Thư viện Khoa học Tổng hợp GIỖ mở cửa

Thứ Hai -> thứ Bảy: 8h00 -> 18h00

Chủ Nhật, ngày lễ: Nghỉ

Thứ Hai -> thứ Sáu: 14h00 -> 21h00

Thứ Bảy - Chủ Nhật: Từ 8h00 -> 16h00

Ngày lễ: Nghỉ

Your browser does not support the video tag or the file format of this video.

Springer Link Springer Link là CSDL khoa học đa ngành, có thế mạnh các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học với hơn 2.743 tạp chí, hơn 170 tài liệu tham khảo điện tử, 45.000 sách điện tử,… Bạn đọc có thể xem tạp chí toàn văn từ năm 1997 đến nay và sách toàn văn từ năm 2005 đến nay thuộc tất cả các chủ đề: Khoa học máy tính, khoa học kỹ thuật, khoa học đời sống, kinh tế, môi trường, luật, tâm lý học,…











69 Lý Tự Trọng, quận I, Hồ Chí Minh

Số điện thoại:

[+84-8] 3 8 225 055. Fax: [+84-8] 3 8 299 318

Website:

www.gslhcm.org.vn

Email:

Lĩnh vực hoạt động:Thư viện






LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Lịch sử hình thành thư viện

Tại Sài gòn, năm 1865, Thư viện Hội Nghiên cứu Ðông Dương [Société des Études Indochinoises] 

được thành lập có trụ sở tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm [nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. 

Hồ Chí Minh].

Năm 1868, Thư viện các Ðô đốc, Thống đốc Nam Kỳ [còn gọi là Thư viện Soái phủ Nam kỳ] 

được thành lập theo Sắc lệnh của Phó Ðô đốc Ohier. Năm 1882, thư viện đổi tên thành Thưviện Tư liệu Chính phủ Nam kỳ thuộc Pháp [Bibliothèque de Documentation du Gouvernement de la Cochinchine Française] và trở thành thư viện công cộng đầu tiên của Việt Nam. Năm 1902, thư viện được tách ra thành một sở tự trị gọi là Thư viện Nam kỳ Soái phủ [hay Thư viện Sài Gòn] trực thuộc Tòa Thượng thư [Direction de lIntérieur] đặt ở tầng một của Tòa Thư ký Chính phủ [số 27 đường Lagrandière nay là đường Lý Tự Trọng]. Năm 1909, ông Riffa là giám thư đầu tiên được bổ nhiệm chính thức điều khiển thư viện. Năm 1927, thư viện thiếu nhi được thành lập. Năm 1936, hai xe thư viện lưu động được đưa ra phục vụ [còn gọi là thư viện xe buýt]. Năm 1946, Thư viện Nam kỳ Soái phủ được dời sang số 34 đường Gia Long và được Pháp trao lại cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần. 

Bên cạnh đó, có một thư viện khác tên là Thư viện Cao ủy Pháp đặt tại số 32 đường Taberd [nay 

là đường Nguyễn Du], được thành lập để Pháp lưu trữ các sách tham khảo và tài liệu về Ðông 

dương và Việt Nam.

Ngày 25-7-1947, Phủ Cao ủy Pháp tái lập Nha Văn khố và Thư viện với nhiệm vụ lưu trữ văn khố và phụ trách thư viện.

Sau Hiệp định Genève [20-7-1954], Chính phủ Pháp cho chuyển 1/5 vốn tài liệu của Tổng Thư viện [nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 31 Tràng Thi, Hà Nội] vào Nam. Chính quyền Sài gòn lúc đó có kế hoạch xây dựng một thư viện duy nhất quản lý, điều hành hoạt động văn khố và thư viện. Khi ấy tại Sàigòn có 3 thư viện công quyền gồm:

Thư viện Nam phần đặt tại số 34 đường Gia Long [nay là Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh].

Tổng Thư viện có trụ sở tạm thời trong trường Pétrus Ký, đường Trần Bình Trọng, trực thuộc Viện Ðại học Sài Gòn.

