Tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà đầu tư

Nội dung này được quy định tại Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí. Cụ thể:

1. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  1. Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm: năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí; kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí [trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh]; các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện [nếu có];
  1. Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm: cam kết công việc tối thiểu [thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan]; cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác; phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide;
  1. Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm: các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao; tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà; tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà [thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam] khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí [nếu áp dụng]; tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu; tỷ lệ thu hồi chi phí; cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu; cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác [các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí].

2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất bao gồm:

  1. Đối với tiêu chí năng lực, kinh nghiệm: đánh giá theo tiêu chí đạt và không đạt;
  1. Đối với tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí: đáp ứng yêu cầu về cam kết công việc tối thiểu và đánh giá theo chấm điểm với thang điểm 100;
  1. Đối với tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí: đánh giá theo chấm điểm với thang điểm 100;
  1. Tổng hợp kết quả: tổng điểm sẽ được tính như sau: Tổng điểm = Tổng điểm tiêu chí về điều kiện kỹ thuật nhân [x] với trọng số tiêu chí về điều kiện kỹ thuật cộng [+] Tổng điểm tiêu chí về điều kiện kinh tế nhân [x] với trọng số tiêu chí về điều kiện kinh tế. Trong đó trọng số tiêu chí về điều kiện kỹ thuật tối thiểu là 0,3 tùy thuộc vào đặc thù của từng lô dầu khí; trọng số tiêu chí về điều kiện kỹ thuật cộng [+] trọng số tiêu chí về điều kiện kinh tế = 1;

đ] Bên dự thầu được lựa chọn thắng thầu khi đồng thời đạt được các kết quả sau: năng lực, kinh nghiệm “đạt”; đáp ứng yêu cầu về cam kết công việc tối thiểu và tổng điểm tiêu chí về điều kiện kỹ thuật đạt mức tối thiểu theo quy định tại hồ sơ mời thầu; tổng điểm tiêu chí về điều kiện kinh tế đạt mức tối thiểu theo quy định tại hồ sơ mời thầu; tổng điểm theo mục d khoản 2 Điều 18 Nghị định 45/2023/NĐ-CP cao nhất.

3. Khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh, hồ sơ yêu cầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải xây dựng và phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất phù hợp với đặc thù của từng lô dầu khí.

Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thay thế Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí và Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.

Tôi thắc mắc khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư thì phải thực hiện theo những quy trình nào? – Yến Phụng [Ninh Thuận].

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư trong đấu thầu

Căn cứ tại Điều 56 Luật Đấu thầu 2013, quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

- Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư.

- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

- Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

- Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời]

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư trong đấu thầu năm 2023 được quy định thế nào? [Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet]

2. Lập hồ sơ mời thầu

Căn cứ tại Điều 47 Nghị định 25/2020NĐ-CP [được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP], lập hồ sơ mời thầu được quy định như sau:

2.1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư [đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư] hoặc Quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất [đối với dự không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư].

- Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt.

- Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

2.2. Nội dung hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Thông tin chung về dự án bao gồm tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; sơ bộ tiến độ thực hiện; hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch.

- Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu.

- Yêu cầu về thực hiện dự án; yêu cầu về kiến trúc; môi trường, an toàn; các nội dung khác của dự án [nếu có].

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này.

- Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính - thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính [nếu có] và các biểu mẫu khác.

- Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất.

- Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến do bên mời thầu xác định trên cơ sở lựa chọn phương pháp định giá đất phù hợp nhất và thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá đất.

Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư trúng thầu phải nộp được xác định tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất [m1] do bên mời thầu xác định theo quy định liên quan của pháp luật về xây dựng đối với từng dự án cụ thể, bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất.

- Phương án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần giải phóng mặt bằng [m2] được xác định trên cơ sở:

+ Bồi thường về đất.

+ Chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất [nếu có].

+ Chi phí bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, tài sản trên đất; thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất [nếu có].

+ Tiền hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất [nếu có] gồm: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ khác.

+ Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Giá sàn nộp ngân sách nhà nước [m3] được bên mời thầu xác định theo công thức:

m3 = S x ΔG x k, trong đó:

+ S là diện tích phần đất có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của khu đất, quỹ đất dự kiến giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.

+ ΔG là giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích của các khu đất, quỹ đất có cùng mục đích sử dụng đất trong phạm vi địa phương hoặc khu vực có khu đất, quỹ đất thực hiện dự án. Trường hợp tại địa phương thực hiện dự án không có các khu đất, quỹ đất có cùng mục đích sử dụng đất thì tham chiếu cơ sở dữ liệu về đất đai của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự.

+ k là hệ số điều chỉnh giá trị tăng bình quân sau trúng đấu giá của các khu đất, quỹ đất có tính đến yếu tố tương đồng với khu đất, quỹ đất thực hiện dự án và các yếu tố cần thiết khác [nếu có].

Giá trị này được xác định mang tính tương đối, là căn cứ để nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước và độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; diện tích khu đất, quỹ đất; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến; phương pháp định giá đất sẽ được sử dụng để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; thông số đầu vào hoặc cách thức xác định thông số đầu vào tương ứng với phương pháp định giá; các quy định áp dụng; thưởng phạt hợp đồng; trường hợp bất khả kháng; việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác.

Chủ Đề