Thuế môn bài hạch toán như thế nào năm 2024

Thuế môn bài là gì? Đây là khái niệm đang được tìm kiếm nhiều trong thời gian qua. Mặc dù là một khái niệm cơ bản liên quan đến các mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi nhận trên giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu khái niệm của thuế môn bài theo đúng quy định, bạn đọc cần tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thuế môn bài là gì? Hạch toán thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài được hiểu đơn giản là một loại thuế trực thu do từng cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ thực hiện việc đóng thuế hàng năm dựa trên cơ sở được ghi nhận từ vốn điều lệ/ vốn đầu tư/ doanh thu. Và hạch toán thuế môn bài chính là việc thực hiện ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán.

Việc nộp thuế môn bài được xem như là một loại thẻ bài phải nộp để mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh được phép tiếp tục kinh doanh, sản xuất.

Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2017, thuật ngữ thuế môn bài không còn được áp dụng trong các văn bản pháp luật Nhà nước, mà thay vào đó là thuật ngữ “lệ phí môn bài”. Không chỉ vậy, hai cách gọi thuật ngữ này còn có sự khác biệt về bản chất, cụ thể:

  • Thuế môn bài: Đây là một khoản thuế bắt buộc các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức hay hộ gia đình phải nộp theo luật thuế vào ngân sách nhà nước. Tùy vào từng trường hợp sẽ có một mức nộp dựa theo quy định của luật thuế.
  • Lệ phí môn bài: Là một khoản lệ phí cụ thể, được chỉ định cho từng các nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh nào đó phải nộp cho nhà nước. Đây là một trong những khoản thu thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế thu.

Các mức thuế, bậc thuế môn bài phải nộp theo quy định

Hiện nay, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi từ Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về các mức thu lệ phí môn bài như sau. Cụ thể:

– Tổng hợp các mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hóa/dịch vụ gồm:

  • Đối với trường hợp các tổ chức có vốn đầu tư/ vốn điều lệ lên tới hơn 10 tỷ đồng: lệ phí là 3.000.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp các tổ chức có vốn đầu tư/ vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: lệ phí là 2.000.000 đồng/năm;
  • Với các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hay các tổ chức kinh tế khác sẽ có mức lệ phí là 1.000.000 đồng/năm.

Bên cạnh đó, các mức lệ phí môn bài được áp dụng với các tổ chức quy định tại điểm a và điểm b theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi từ Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp không có vốn điều lệ thì sẽ được áp dụng theo vốn đầu tư được ghi rõ tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Một số mức thu lệ phí môn bài áp dụng cho từng cá nhân hay hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì sẽ có mức lệ phí là 1.000.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 300 – 500 triệu đồng/năm thì sẽ phải đóng mức lệ phí là 500.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm thì sẽ phải đóng mức lệ phí là 300.000 đồng/năm.

Có thể thấy, mức doanh thu chính là căn cứ để xác định rõ mức thu lệ phí môn bài cho từng cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.

– Một số mức lệ phí môn bài dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh hay địa điểm kinh doanh,… khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (được tính từ năm thứ tư kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp) sẽ có các mức lệ phí như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì sẽ phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nhưng nếu doanh nghiệp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
  • Trường hợp các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình kinh doanh đã giải thể và có hoạt động sản xuất – kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm thì sẽ phải nộp mức lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu hoạt động trở lại trong 6 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

\>>> Xem thêm: Lợi ích từ việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự online.

Cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp

Dưới đây là một số cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp cụ thể như: khi nộp tiền, nộp tờ khai hay nộp phạt chậm. Cụ thể:

Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền

Trong trường hợp nộp tiền, bạn cần thực hiện hạch toán thuế môn bài theo cách thức sau:

  • Nợ TK 3338: Thuế khác
  • Có TK 111 hoặc TK 112

Đây là cách hạch toán áp dụng cho tất cả doanh nghiệp dựa trên chế độ kế toán được quy định trong Thông tư 133 và Thông tư 200.

Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai

Đối với trường hợp bạn muốn hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai cần thực hiện các bước hạch toán như sau:

Trong trường hợp các doanh nghiệp muốn hạch toán theo Thông tư 133, thực hiện ghi:

  • Nợ TK 6422: Chi phí quản lý công ty
  • Có TK 3338: Thuế khác

Và trong trường hợp các doanh nghiệp muốn hạch toán theo Thông tư 200, thực hiện ghi:

  • Nợ TK 6425: Thuế, phí và lệ phí của công ty
  • Có TK 3338: Thuế khác

Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp phạt chậm

Trong trường hợp bạn muốn hạch toán thuế môn bài khi nộp phạt chậm thì sẽ được thực hiện như sau:

Nếu doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt từ Cơ quan thuế thì thực hiện ghi:

  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Các khoản phải nộp, phí và lệ phí

Và nếu doanh nghiệp nộp tiền phạt chậm vào ngân sách, thực hiện ghi:

  • Nợ TK 3339: Các khoản phải nộp, phí và lệ phí
  • Có TK 111 hoặc 112

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn kết chuyển cuối kỳ, thực hiện ghi:

Đặc biệt, lưu ý với các khoản tiền nộp phạt tiền thuế môn bài và tiền phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài sẽ không được trừ đi khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều khoản này được nhắc đến tại Khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC).

Chi tiết một số các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Khoản phạt khi vi phạm chế độ kế toán thống kê;
  • Khoản phạt khi vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh;
  • Khoản phạt khi vi phạm hành chính khác;
  • Khoản phạt khi vi phạm luật giao thông;
  • Khoản phạt khi vi phạm đến pháp luật về thuế, trong đó bao gồm cả tiền nộp thuế chậm;

Trên đây là bài viết liên quan đến khái niệm thuế môn bài, Hạch toán thuế môn bài hay cách hạch toán thuế môn bài chi tiết như thế nào. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đọc sẽ hiểu đúng về các khái niệm và cách hạch toán hiệu quả cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.

\>>> Có thể bạn quan tâm:

1. Chi tiết về phần mềm kế toán tối ưu – hiệu quả nhất hiện nay cho doanh nghiệp.

2. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế môn bài hạch toán như thế nào năm 2024

Chi phí nộp thuế môn bài hạch toán vào đầu?

Hạch toán thuế môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước Doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức kinh doanh sẽ dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách khi nộp đúng thời hạn để nộp thuế môn bài như sau: Nợ TK 3338 – Các loại thuế khác. Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Nộp thuế môn bài 2024 khi nào?

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Như vậy, thời hạn nộp thuế môn bài 2024 chậm nhất là ngày 30/01/2024.

Vốn điều lệ 500 triệu nộp thuế môn bài bao nhiêu?

1. Mức nộp thuế môn bài.

Làm sao để nộp thuế môn bài?

Hướng dẫn nộp thuế môn bài 2024 online?.

Bước 1: Truy cập trang web thuedientu.gdt.gov.vn..

Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp..

Bước 3: Sau khi đăng nhập chọn [Nộp thuế] => Chọn ngân hàng cần nộp tiền thuế môn bài => Tiếp tục..

Bước 4: Điền tờ khai thông tin nộp thuế môn bài 2024..