Thư viện cho Mượn và phòng Ðọc thiếu nhi, có trụ sở tại 194D Pasteur, trước đây là một bộ phận của Thư viện Nam phần.

Bộ Quốc gia Giáo dục chính quyền Sài Gòn lúc đó ký Công lệnh số 544/GD-CL ngày 01-07-1957,

 thống nhất 4 thư viện thành Thư viện Quốc gia, trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục [trong đó 

có Thư viện Ðà Lạt]. Tiếp theo đó, Bộ tổ chức cuộc thi vẽ đồ án trụ sở Thư viện Quốc gia đặt

 tại số 8 Nguyễn Trung Trực [thời Pháp thuộc là Khám lớn, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp 

TP.Hồ Chí Minh]. Ðể có kinh phí xây dựng, chính quyền Sài gòn mở 4 kỳ xổ số đặc biệt. Ngay trong 

năm 1955, công trình xây dựng Thư viện Quốc gia được khởi công với sự chủ tọa của Ngô Ðình

 Diệm, nhưng do tình hình chính trị xã hội có nhiều biến động, dự án bị bỏ dỡ mãi đến ngày 28-12-1968 mới được khởi công xây dựng với bản thiết kế kỹ thuật của kiến trúc sư Bùi Quang Hạnh và Nguyễn Hữu Thiện.



Ngày 23-12-1971, khánh thành lấy tên là Thư viện Quốc gia Sài Gòn, Tổng kinh phí xây cất là 200 triệu bạc Việt Nam[thời giá năm 1971]. Thư viện được xây cao 16 tầng chia làm 2 khối gần như phân biệt:

Khối thứ nhất là một dãy nhà 71 m, ngang 23 m, gồm một tầng hầm, một tầng trệt và 2 tầng lầu, một sân thượng rộng rãi ngay phía trên lầu II.


Khối thứ nhì nằm giữa, vuông vức và vọt lên như một ngọn tháp, 14 tầng, cao 43 m, dành làm kho chứa tài liệu,…

Địa điểm này trước kia là xưởng đúc tiền, sau đó là Khám lớn [xây khoảng 1866 đến 1880] và Đại học văn Khoa [ từ 1948 đến 1967]


Toạ lạc tại trung tâm TpHCM, nơi tập trung các bộ máy của chính quyền thành phố, các bảo tàng, di tích nổi tiếng.

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM [trước 1975 có tên là Thư viện Quốc gia]. Thư viện khánh thành ngày 23.12.1971 và bắt đầu phục vụ người đọc vào đầu năm 72. Tổng diện tích khuôn viên 7.070m2, tiếp giáp bốn đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, cổng chính số 69 đường Lý Tự Trọng. Thư viện cao 16 tầng, chia làm hai khối gần như phân biệt: Khối thứ nhất là một dãy nhà dài 71m, ngang 23m gồm tầng hầm, tầng trệt, hai lầu và một sân thượng; Khối thứ nhì nằm giữa, vuông vức và vọt lên như một ngọn tháp, có 14 tầng với chiều cao 43m dành làm kho chứa sách báo. Thư viện hiện có 500.000 đầu sách và 300.000 báo, tạp chí các loại. Năm 1997 đã có 294.248 lượt người đến tham khảo 917.834 lượt tài liệu. Ngoài việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, tham khảo tài liệu… hiện nay, thư viện mở thêm dịch vụ sao chép tư liệu, tài liệu cổ và những sách báo quý hiếm theo yêu cầu độc giả.

Các loại hình thư viện khác cũng được hình thành khá sớm: các thư viện khoa học trong các viện nghiên cứu, các thư viện các cơ quan chính phủ, thư viện trong các trường đại học, các trường phổ thông, thư viện của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Hội Thư viện Việt Nam [của miền Nam trước 1975] được thành lập năm 1958 theo Nghị định số 709 ngày 12-1-1958 và với sự bảo trợ của Hội Thư viện Hoa kỳ, đã gia nhập Hiệp hội Thư viện Quốc tế [IFLA]. Sau khi loại bỏ được ảnh hưởng của thực dân Pháp, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình Mỹ hóa nền văn hóa miền Nam , trong đó có Mỹ hóa sự nghiệp thư viện. Tổ chức "Phát triển Thư viện" với tên gọi USAIDLDA [Usaid Library Development Activity] được thành lập trong Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, với nhiệm vụ xây dựng tại miền Nam hệ thống thư viện kiểu Mỹ.

Ngay sau ngày 30-4-1975, Thư viện Quốc gia Sài Gòn được Ban Quân quản của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản nguyên vẹn. Thư viện này liên tục hoạt động và luôn được coi là một trong những thư viện lớn của cả nước. Từ đó đến nay, Thư viện Quốc gia Sài Gòn được thay đổi các tên gọi sau:

   * Thư viện Quốc gia II - TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1018/VH/QÐ ngày 01-11-1976 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Văn Hiếu ký. Thư viện trực thuộc Bộ Văn hóa.

   * Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh [TV KHTH TP.HCM] theo Quyết định số 57/QÐ-UB ngày 14-04-1978 do Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh Văn Ðại ký về việc hợp nhất Thư viện Quốc gia II và Thư viện Khoa học Kỹ thuật. Thư viện trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ đạo phối hợp của Ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố về phương hướng, nội dung hoạt động khoa học kỹ thuật.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC:

Giám đốc:  Ông Bùi Xuân Đức, Thạc sĩ

Điện thoại: [84.8] 3 8 225 055 ext 212

Fax:          [84.8] 3 8 299 318

Email:        

Phó Giám đốc: Bà Trần Thị Gìn,

Cử nhân chính trị

Điện thoại: [84.8] 3 8 255 055 ext 287            [84.8] 3 8 299 318

Email:        

HỆ THỐNG PHÒNG BAN:

Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh với các phòng ban, bộ phận được chia thành các khối như sau:

* Khối Hành chánh:

- Phòng Hành chánh - Tổng hợp

- Kế toán

* Khối Kỹ thuật - Nghiệp vụ:

- Phòng Bổ sung

- Phòng Xử lý tài liệu

- Phòng Xây dựng Phong trào [Phòng Mạng lưới thư viện]

* Khối Phục vụ Bạn đọc:

- Phòng Phục vụ bạn đọc

- Phòng Thông tin - Thư mục

- Tổ chức kho tài liệu

- Thư viện Thiếu Nhi

- Thư viện Doanh Nhân

* Khối Kỹ thuật - Công nghệ:

- Phòng Tin học

- Phòng Bảo quản, Phục chế và Chuyển dạng tài liệu

- Bộ phận sản xuất tài liệu Khiếm thị

Thư viện đã và đang triển khai một số dự án quan trọng. Các dự án thực hiện đều mạng lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động của Thư viện.

CÁC DỰ ÁN

Dự án nâng cấp phòng bảo quản

Dự án phục chế tài liệu

Dự án Studio sản xuất sách nói

Dự án mạng lưới liên thư viện

Dự án Thư viện điện tử tài liệu tiếng Pháp

Dự án Bảo quản tài liệu [vi phim & số hoá]

Dự án quản lý & khai thác tài liệu số hoá

Dự án mở rộng dịch vụ truy cập thông tin cho đọc giả

Dự án Valease -2007

-  Dự án Valease - Giới thiệu dự án

-  Bibliotheca Vietnamica 

DỰ ÁN “KHẢO SÁT TÀI LIỆU HÁN NÔM VỀ TUỒNG CỔ CÓ TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TPHCM"

-  Giới thiệu về Dự án 

 -  Về bản sao các vở tuồng chữ Nôm của Thư viện Anh quốc tặng Việt Nam hiện lưu giữ tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM

ĐỊA CHỈ VÀ BẢN ĐỒ

Thư viện KHTH TpHCM toạ lạc tại khu trung tâm thành phố, trước mặt là Toà án Nhân dân TpHCM, bên phải là Bảo Tàng thành phố Hồ Chí Minh, bên trái hướng về Chợ Bến Thành, sau lưng là trung tâm thương mại Intershop.

