Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn là gì

Nội dung phạm vi thu chi ngân sách công đoàn cơ sở

Trong những năm qua các cấp công đoàn trong tỉnh đã có nhiều cố gắng khai thác nguồn thu, chi tiêu đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài chính công đoàn. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác quản lý tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn còn có nhiều thiếu sót, nhược điểm. Để tăng cường công tác quản lý taì chính và hoạt động kinh tế công đoàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X công đoàn Việt Nam và Nghị Quyết đại Hội XVII công đoàn Thanh Hoá trước hết chúng ta cần có nhận thức, nắm bắt đầy đủ nội dung cơ bản về công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn, trên cơ sở đó nhằm thực hiện các giải pháp, các nội dung công việc cụ thể.

PHẠM VI THU- CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

[ Theo Quyết định số 1445/QĐ-TLĐ ngày 16/12/2011]

A- QUY ĐỊNH CHUNG

1- Thu, phân phối, sử dụng và quản lý Tài chính công đoàn cơ sở phải tuân thủ quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

2- Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguồn kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động của đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo nội dung và phạm vi chi tiêu của Quy định này và quy định mức chi cho phù hợp. Chi tiêu phải tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

3- Chênh lệch thu lớn hơn chi tài chính cuối năm của công đoàn cơ sở gọi là nguồn kinh phí tích luỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng.

B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ .

I- Nội dung thu tài chính công đoàn cơ sở.

1-Thu kinh phí công đoàn [Mã số 22]:

1.1- Thu kinh phí công đoàn của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo Luật Công đoàn năm 1990 [Điều 16]; Nghị định số 133-HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn [Điều 20] và Thông tư số 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN ngày 18/12/2004 của Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

a- Đối với tổ chức, cơ quan hành chính sự nghiệp [HCSN]:

- Mức trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực [nếu có].

Phương thức trích nộp:

- Tổ chức, cơ quan HCSN thuộc ngân sách trung ương nộp cho Tổng Liên đoàn LĐVN mỗi tháng 1 lần.

- Tổ chức, cơ quan HCSN thuộc ngân sách địa phương nộp cho LĐLĐ tỉnh mỗi tháng 1 lần.

b- Đối với doanh nghiệp trong nước nơi có tổ chức công đoàn.

- Mức trích nộp bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp như đối với cơ quan HCSN.

Quỹ tiền lương, tiền công phải trả là do toàn bộ quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện của doanh nghiệp tính hàng tháng cho người lao động và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. [văn bản số 80/TC- HCSN ngày 6/1/2006 của Bộ Tài Chính].

- Phương thức trích nộp: Doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn cơ sở mỗi quý một lần vào tháng đầu của quý.

Việc trích nộp kinh phí công đoàn của các cơ quan doanh nghiệp trong nước thực hiện theo Luật công đoàn năm 1990: Nghị định số 133-HĐBT năm 1991 và Thông tư Liên tịch số 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

1.2- Thu kinh phí công đoàn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 1/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính.

- Mức trích nộp bằng 1% tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và hạch toán vào chi phí xản xuất kinh doanh.

- Phương thức trích nộp: Doanh nghiệp trích nộp cho công đoàn cơ sở mỗi quý 1 lần vào tháng đầu của quý, hoặc trích nộp cho công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở doanh nghiệp đó.

2-Thu đoàn phí công đoàn [Mã số 23]: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam [ Điều 39 ]; Hướng dẫn số 826/HD-TLĐ ngày 1/6/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Đoàn viên công đoàn cơ sở HCSN mức đóng đoàn phí bằng 1% lương ngạch, bậc chức vụ và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.

- Đoàn viên công đoàn cơ sở doanh nghiệp Nhà nước mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương thực trả; Đoàn viên công đoàn cơ sở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương khoán, lương sản phẩm, tiền công theo hợp đồng lao động. Các công đoàn cơ sở khó xác định tiền lương, tiền công của đoàn viên thu đoàn phí công đoàn theo mức ấn định.

