Tiêm mũi phế cầu cho trẻ khi nào năm 2024

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp thì bộ ba vắc xin Covid- Phế cầu và Cúm sẽ bảo vệ bạn và gia đình.

Mỗi năm, các bệnh gây ra do khuẩn phế cầu đang đe dọa tính mạng hàng tỷ người trên thế giới:

  • Gần 1 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi đang là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới.
  • 83% trẻ dưới 3 tuổi bị viêm màng não. 50% trong số đó tử vong. 30 – 50% phải chịu đựng những di chứng lâu dài như: điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…
  • Hơn 350 triệu ca bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hơn 1/3 trong số đó bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật.

Bên cạnh vắc xin phế cầu Synflorix dành cho trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay, người trưởng thành, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính… đã có vắc xin Prevenar 13 phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết [nhiễm trùng máu].

Thông tin về vắc xin Prevenar 13 [Bỉ]

  • Vắc xin phế cầu Prevenar 13 là vắc xin phòng bệnh do phế cầu cộng hợp 13 tuýp, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo miễn dịch chủ động, phòng ngừa bệnh xâm lấn, viêm tai giữa và viêm phổi cấp tính gây ra bởi phế cầu khuẩn cho nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Nguồn gốc:

  • Vắc xin Prevenar 13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Pfizer [Mỹ]. Sản xuất tại Bỉ.

Chỉ định:

  • Vắc xin Prevenar 13 phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết [nhiễm trùng máu]… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra.

Đối tượng có thể sử dụng vắc xin:

  • Trẻ em, có thể sử dụng từ khi 6 tuần tuổi.
  • Người trưởng thành.
  • Người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]; lao phổi, tim mạch, tiểu đường…

Lịch tiêm phòng:

Trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi: Lịch tiêm 3 liều cơ bản

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.
  • Lưu ý: Mũi tiêm đầu tiên của phác đồ tiêm chủng có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi.

Trẻ em từ 7 -11 tháng tuổi [chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó]: Lịch tiêm 2 liều cơ bản

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
  • Lưu ý: Mũi tiêm nhắc lại cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi [chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó]:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn: Tiêm 1 mũi duy nhất

Vắc xin Phế cầu Prevenar do hãng Pfizer- Anh sản xuất, đã lưu hành tại hơn 100 nước trên thế giới. Tính an toàn và hiệu quả trên người lớn và trẻ em đã được chứng minh.

HÃY ĐẾN CƠ SỞ TIÊM CHỦNG GẦN NHẤT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ TIÊM PHÒNG VẮC XIN NGAY HÔM NAY

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.

1. Vắc xin phế cầu

Vi khuẩn phế cầu hay còn được gọi là Streptococcus pneumoniae - tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ. Bệnh lý thường gặp ở trẻ do vi khuẩn phế cầu gây ra chủ yếu liên quan tới tai, não hoặc phổi. Vi khuẩn lây lan với tốc độ khá nhanh, đặc biệt đối với các em bé đã đi học mẫu giáo hoặc thường xuyên vui chơi tại các khu công cộng.

Phế cầu khuẩn gây bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vắc xin giúp cơ thể của trẻ sản sinh ra kháng nguyên chống lại phế cầu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng ở tai, phổi hoặc não. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm và cánh tay hoặc đùi của trẻ.

Hiện nay, 3 loại vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu phổ biến là: Synflorix, Pneumo 23 và Prevnar 13. Mỗi loại vắc xin đều sở hữu ưu điểm riêng và được khuyên dùng trong từng trường hợp khác nhau. Đối với trẻ từ 6 tuần cho tới 5 tuổi, bác sĩ thường khuyến khích tiêm vắc xin Synflorix của Bỉ. Loại vắc xin này có khả năng chống lại tới 10 chủng vi khuẩn phế cầu, hỗ trợ ngăn ngừa viêm phổi hoặc viêm tai giữa ở trẻ nhỏ tương đối tốt.

Các bé từ 2 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phế cầu của Pháp - Pneumo 23, theo công bố của hãng, loại vắc xin này chống tới 23 chủng vi khuẩn, phòng bệnh nhiễm trùng tương đối tốt. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 là loại vắc xin mới nhất được sản xuất ở Mỹ, hỗ trợ ngăn ngừa tới 13 chủng phế cầu và sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ 6 tuần tuổi tới người trưởng thành.

Cha mẹ có nhu cầu tiêm phòng phế cầu cho con nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất.