Địa chỉ:

Số 69 đường Lý Tự Trọng, phường Bến ThànhQuận I, thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamTel:   + 84 [8]  8 225 055Fax:  + 84 [8]  8 299 318E-mail:Các hướng đi đến:

Đi từ phía Tây thành phố, Chợ Lớn, Quận 5: đi thẳng Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, rẽ vào đường Pastuer -> Lê Thánh Tôn -> Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đến bãi gửi xe


Đi từ  phía Đông thành phố, Cầu Sài gòn, Hàng Xanh: đi thẳng Nguyễn Hữu Cảnh -> Lê Thánh Tôn

 Các con đường nằm xung quanh thư viện

-Cổng trước thư viện: số 69 đường Lý Tự Trọng

-Cổng sau: số 8B đường Nguyễn Trung Trực


-Bên trái thư viện [nhìn từ phía trước]: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


-Sau lưng Thư viện: đường Lê Thánh Tôn

    Bãi gửi xe- Tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Thánh Tôn

- Đọc giả vào Thư viện  bằng cổng trước số 69 Lý Tự Trọng

Một số hình ảnh hoạt động và các thông tin sơ lược giúp bạn đọc có thể tham quan thư viện trực tuyến qua hình ảnh và hiểu rõ thêm về thư viện,...

Tham quan thư viện

Kiến trúc & đường nét

-  Đường nét & họa tiết trang trí 

-  Kiến trúc tổng thể thư viện

-  Phòng Tham khảo & tra cứu thông tin                                                   


Tầng trệt - Toà nhà chính thư viện


 -  Phòng Báo-Tạp chí 

 -  Phòng Đọc tài liệu đặc biệt


Tầng một - Toà nhà chính thư viện

-  Phòng Đọc 


 -  Trung tâm máy tính 


 -  Phòng Mượn tài liệu về nhà

Sân sau & các toà nhà phụ

-  Phòng Bảo quản & phục chế tài liệu 

 -  Studio sản xuất sách nói

-  Phòng Đọc dành cho bạn đọc khiếm thị

BẠN ĐỌC LƯU Ý

Nội quy ra vào thư viện

1 Khi vào thư viện bạn đọc xuất trình thẻ đọc hoặc giấy giới thiệu cho thường trực, gửi vật dụng, sách báo cá nhân vào nơi quy định [phòng giữ túi]. Được phép mang vào phòng đọc không quá ba cuốn tập để ghi chép

2 Khi vào phòng đọc, xuất trình thẻ đọc hoặc giấy giới thiệu [ kèm Chứng minh nhân dân] cho thủ thư làm thủ tục mượn sách báo đọc tại chổ theo đúng quy định của từng phòng đọc.

3 Giữ gìn trật tự im lặng vệ sinh trong thư viện không hút thuốc trong phòng đọc, không cắt xén tranh ảnh, tư liệu không làm rách, không ghi dấu trên sách báo

4 Tuyệt đối không mang sách báo ra khỏi phòng đọc

5 Trong thời gian đọc sách báo, nếu cần ra ngoài giây phút bạn đọc tạm gửi sách lại cho thủ thư và nhận thẻ ra vào phòng đọc, để xuất trình cho thủ thư trở vào đọc tiếp.

6 Trước khi ra về bạn đọc trả sách báo đầy đủ cho thủ thư và nhận lại thẻ đọc

Nội quy trên nhằm đảm bảo mọi điều kiện thuận tiện cho bạn đọc đến làm việc tại thư viện, đồng thời bảo quản tài sản của nhà nước. Rất mong được bạn đọc tôn trọng. Mọi trường hợp vi phạm nội quy sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

BÃI GIỮ XE DÀNH CHO BẠN ĐỌC:Nằm ở góc đường bên trái thư viện - Tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Thánh Tôn - Bãi giữ xe này dành riêng cho bạn đọc và khách vãng lai - Để vào Thư viện sau khi gửi xe bạn đọc vui lòng đi dọc theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa về hướng cổng vào Thư viện số 69 trên đường Lý Tự Trọng

CĂN TIN:

Nằm bên trái toà nhà lớn của thư viện theo hướng từ cổng chính đi vào, phục vụ các loại thức ăn và thức uống phục vụ từ 7giờ30 đến 16 giờ.