Mức thu đoàn phí công đoàn theo quy định trên nhưng tối thiểu bằng 1% lương tối thiểu chung.

Đoàn viên công đoàn bị ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên thì trong thời gian đoàn viên nghỉ làm việc hưởng trợ cấp BHXH không phải đóng đoàn phí. Đoàn viên công đoàn bị mất việc làm, không có thu nhập thời gian từ 1 tháng trở lên hoặc nghỉ việc riêng từ 1 tháng trở lên không hưởng tiền lương, tiền công thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí, tổ công đoàn lập danh sách báo cáo công đoàn cơ sở số đoàn viên không phải đóng đoàn phí hàng tháng.

Phương thức thu đoàn phí: Đoàn viên tự nguyện đóng đoàn phí cho CĐCS hoặc CĐCS thu qua lương sau khi có ý kiến thoả thuận của đoàn viên.

3- Thu khác [ Mã số 24]:

- Kinh phí do chủ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, thể thao; tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi,.. của CBCCVCLĐ và con CBCCVCLĐ theo Luật Công đoàn năm 1990 [ Điều 4,7,8,10,14]; Nghị định số 133-HĐBT ngày 20/4/1991 [ Điều 4,7,8,17] của Hội đồng Bộ trưởng [ Nay là Chính phủ].

- Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công đoàn cơ sở.

- Thu tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài sản của công đoàn, thu lãi tiền gửi ; tiền cổ tức được chia mua cổ phần của Công đoàn cơ sở theo quy định của Chính phủ.

II Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn.

Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn theo Quy định số 1070/QĐ-TLĐ ngày 01/9/2011 của Tổng Liên đoàn nguồn thu tài chính công đoàn được phân phối cho các cấp công đoàn sử dụng như sau:

- Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong nước được sử dụng 60% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn và toàn bộ số thu khác của đơn vị.

- Các công đoàn cấp trên cơ sở theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam được sử dụng 40% số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và 20% số thu đoàn phí của công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FDI].

* Phân bổ kinh phí cho các mục chi

Nguồn thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, CĐCS được sử dụng, phân bổ cho các mục chi như sau:

Mục chi

Tỷ trọng phân bổ

- Lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn

- Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách

30%

- Chi tham quan, du lịch

10%

- Chi hoạt động phong trào, quản lý hành chính

- Chi khác

50%

- Chi trợ cấp khó khăn cho đoàn viên

10%

- Việc phân bổ tỷ trọng chi cho các mục như­­ trên là chỉ tiêu h­­ướng dẫn, CĐCS căn cứ yêu cầu hoạt động và tình hình thực tế của cơ sở để điều chỉnh kinh phí cho phù hợp, trừ mục chi lương, phụ cấp lương, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn, phụ cấp cho cán bộ công đoàn không chuyên trách, tỷ trọng phân bổ trên là mức tối đa

- Phần kinh phí còn lại giành cho các hoạt động khác do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, theo hướng ưu tiên kinh phí tổ chức các hoạt động phong trào của CBCCVCLĐ, đào tạo cán bộ, giảm chi hành chính.

III- Nội dung, phạm vi chi tài chính công đoàn cơ sở.

1- Chi lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương của cán bộ công đoàn chuyên trách [Mã số 27].

- Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp BHXH,BHYT,.. của cán bộ công đoàn chuyên trách cơ sở đơn vị HCSN, doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư TW [Khoá X] và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở công ty cổ phần khuyến khích áp dụng chế độ tiền lương theo Quyết định số 128/QĐ-TW của Ban Bí thư TW.

- Lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn chuyên trách cơ sở khu vực ngoài Nhà nước theo Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2010 và Hướng dẫn số 1049/HD-TLĐ ngày 4 tháng 7 năm 2011 của Tổng Liên đoàn.

2- Phụ cấp cán bộ công đoàn [Mã số 28].

- Phụ cấp của cán bộ công đoàn cơ sở thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1439 /QĐ-TLĐ ngày 14 /12/2011 của Tổng Liên đoàn.

3- Chi quản lý hành chính [Mã số 29].

- Chi họp Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận.

- Chi Đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, bao gồm : Trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu dự hội nghị; nước uống,..

- Chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, công tác phí, nước uống, tiếp khách.

4- Chi huấn luyện, đào tạo cán bộ [ Mã số 30]

- Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên [ Lớp huấn luyện tổ chức trong giờ làm việc, công đoàn cơ sở thương lượng với chủ sử dụng lao động chi tiền lương cho học viên], nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn do công đoàn cơ sở tổ chức.

- Chi tiền công tác phí, tiền mua tài liệu, tiền lương trong những ngày dự tập huấn [nếu có] của cán bộ do công đoàn cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

5- Chi hoạt động phong trào [Mã số 31]:

5.1- Chi bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn, CBCCVCLĐ.

- Chi bồi dưỡng cho tư vấn, luật sư, chi hội thảo lấy ý kiến và bồi dưỡng người trực tiếp chuẩn bị giúp công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng nội quy, Quy chế của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; ký thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; Tham gia dự thảo về các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của CBCCVCLĐ.

- Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ, đoàn viên công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập giảm.

- Chi bồi thường trong trường hợp đình công bất hợp pháp do công đoàn cơ sở tổ chức gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp theo Bộ luật Lao động.

5.2- Chi tuyên truyền, giáo dục.

- Chi mua sách báo, tạp chí, ấn phẩm như: Báo Lao động, Tạp chí Lao động Công đoàn, Tạp chí Bảo hộ Lao động, sách, ấn phẩm của Nhà Xuất bản Lao động;.. phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn cơ sở.

- Chi tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội trong CBCCVCLĐ.

- Chi phối hợp tổ chức học văn hoá cho CBCCVCLĐ.

- Chi thù lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự trong các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, pháp luật,..do công đoàn cơ sở tổ chức.

- Chi tiền giấy, bút cho các hoạt động tuyên truyền trên bảng tin, phát thanh, báo tường của công đoàn cơ sở.

5.3- Chi về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao:

- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu văn hoá; Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá. Chi tổ chức cho CBCVVCLĐ thưởng thức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.

- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn nghệ, thể thao.

- Chi bồi dưỡng Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở tổ chức; Chi bồi dưỡng cho vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn, thi đấu thể thao do công đoàn cấp trên tổ chức.

5.4- Chi khen thưởng.

- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn. Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề; khen thưởng hội thi, hội diễn, thi đấu thể thao.

Việc khen thưởng cán bộ, đoàn viên, khen thưởng chuyên đề,.. thực hiện theo Quy chế khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-TLĐ ngày 26/5/2004 và Hướng dẫn số 649/HD-TLĐ ngày 29/4/2011 của Tổng Liên đoàn.

- Chi khen thưởng thu, nộp đoàn phí , kinh phí công đoàn theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1071/QĐ-TLĐ ngày 1/9/2011 của Tổng Liên đoàn.

5.5- Chi phối hợp tổ chức các hoạt động.

- Chi phối hợp với chủ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động thi đua; chi bồi dưỡng ban tổ chức, thí sinh của công đoàn cơ sở tham gia hội thi do công đoàn cơ sở tổ chức; Bồi dưỡng thí sinh tham gia hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức.

- Chi phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu cho con CBCCVCLĐ của công đoàn cơ sở.

6- Chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn [ Mã số 33].

- Chi thăm hỏi CBCCVCLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu [ bố, mẹ bên vợ, bên chồng; vợ, chồng, con] và việc hỉ [cưới] của đoàn viên công đoàn.

- Chi trợ cấp khó khăn cho đoàn viên công đoàn gặp khó khăn, hoạn nạn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật hiểm nghèo, hoả hoạn gây tổn thất về sức khoẻ, tài sản.

- Chi trợ cấp cán bộ công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, bị chủ sử dụng lao chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, chuyển làm việc khác thu nhập giảm.

- Chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn.