2. Vắc xin phế cầu hỗ trợ phòng bệnh nào?

Như đã phân tích ở trên, vi khuẩn phế cầu là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Nếu tiêm vắc xin phòng bệnh, chúng ta có thể hạn chế những bệnh lý nào ở trẻ?

Vắc xin phế cầu hỗ trợ phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Trên thực tế, các em bé được tiêm phòng đầy đủ sẽ ít mắc bệnh viêm tai giữa hơn. Thông thường, phế cầu sẽ gây ra ổ viêm ở mũi, họng của trẻ và lan tới vòi nhĩ. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ phải đối mặt với nguy cơ thủng màng nhĩ, thính giác suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, vắc xin phế cầu sẽ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm tai giữa xảy ra đối với trẻ nhỏ.

Bác sĩ cho biết phế cầu có thể gây viêm màng não cho em bé, đe dọa sức khỏe của trẻ. Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm màng não, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Bên cạnh đó, nhờ tiêm phòng phế cầu, sức đề kháng của trẻ được cải thiện rõ rệt, ít khi bị viêm phổi hay nhiễm trùng huyết. Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, cha mẹ rất quan tâm tới lịch tiêm chủng vắc xin phế cầu và cho bé đi tiêm đầy đủ.

Cha mẹ nên lựa chọn loại vắc xin phù hợp cho bé

3. Chia sẻ lịch tiêm phòng phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Lựa chọn thời điểm tiêm phòng thích hợp, cho bé đi tiêm đúng lịch sẽ giúp vắc xin ngừa vi khuẩn phế cầu đạt hiệu quả cao nhất. Nếu cha mẹ còn băn khoăn chưa biết nên cho trẻ tiêm phòng theo lịch như thế nào, hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây.

Đối với trẻ từ 6 tuần - 7 tháng tuổi, bác sĩ thường khuyến khích tiêm 3 mũi vắc xin cho bé, kèm thêm 1 mũi tiêm nhắc lại. Cụ thể, 3 mũi tiêm chính được thực hiện cách nhau 1 tháng, mũi tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện sau khoảng 6 tháng kể từ khi trẻ tiêm mũi cuối cùng.

Đối với các em bé từ 7 - 12 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa bé đi tiêm 2 mũi vắc xin phế cầu, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tháng. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tham khảo và cho con tiêm nhắc lại khi bé đã được 1 tuổi. Lưu ý, mũi tiêm này phải cách mũi tiêm cuối cùng 2 tháng trở lên.

Vậy trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi có nên đi tiêm vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu hay không? Nếu con chưa từng tiêm loại vắc xin này, cha mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của con đã dần hoàn thiện. Chính vì thế, cha mẹ sẽ cho bé tiêm một mũi vắc xin, một mũi tiêm nhắc lại sau ít nhất 2 tháng. Lưu ý: lịch tiêm cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại vắc xin phế cầu.

Chúng ta nên tham khảo lịch tiêm chủng vắc xin phế cầu cho bé

Nếu tuân thủ theo lịch tiêm kể trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn phế cầu, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

4. Một số lưu ý khi cha mẹ cho con tiêm vắc xin phế cầu

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể gặp phải một vài triệu chứng như: biếng ăn, sốt hoặc đau nhức ở khu vực tiêm. Đây là phản ứng phụ của cơ thể và thường kết thúc sau một thời gian ngắn, chính vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin phế cầu, nếu trẻ quấy khóc liên tục, có dấu hiệu sốt cao, nôn và tiêu chảy, chúng ta cần theo dõi sát sao và đưa bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể của trẻ phản ứng mạnh với vắc xin và cần được bác sĩ xử lý kịp thời.

Nếu trẻ đang bị suy giảm hệ miễn dịch, cha mẹ nên cân nhắc trước khi cho bé đi tiêm phòng. Tốt nhất, chúng ta nên sức khỏe của con ổn định rồi đưa bé đi tiêm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý kiến tiêm vắc xin cho trẻ sinh non. Các trường hợp này khi tiêm vắc xin cần được theo dõi liên tục từ 2 - 3 ngày để đảm bảo các bé không bị suy hô hấp hoặc ngừng thở.

Các em bé có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho con tiêm phòng.

Cha mẹ cần theo dõi triệu chứng của trẻ sau tiêm vắc xin

Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ hiểu được tầm quan trọng của vắc xin phế cầu. Chúng ta nên chủ động cho trẻ đi tiêm đúng lịch để tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Quý khách có thể tham khảo dịch vụ tiêm phòng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Quy trình tiêm chủng và vắc xin hiện đang sử dụng tại MEDLATEC đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Để đặt lịch tiêm, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Chủ Đề