BẢO VỆ:

Giữ gìn an ninh cho thư viện. Khi có tình huống xảy ra liên quan đến an ninh của thư viện xin vui lòng liên hệ Bảo vệ ngay lập tức

BÃI GIỮ XE DÀNH CHO NHÂN VIÊN:

Chỉ dành riêng cho nhân viên thư viện, sinh viên đến thực tập và khách đến liên hệ công tác tại thư viện.

KHU VỰC DÀNH RIÊNG CHO NHÂN VIÊN:

Khu vực phía sau toà nhà chính của thư viện là khu vực bạn đọc không được vào vì lý do an ninh.
Khu vực từ tầng ba của toà nhà chính lên là khu vực dành cho nhân viên thư viện, bạn đọc không được phép ra vào khu vực này.

XUẤT BẢN PHẨM

Xuất bản phẩm

Thông tin thư viện phía nam

-  Thông tin Thư viện phía Nam 

 -  Số 19 năm 2004 

 -  Số 18 năm 2003 

 -  Số 17 năm 2003 

 -  Các số trước ... 

Sản phẩm Thông tin - Thư mục

-  Sản phẩm Thông tin - Thư mục 

Bản tin Phục vụ quận huyện

Đang cập nhật nội dung

Mục lục liên hợp các tỉnh phía Nam

-  MLLH

-  Số liệu chi tiết

KHỐI KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

Khối Kỹ thuật - Công nghệ

Phòng Tin học

Phòng bảo quản

Bộ phận sản xuất tài liệu khiếm thị

VAI TRÒ & NHIỆM VỤ

Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các Ðô đốc Thống đốc, được thành lập vào năm 1868.

Trước năm 1975 có tên gọi Thư viện Quốc gia của Nam Việt Nam. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1968 và hoàn thành vào năm 1972.

Hiện nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/04/1978. Tên viết tắt là TVKHTH TPHCM

Tên giao dịch quốc tế: General Sciences Library of Ho Chi Minh City - viết tắt là GSLHCMC

Có diện tích 7.070 m2, cấu trúc cơ sở gồm hai khối:

Khối I: Dãy nhà dài 71m x 23m, gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và 2 lầu.

Khối II: Cao 43 m, gồm 14 tầng để làm kho chứa sách, báo  tạp chí.

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Thư viện Khoa học Tổng hợp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại thành phố và nói về thành phố, các tài liệu trong nước và ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Thư viện Khoa học Tổng hợp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

     Tên giao dịch, đối ngoại của Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là "General Sciences Library of HoChiMinh City"

CÁC HOẠT ÐỘNG CHÍNH

- Phục vụ đọc tại chỗ

- Cho mượn về nhà

- Giải đáp thông tin trực tiếp hay bằng điện thoại

- Triển lãm sách, báo theo chuyên đề

- Tổ chức Câu lạc bộ bạn đọc, nói chuyện chuyên đề, thảo luận

- Sao chụp, in ấn tài liệu

- Biên soạn thư mục theo yêu cầu của các cơ quan, cá nhân trong cả nước

- Tổ chức, tham dự hội nghị, hội thảo chuyên đề.

- Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận huyện.

- Tăng cường phong trào đọc sách tại các cơ sở

- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn tra cứu

- Thông tin Văn hóa Khoa học kỹ thuật bằng dạng tập và pano

- Biên soạn tờ Thông tin Thư viện phía Nam, một số thư mục

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện tỉnh phía Nam

- Hướng dẫn thực tập cho sinh viên Khoa Thư viện

Thông tin các trường Đại học

- Hướng dẫn các đoàn khách tham quan thư viện

- Giúp các cơ quan, xí nghiệp trong thành phố tổ chức thư viện.

ĐỐI NGOẠI

Thư viện có mối quan hệ nghiệp vụ với các thư viện và trung tâm thông tin trên phạm vi cả nước.

Thư viện có quan hề hợp tác và trao đổi tài liệu thường xuyên với hơn 43 thư viện là trung tâm thông tin của 16 nước trên thế giới như thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện Quốc gia Anh, Thư viện Quốc gia Úc, Thư viện Quốc hội Mỹ và thư viện các trường đại học.

Thư viện nhận kí gửi và phục vụ tài liệu cho các tổ chức FAO[ tổ chức Lương Nông], WORLD BANK[ Ngân hàng thế giới], IAEA[ Tổ chức quốc tế về năng lượng hạt nhân], ADB [Ngân hàng châu Á].


Ngoài ra thư viện còn nhận sách tặng của các tổ chức quốc tế, các lãnh sự quán, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Thực hiện trao đổi tài liệu với trên 40 cơ quan thông tin thư viện ở các nước trên thé giới. Nhận tài liệu do các lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam tặng.
Nhận học bổng của các lãnh sự quán, cơ quan đơn vị trong ngoài nước để gửi người đi tập huấn nghiệp vụ.
Kế hoạch trong năm nay: Học bổng của tổng lãnh sự Ấn Độ.

Thư viện KHTH TpHCM phối hợp với Force Foundation [Hà Lan], thư viện Sabah State Malaysia tổ chức nhiều lớp tập huấn về ứng dụng máy tính sản xuất sách chữ nổi, sách nói, CSDL đồ hoạ nổi,... phục vụ cho người khiếm thị. Tham dự các cuộc tập huấn không chỉ các thư viện vùng mà còn có các Hội người mù của cả nước và các thư viện Tỉnh, các tổ chức phục vụ người khiếm thị vùng Đông Nam Á.THỦ TỤC LÀM THẺ*Địa điểm làm thẻ:Bộ phận cấp thẻ là việc tại quầy cổng ra vào [69 Lý Tự Trọng, Quận 1]-Thời gian làm thẻ:Sáng từ: 7:30 đến 12:00Chiều từ: 13:00 đến 16:30-Đối tượng được cấp thẻ thư viện:Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.Người lớn: mọi công dan việt nam.Người nước ngoài đang sinh sống làm việc và học tập tại Việt Nam.*Chi tiết:CÁC LOẠI THẺ VÀ CHI PHÍ:

Biểu phí thẻ:

- Thẻ đọc: 20.000 đồng + 10.000 đồng [phí phát hành thẻ] /thẻ.- Thẻ mượn: 10.000 đồng + 10.000 đồng [phí phát hành thẻ] /thẻ.- Thẻ liên kết [đọc & mượn]: 30.000 đồng + 10.000 đồng [phí phát hành thẻ] /thẻ.- Thẻ thanh thiếu niên: 20.000 đồng + 10.000 đồng [phí phát hành thẻ] /thẻ.- Thẻ doanh nhân: 500.000 đồng /thẻ + 10.000 đồng [phí phát hành thẻ] /thẻ.- Gia hạn thẻ: theo biểu phí các loại thẻ như trên [nhưng không tính phí phát hành thẻ nếu thẻ còn trong tình trạng tốt] /thẻ /năm.Để sử dụng các dịch vụ của thư viện, bạn đọc nên làm thẻ thư viện. Mua phiếu đăng ký làm thẻ tại quầy [điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu] và sẽ được chụp ảnh tại chỗ[miễn phí]. Đối với những bạn đọc có sẵn file hình thẻ, các bạn có thể đem theo file hình thẻ được chép sẵn trong USB hoặc đĩa CD và gửi cho nhân viên cấp thẻ khi đến làm thủ tục.Thẻ sẽ được trả sau 30 phút kể từ lúc bạn đọc nộp phiếu đăng ký làm thẻ [không tính trường hợp mất điện và máy hư].Đối với bạn đọc là người cao tuổi [60 tuổi trở lên] sẽ được miễn giảm phí phát hành thẻ.Lưu ý:- Khi đi làm thẻ, bạn đọc vui lòng đem theo CMND/Passport[bản chính] hoặc bất cứ giấy tờ tùy thân bản chính, có dán ảnh và được đóng dấu giáp lai để đối chiếu thông tin.- Tất cả các loại thẻ thư viện đều có giá trị sử dụng 1 năm tính từ ngày cấp thẻ. Hàng năm bạn đọc sử dụng thẻ cũ để gia hạn lại [được sử dụng các dịch vụ của thư viện ngay sau khi đăng ký gia hạn].- Khi mất thẻ bạn đọc phải báo ngay cho nhân viên cấp thẻ, được cấp lại thẻ và phải đóng lại phí phát hành thẻ.- Khi đi làm thẻ, bạn đọc vui lòng đến sớm 15 phút trước thời gian nghỉ để việc làm thẻ được dễ dàng và thuận tiện hơn cho bạn đọc.

GiỜ HOẠT ĐỘNG

-Thời  gian đóng cửa:

Khối phục vụ bạn đọc đóng cửa ngưng phục vụ vào thứ hai hàng tuần và các ngày nghỉ lễ.

Khối kĩ thuật- nghiệp vụ và hành chính làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

-Thời gian hoạt động:

* Khối phục vụ: phục vụ từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần

Giờ hoạt động chi tiết khối phục vụ:

+Các phòng đọc:

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến chủ nhật, nghỉ phục vụ vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ

Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00[ thứ ba đến thứ sáu].

                    từ 9:00 đến 17:00[ thứ bảy và chủ nhật].

+Phòng mượn, báo- tạp chí:

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến chủ nhật, nghỉ phục vụ vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ

Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 19:00[ thứ ba đến thứ sáu].

                    từ 9:00 đến 17:00[ thứ bảy và chủ nhật].

+Các kho tài liệu

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến chủ nhật, nghỉ phục vụ vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ

Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00[ thứ ba đến thứ sáu].

                    từ 9:00 đến 17:00[ thứ bảy và chủ nhật].

+Trung tâm máy tính:

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến chủ nhật, nghỉ phục vụ vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ

Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00[ thứ ba đến thứ sáu].

                    từ 9:00 đến 17:00[ thứ bảy và chủ nhật].

+Phòng đọc tài liệu đặc biệt:

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến thứ bảy, nghỉ phục vụ ngày chủ nhật, thứ hai và các ngày lễ

Giờ mở cửa từ 9:00 đến 17:00.

+Bộ phận cấp thẻ:

Phục vụ liên tục từ thứ ba đến chủ nhật, nghỉ phục vụ vào thứ hai và các ngày nghỉ lễ

Giờ mở cửa: thứ ba đến thứ sáu:Sáng từ 7:30 đến 12:00.

                                                 Chiều: 13:00 đến 16:30

                    thứ bảy và chủ nhật: từ 9:00 đến 17:00

+Phòng đọc dành cho bạn đọc khiếm thị:

Phục vụ từ thứ hai đến thứ năm, nghỉ phục vụ ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ

Giờ mở cửa: 7:30 đến 16:30.

+Khối kĩ thuật nghiệp vụ và hành chánh:

Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ.

Tất cả các phòng thuộc khối kĩ thuật, nghiệp vụ và hành chánh:

Giờ làm việc: Buổi sáng: từ 7:30 đến 11:30

                    Buổi chiều: từ 13:00 đến 17:00

CÁC NGÀY KHÔNG PHỤC VỤ ĐỘC GIẢ TRONG NĂM:

Tết Dương lịch

Tết Nguyên Đán

Giỗ tổ Hùng Vương[mùng 10/3 Âm lịch]

Ngày giải phóng miền Nam 30/04

Ngày Quốc tế Lao động 1/5

Kiểm kê hàng năm

Ngày quốc khánh 2/9

Ngoài những ngày nghỉ cố định trên, TV sẽ kịp thời thông báo đến độc giả những ngày nghỉ đột xuất trong năm nếu có.

Lưu ý: Những ngày nghỉ nếu trùng với ngày thứ 7 hoặc chủ nhật sẽ nghỉ bù ngày kế tiếp.

CÁC TIỆN ÍCH

Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp.HCM cung cấp cho bạn đọc, người sử dụng  các tiện ích, phương tiện giúp bạn đọc than thiện và thoải mái khi đến học tập và làm việc tại thư viện.