7- Chi khác [ Mã số 35]:

- Chi hoạt động xã hội của công đoàn cơ sở: Giúp CBCCVCLĐ và đoàn viên công đoàn các đơn vị khác bị thiên tai bão lụt, chất độc màu da cam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Chi phối hợp tổ chức cho CBCCVCLĐ đi tham quan, du lịch.

- Chi phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho con CBCCVCLĐ gửi trẻ, học mẫu giáo .

- Chi khen thưởng, động viên con CBCCVCLĐ học giỏi, đạt giải trong các kỳ thi trong nước và quốc tế.

- Chi cộng tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở.

IV- Công tác quản lý tài chính công đoàn cơ sở.

Quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1070/QĐ-TLĐ ngày 1/9/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

V- Một số khoản chi công đoàn cơ sở cần phân biệt.

- Chi tổ chức phong trào thi đua, học văn hoá, hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch, phúc lợi của CBCCVCLĐ và chăm lo, tổ chức các hoạt động phúc lợi cho con CBCCVCLĐ là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp , Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ của cơ quan, đơn vị để chi theo điều 4, điều 7, điều 8, điều 10 Luật Công đoàn năm 1990. Tài chính công đoàn chỉ chi cho hoạt động phối hợp, động viên.

- Phương tiện hoạt động của công đoàn cơ sở do chủ doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm cung cấp [không thu tiền] theo điều 14, Luật Công đoàn năm 1990.

- Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, phụ cấp lương của cán bộ công đoàn chuyên trách do tài chính công đoàn chi.

- Tiền lương trả theo kết quả sản, xuất kinh doanh của cán bộ chuyên trách công đoàn trong doanh nghiệp Nhà nước do doanh nghiệp chi trả theo Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư TW [Khoá X]; Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 27/1/2005 của Ban Tổ chức TW [ Khoản A mục III]; Khoản 1, điều 6, Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14/9/2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Tiền lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh của cán bộ công đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày25/4/2010 của Tổng Liên đoàn.

- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chi theo Thông tư số 40/2006/TTLT-BTC -BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính- Ban Thường trực UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chi theo Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 1 /10/2009 của Bộ Tài chính.

VI- Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1- Khen thưởng:

Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn thực hiện tốt Quy định về nội dung và phạm vi thu, chi tài chính công đoàn cơ sở sẽ được công đoàn cấp trên khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2- Xử lý vi phạm.

Công đoàn cơ sở, cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm Quy định về nội dung, phạm vi thu chi tài chính công đoàn cơ sở. sử dụng tài chính công đoàn cơ sở sai mục đích, lãng phí, tham ô tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

VII Hệ thống sổ kế toán và báo cáo thu chi ngân sách công đoàn cơ sở.

1- Hệ thống sổ kế toán công đoàn cơ sở bao gồm:

- Sổ tiền gửi ngân hàng [đối với CĐCS có mở tài khoản riêng]

- Sổ quỹ tiền mặt

- Phiếu thu

- Phiếu chi

- Sổ chi tiết thu- chi quỹ CĐ

- Sổ theo dõi thu đoàn phí

2 - Báo cáo dự toán - thu chi quỹ công đoàn cơ sở: gồm

- 2 bảng báo cáo dự toán - thu chi ngân sách công đoàn cơ sở [ theo mẫu B 14/DTCS-TLĐ]

- 2 Bảng thống kê lao động, tiền l­ương của đơn vị

- 2 Bảng thuyết minh dự toán

- 2 Bảng kê danh sách l­ương và phụ cấp cán bộ chuyên trách công đoàn [nếu có]

3 - Báo cáo quyết toán thu- chi quỹ công đoàn cơ sở:

- 2 Bảng báo cáo quyết toán thu-chi ngân sách công đoàn cơ sở [theo mẫu B07/QTCS-TLĐ]

- 2 Bảng kê chứng từ thu: thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

- 2 Bảng kê chứng từ chi

- 2 Bảng kê thanh toán l­ương và phụ cấp l­ương cán bộ chuyên trách công đoàn [nếu có] .

Lê Minh Điệp Phó ban Tài chính LĐLĐ Thanh Hóa

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề