những suy nghĩ tiêu cực, tự ti khiến chúng ta luôn lo sợ, do dự trong mọi vấn đề, từ đó không dám bước tiếp để đạt đến thành công. Nếu thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực còn khiến con người dễ mắc các bệnh về thần kinh như trầm cảm, hoang tưởng… 

Thân thiện với mọi người xung quanh

Những người sống thân thiện, cởi mở với mọi người xung quanh sẽ luôn nhận được sự yêu mến và kính trọng. Cuộc sống là những mối quan hệ vận động không ngừng nghỉ, chỉ khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người mới giúp bạn cảm nhận hết mọi ý nghĩa của cuộc sống. Đừng sống quá khép kín hoặc thu mình lại giữa một tập thể, bạn nhé!

Cởi mở với mọi người xung quanh

Không phán xét về người khác

Không ai hoàn hảo, bạn cũng vậy. Vì thế, khi chưa được xác thực thông tin rõ ràng, bạn đừng vội phán xét về người khác. Chúng ta nên nhìn nhận mọi việc một cách khách quan và đa chiều. Việc chỉ trích, phán xét một ai đó chỉ khiến bạn trở nên xấu xí trong mặt của họ và khiến bạn mất đi mối quan hệ với đối phương. Khi đó chắc chắn chính bạn cũng sẽ cảm thấy không vui, thậm chí là cảm giác hối hận, buồn bã.

Luôn giúp đỡ mọi người

Đây là thói quen tốt mà mỗi chúng ta nên có và thường xuyên thực hiện khi có cơ hội. Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, sẻ chia với người khác đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Khi giúp đỡ mọi người, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và nghĩ rằng cuộc đời này ý nghĩa hơn rất nhiều. Cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại, biết đâu, một ngày nó đó, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của chính người mình từng giúp đỡ trước đây. 

Kết

Mỗi ngày là một niềm vui và sẽ thật hạnh phúc nếu chúng ta luôn thực hiện những thói quen tốt để cuộc sống tốt đẹp hơn. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi, bạn sẽ từ bỏ thói quen xấu để tìm kiếm “phiên bản” tốt hơn của chính mình chứ?

Video liên quan

Chủ Đề