Thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi ko

Nếu lỡ tự ý uống thuốc đau dạ dày trong thời gian mang thai thì bạn cần đi khám ngay. Bởi vì uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo hướng bất lợi như gây dị tật bẩm sinh, tác động tới sự hoàn thiện chức năng trong cơ thể thai nhi.

Những cơn đau dạ dày ở người bình thường đã mang tới cảm giác khó chịu nhưng với mẹ bầu thì cảm giác này còn khó chịu hơn nhiều lần. Cơn đau dai dẳng ở vùng thượng vị kèm theo biểu hiện ợ chua, đầy hơi, chướng bụng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và sinh hoạt hàng ngày ở mẹ bầu:

  • Ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu được nên lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
  • Trong người lúc nào cũng khó chịu nên cơ thể thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, cáu bẳn, ngủ không ngon giấc.
  • Triệu chứng đau dạ dày kết hợp với sự thay đổi hormone khi mang thai khiến mẹ bầu bị căng thẳng, buồn bực, kém tập trung.

Có thể thấy đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy mẹ bầu không được chủ quan. Mẹ bầu nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ ngay khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên của đau dạ dày.

Tùy vào tuổi của thai nhi trong bụng mẹ mà uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo cách khác nhau.

  • Thai nhi từ 0- 3 tháng tuổi: đây là giai đoạn thai nhi hình thành bộ phận trong cơ thể. Nếu sử dụng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này có thể gây ra dị tật không mong muốn.
  • Thai nhi từ tháng thứ 4 – tháng thứ 6: Giai đoạn này thai nhi dần ổn định hơn nhưng một số cơ quan như hệ thần kinh, bộ phận sinh dục vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Việc uống thuốc không đúng loại và đúng cách có thể ảnh hưởng tới những cơ quan này. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc đau dạ dày mẹ bầu cần hỏi tư vấn của bác sĩ trước.
  • Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ: ở giai đoạn này dù thai nhi đã hoàn thiện hơn nhưng các cơ quan trong cơ thể chưa làm tốt chức năng của mình. Bên cạnh đó đây là giai đoạn gần sinh nên việc dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu nên cẩn trọng để tránh bị sinh non.

Thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi ko

Thuốc đau dạ dày ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi

Trong thời kỳ mang thai khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào đều phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngay cả với thuốc đau dạ dày có thể sẽ có những thành phần không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu không được tự ý uống thuốc chữa đau dạ dày khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Trường hợp lỡ uống thuốc trị đau dạ dày khi mang thai thì việc đầu tiên cần làm là ngưng sử dụng thuốc. Tiếp đó mẹ bầu hãy mang theo những loại thuốc đã uống đến gặp bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ xem thành phần thuốc, thời gian mẹ đã uống để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong trường hợp nghi ngờ thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như siêu âm độ mờ da gáy, double test…

Với mẹ bầu bị đau dạ dày thì trước hết cần ưu tiên sử dụng phương pháp lành tính. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc thì cần sử dụng những loại thuốc nhẹ, có thành phần không làm ảnh hưởng tới thai nhi hay sức khỏe của mẹ.

Một số phương pháp an toàn có thể áp dụng chữa đau dạ dày trong thời gian mang thai như:

  • Áp dụng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng trong khi mang thai sẽ giúp hạn chế được cơn đau dạ dày khi mang thai. Nghỉ ngơi cũng là cách giúp cho dạ dày không phải hoạt động nhiều, có thời gian tiêu hóa thức ăn tránh tình trạng trào ngược dạ dày.

Lưu ý là mẹ cần ngủ đủ giấc, khi nằm ngủ hãy kê cao đầu để hạn chế tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Với phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai thì cần áp dụng tốt những nguyên tắc ăn uống dưới đây:

  • Không ăn qua no, không để bụng quá đói
  • Chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần chỉ ăn một lượng vừa phải

Nhai kỹ, nuốt chậm

  • Ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột, sữa, trứng
  • Tránh những thức ăn thuộc họ cam quýt, chất béo, chocolate, thực phẩm sống, lạnh…

Áp dụng tốt những nguyên tắc này sẽ giúp dạ dày hạn chế tiết acid, bảo vệ niêm mạc của dạ dày tốt hơn.

Mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng. Việc vận động ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho máu lưu thông đến dạ dày ít hơn, ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng. 

Việc sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng khi tình trạng đau dạ dày quá trầm trọng. Tuy vậy dù thuốc được gọi là lành tính thì trước khi uống vẫn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc thảo dược hoặc nhóm thuốc chống acid, ngăn không cho dạ dày tăng tiết acid (aluminium) có thể giúp giảm cơn đau dạ dày mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhất với tuần tuổi của thai nhi.

Như vậy có thể thấy việc uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo hướng không tốt. Vì vậy mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Để được tư vấn phương pháp chữa đau dạ dày an toàn, lành tính với cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ tại HYH Medical+ – CTCP Bệnh Viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 034.66.88.996.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đau dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Đặc biệt khi cơn đau xuất hiện khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:

  • Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung của thai phụ sẽ thay đổi, vị trí của tử cung sẽ cao hơn gây chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
  • Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai.

Thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi ko

Tình trạng nghén gây đau dạ dày

2.1 Đặc điểm của phụ nữ mang thai

  • Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu không cẩn trọng có thể sẽ có những dấu hiệu dọa sảy thai. Bởi đây là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân...). Việc sử dụng thuốc cần có sự đồng ý của bác sĩ, nếu không trong thời kỳ này dễ gây ra dị tật.
  • Ba tháng giữa thai kỳ, trong giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên bạn không nên chủ quan, vẫn cần có sự đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng thuốc.
  • Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn các bộ phận của thai hầu như đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện. Nếu thai phụ dùng thuốc trong giai đoạn này cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

2.2 Một số nguyên tắc khi dùng thuốc cho người có thai

  • Người có thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết.
  • Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Bởi tính an toàn này là tương đối và chỉ có được khi dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Không nên dùng thuốc liều cao.

Cụ thể:

  • Không được sử dụng thuốc giảm đau.
  • Không dùng thuốc chống nôn domperidon. Mặc dù, thuốc không gây dị dạng thai nhưng khả năng cao sẽ gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh ảnh hưởng đến tính mạng thai phụ. Vì lý do an toàn thận trọng, thai phụ không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi và thật sự cần thiết.
  • Thuốc thuộc nhóm chống acid không gây tăng tiết acid trở lại có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày, không gây dị tật thai nhi. Do vậy, nếu thật sự cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.

Thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi ko

Tuyệt đối mẹ bầu không được sử dụng thuốc giảm đau

  • Tránh một số thực phẩm nhất định. Nếu bạn bị loét dạ dày trong thời gian mang thai, hãy tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine, bạc hà.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDs.
  • Tránh uống rượu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Đặc biệt, trong trường hợp bạn bị viêm loét dạ dày thì việc bỏ uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì trong rượu có cồn khiến hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.
  • Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Nếu trong gia đình bạn có người sử dụng thuốc là, nên khuyên người thân bỏ thuốc lá ngay nếu để ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng cũng như bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và gia đình bạn.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

XEM THÊM: