Thông báo kết luận định giá tài sản

Pháp luật hình sự quy định như thế nào về các yếu tố cấu thành tội phạm? Khung hình phạt với từng tội phạm? Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn hình sự

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý. Để xác định loại tội phạm, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình phạt với từng tội phạm và trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ các quy định pháp luật về lĩnh vực hình sự thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  

2. Định giá tài sản theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Định giá tài sản được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

Yêu cầu định giá tài sản

1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:

a] Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;

b] Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;

c] Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;

d] Tên tài liệu có liên quan [nếu có];

đ] Nội dung yêu cầu định giá tài sản;

e] Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

4. Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thời hạn định giá tài sản

Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.

Tiến hành định giá tài sản

1. Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Định giá lại tài sản

1. Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.

2. Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn

Trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sản được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.

Định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giá trước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Kết luận định giá tài sản

1. Kết luận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.

Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản

1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết luận giám định, định giá tài sản được bết đen như một nguồn chứng cứ mới đựợc bổ sung vào Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập đkết luận về giá của tài sản được yêu cầu theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Sau khi có kế luận về giám định , định giá tài sản thì Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ của mình là thông báo về kết luận giám định, định giá tài sản. Vậy mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản được lập với nội dung như thế nào? Hãy cùng Luật dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

1. Mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản là gì?

Mẫu số 119/HS: Thông báo kết luận giám định, định giá tài sản là mẫu bản thông báo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc kết luận giám định, định giá tài sản. Sau một khoảng thời gian giám định, định giá tài sản trước đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.

2. Mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản để làm gì?

Mẫu số 119/HS: Thông báo kết luận giám định, định giá tài sản được Viện kiểm sát lập ra để thông báo về việc kết luận giám định, định giá tài sản. Thông báo này được xem như một nguồn chứng cứ mới đựợc bổ sung vào Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập đkết luận về giá của tài sản được yêu cầu theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

3. Mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản

Mẫu số 119/HS: Thông báo kết luận giám định, định giá tài sản được ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản có nội dung cơ bản như sau:

VIỆN KIỂM SÁT[1] …

[2]….

________

Số…../TB-VKS…-…[3]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________

……, ngày…háng… năm 20……

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH/ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

VIỆN KIỂM SÁT…….

Căn cứ Điều 42 và Điều 214/222 Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định/định giá tài sản số…… ngày…… tháng…… năm…….. của[4] ….. và Kết luận giám định/định giá tài sản số…..   ngày……. tháng…….. năm…… của[5] …….

Nội dung Kết luận giám định/định giá tài sản như sau:  …….

Viện kiểm sát…… thông báo cho[6]…….. biết./.

Nơi nhận:

– Người đề nghị trưng cầu giám định/định giá tài sản;

-………..;

– Lưu: HSVA, HSKS, VP.

KIỂM SÁT VIÊN

[Ký tên, đóng dấu]

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo kết luận giám định, định giá tài sản

[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách [nếu có]

[4] Tên cơ quan ra Quyết định trưng cầu giám định/yêu cầu định giá tài sản

[5] Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân ra Kết luận giám định/định giá tài sản

[6] Ghi rõ họ, tên người tham gia tố tụng cần được thông báo theo quy định tại Điều 214/222 BLTTHS

5. Một số quy định về kết luận giám định, định giá tài sản

5.1. Kết luận giám định tài sản

Tại khoản 1, điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Kết luận giám định là nguồn chứng cứ theo quy định tại điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định phải ghi rõ kết qủa giám định phù hợp với nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu giám định. Ngoài ra, kết luận giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

– Họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;

– Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Thông tin xác định đối tượng giám định;

– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Phương pháp thực hiện giám định;

– Kết luận về đối tượng giám định;

– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

Thời hạn, trình tự gửi kết luận giám định

Tại khoản 2, khoản 3, điều 213, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. [3] Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Đồng thời để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

5.2. Kết Luận định giá tài sản:

Kết luận định giá tài sản là một nguồn chứng cứ mới đựợc bổ sung vào Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó. Người định giá tài sản nếu trốn tránh việc kết luận định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trình tự, thủ tục yêu cầu định giá tài sản

Trình tự, thủ tục yêu cầu định giá tài sản, tiến hành định giá tài sản được quy định tại các điều 215, 216, 217, 219, 221, 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Kết luận định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây: Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản; Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng; Số của văn bản yêu cầu định giá và ngày nhận văn bản yêu cầu định giá; Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản; Tên tài sản cần định giá; Thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản cần định giá; Kết luận về giá của tài sản; Chữ ký của các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp định giá tài sản và dấu của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc cơ quan của Chủ tịch Hội đồng.

Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

Kết luận định giá tài sản được lập thành ít nhất 03 bản, 02 bản lưu trong Hồ sơ định giá tài sản và 01 bản gửi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản.

Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.

Giá trị của kết luận định giá tài sản

Cơ quan tiến hành tố tụng có thể đồng ý hoặc không đồng ý với kết luận định giá tài sản. Nếu không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do. Nếu kết luận định giá tài sản chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Kết luận định giá tài sản vi phạm quy định của pháp luật hiện hành về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về mẫu số 119/HS: Thông báo kết luận giám định, định giá tài sản theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về giám định, định giá tài sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Video liên quan

Chủ Đề