*Cấp thể và hướng dẫn, cung cấp thông tin: Nằm tại góc phải cổng vào thư viện, trả lời, hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện. Cung cấp các thông tin liên quan đến thư viện.

*Bãi giữ xe dành cho bạn đọc: Nằm ở góc đương bên trái thư viện- Tại góc đường Nam Kì Khởi Nghĩa và Lê Thánh Tôn- Bãi giữ xe này dành riêng cho bạn đọc và khách vãng lai- Sau khi gửi xe bạn đọc di chuyển vào thư viện qua cổng số 69 đường Lý Tự Trọng.

*Bảo vệ: Giữ gìn an ninh cho thư viện. Khi có tình huống diễn ra liên quan đến an ninh của bạn đọc và thư viện xin vui lòng liên hệ bảo vệ ngay lạp tức.

*Căn tin: Nằm bên trái tòa nhà lớn của thư viện theo hướng từ cổng chính đi vào, bán các loại thức ăn và thức uống phục vụ từ 7:30 đến 16:00.

*Tủ giữ túi xách: 360 ngăn tủ  được đặt ở bên ngoài phòng đọc và phòng Báo- Tạp chí, ban đọc vào thư viện cần gửi giỏ , túi xách tại đây.

*Thiết bị đọc dành cho người có thị lực kém: Tại các phòng đọc đều được trang bị các thiết bị đọc hỗ trợ cho bạn đọc  có thị lực yếu, viễn thị...

*Máy tính tra cứu: Hệ thóng các máy tính tra cứu, tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu thư viện được đặt tập trung tại phòng đọc giúp bạn đọc tìm được tài liệu một cách nhanh chóng.

*Photocopy: Tại các phòng đọc đều có bàn đăng kí photocopy phục vụ cho nhu cầu photocopy tài liệu của bạn đọc.

*In ấn: Các phòng đọc đều có trng bị máy in Laser hoặc máy in kim, phục vụ cho nhu cầu in ấn các thông tin bạn đọc tìm kiếm được trên các cơ sở dữ liệu của thư viện. Xin liên hệ thủ thư tại các phòng để sử dụng.

*Nhà vệ sinh:

Nhà vệ sinh nữ: tầng 2 tòa nhà chính của thư viện, đi thẳng hành lang phía bên phải  phòng đọc Doanh nhân

Nhà vệ sinh nam: tầng 1 - góc bên phải tòa nhà chính của thư viện, bên cạch thư viện thiếu nhi.

 

Liên lạc hành chánh:

Mọi liên lạc công tác, thư từ, bài vở, góp ý, tài liệu biếu/ tặng, xin vui lòng liên lạc với hành chính sự vụ tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM theo địa chỉ sau:

Địa chỉ hòm thư:
Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp.HCM69 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam

Địa chỉ E-mail:


 

Số điện thoại:+ 84 [8]  3 8 225 055
Số Fax: + 84 [8]  3 8 299 318

Liên lạc website:


Mọi góp ý, liên hệ công tác, thư từ, bài viết, xin vui lòng liên lạc với Tổ quản trị Website Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM theo địa chỉ sau:

Hòm thư: Web Administrator

Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp.HCM,69 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam

Địa chỉ E-mail:

 

Điện thoại Web Admin:84 [8]  3 8 234 052
Số Fax:  84 [8]  3 8 299 318
KHỐI KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ.

Phòng xử lí tài liệu

Phòng Xây dựng phong trào

Tổ nghiệp vụ

Phòng bổ sung

KHỐI PHỤC VỤ BẠN ĐỌC

Hệ thống phòng đọc:

-Phòng báo- tạp chí

-Phòng đọc 

-Phòng đọc khiếm thị

-Phòng đọc sách tiếng anh

-Phòng đọc tài liệu về quyền sở hữu trí tuệ

-Phòng đọc doanh nhân

-Dịch vụ mượn tài liệu

-Phòng đọc Hán Nôm

Bộ phận tổ chức kho tài liệu:

-Giới thiệu hệ thống kho tài liệu

-Công việc và nhiệm vụ cụ thể

Phòng thông tin Tư liệu

đang cập nhật nội dung

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề