Tiính cách dùng để đánh giá con người năm 2024

Khi kết bạn không cẩn thận, sẽ không thấy được bộ mặt thật của người bạn. Do vậy, thường khi bị bạn làm hại, người ta đã phải thốt lên: “Đúng là tôi không có mắt!”

Nghe cách nói, nhìn cách thức và sự biểu lộ tình cảm của một ai đó khi đi đường, chúng ta có thể phán đoán ra tính cách của người đó. Nếu như bạn không có khả năng này, thì bạn sẽ gặp phải những người thường là xấu nhiều hơn là tốt. Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, chẳng lẽ chúng ta lại không có một chút khái niệm "nhìn người” hay sao? Vậy chúng ta phải nhìn người như thế nào đây?

  • 1/ Dùng thời gian để nhìn người

Tiính cách dùng để đánh giá con người năm 2024

(Minh họa) Cái gọi là dùng thời gian để nhìn người là ám chỉ sự quan sát lâu dài, không phải là lần đầu gặp mặt đã đưa ra kết luận tốt xấu về một người nào đó. Vì với kết luận nhanh chóng sẽ phát sinh ra sự lệch lạc giữa kẻ xấu và người tốt, ảnh hưởng đến mối giao tiếp hàng ngày của bạn. Ngoài ra, con người còn vì lợi ích sinh tồn, đa số đều mang cho mình một chiếc mặt nạ, khi gặp gở họ thường đeo một chiếc mặt nạ giả. Đây là một hành vi có ý thức. Những chiếc mặt nạ chỉ được dùng khi gặp bạn, và chỉ thể hiện những góc độ mà bạn thích. Nếu bạn chỉ căn cứ vào những điểm này mà phán đoán tính cách tốt xấu của một người, từ đó quyết định mức độ giao tiếp với anh ta, vậy có thể bạn sẽ mất phải sai lầm đáng tiếc.

Dùng thời gian để nhìn người tức là sau khi gặp mặt lần đầu tiên cho dù bạn và anh ta "lần đầu gặp mà như đã quen lâu rồi" hay là "lời nói không cùng quan điểm" đều cần phải có một khoảng trống chứ không thể tùy thuộc yếu tố tình cảm chủ quan tốt hay xấu. Sau đó hãy bình tĩnh để quan sát hành vi của đối phương.

Thông thường, con người dù có muốn giấu giếm tính cách của mình thế nào, cuối cùng sẽ lộ ra bộ mặt thật. Vì đeo mặt nạ là một hành vi có ý thức, lâu sau sẽ tự mình cảm thấy mệt mỏi. Do vậy không còn cách nào khác cuối cùng đành tự tháo mặt nạ, từ đó tính cách thật cũng lộ ra nhưng anh ta tuyệt đối không nghĩ được rằng bạn đang ở kề bên và bình tĩnh quan sát anh ta.

Cái gọi là "Đường xa mới biết sức ngựa, ngày dài mới hiểu lòng người", dùng thời gian để nhìn người chính là bao hàm ý câu châm ngôn kể trên.

Dùng thời gian thường rất dễ để nhận ra mấy loại người dưới đây:

  • Người không thành khẩn: Vì anh ta không thành thực, do vậy lúc đầu rất nhiệt tình, sau đó lại thờ ơ; lúc đầu thân thiện, lúc sau xa lạ. Dùng thời gian để nhìn, có thể nhận ra sự thay đổi này.
  • Người nói dối. Loại người này thường không ngừng dùng sự dối trá để che lấp những lời nói dối. Nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẻ hở từ đầu đến cuối. Dùng thời gian chính là phương cách sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối đó.
  • Người lời nói không đi đôi với hành động. Loại người này khi nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhưng dùng thời gian để nhìn nhận có thể phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động của họ.

Trên thực tế, dùng thời gian có thể nhìn ra bát kể loại người nào, bao gồm có cả kẻ tiểu nhân và người quân tử.

Thời gian lâu dài mới có thể nhìn ra được tính cách thật của một người. Ở đây không có một tiêu chuẩn nhất định nào, hoàn toàn tùy thuộc vào những tình huống khác nhau. Cũng có thể nói, có người ngay từ ngày thứ hai đã bị bạn hiểu thấu bên trong, có người hai, ba năm sau vẫn còn nằm trong "bí mật", làm cho bạn không thể nắm hiểu rõ. Do vậy khi tiếp xúc với người lạ mặt, miền đất mới không nên quá vồn vã, nên lùi vài bước, mà nên dành cho mình thời gian để có thể quan sát, đây là cách bảo vệ tối thiểu cho bản thân.

  • 2/ Dùng nghe ngóng để nhìn người

Tiính cách dùng để đánh giá con người năm 2024

(Minh họa) Dùng thời gian để nhìn người tuy cũng có vài điểm tốt, nhưng cũng có lúc không đáp ứng được yêu cầu cấp bách: chỉ qua vài ngày để đưa ra quyết định hợp tác với một người nào đó, nhưng lại không hiểu người đó như thế nào. Nếu áp dụng thời gian quan sát lâu dài thì làm sao để bắt kịp được.

Gặp phải tình huống này, có người hoàn toàn dựa vào trực giác của mình cho rằng là tốt, nếu thấy không tốt là không tốt.

Liên quan đến trực giác, có người có giác quan cảm nhận rất chính xác. Dây là hiện tượng tâm lý rất hay, rất khó giải thíc được nhưng cũng cần khuyên bạn, nên ít dùng cái trực giác để nhìn người. E rằng có những kinh nghiệm trực giác đã qua tuy ít nhiều là chính xác, nhưng những kinh nghiệm này không nên xác định và cho rằng, nhất định là đúng trong tương lai. Vì trạng thái tâm sinh lý của con người luôn bị ảnh hưởng và chi phối bởi hoàn cảnh lúc đó, có thể trực quan của bạn nhận được sự quấy nhiễu, trong trường hợp đó nếu ỷ lại vào trực giác, sẽ tạo ra tình huống rất nguy hiểm.

Biện pháp có thể dựa vào là nên lắng nghe từ nhiều phía. Con người luôn phải giao tiếp với người khác, đồng thời bản tính dễ bị lộ ra bởi người thứ ba không có liên quan. Cũng có thể nói, anh ta không nhất định phải biết người thứ ba, nhưng người này lại biết đến sự tồn tại của anh ta và đã có cơ hội quan sát tư tưởng và hành vi của anh ta. Con người làm sao có thể đeo mặt nạ mãi được. Khi mà không có đối thủ trên vũ đài thì chiếc mặt nạ kia sẽ được gỡ xuống, vì vậy mọi người đều có thể nhìn thấy bộ mặt "thật" của anh ta, tốt hay xấu đều lộ diện ra. Khi anh ta giao tiếp, hợp tác với người khác, mọi người sẽ có những ấn tượng không giống nhau về anh ta. Do vậy, bạn có thể nghe ngóng những ý kiến khác nhau về cách làm việc, tư tưởng làm người của anh ta. Đáp án của mọi người sẽ không có sự chênh lệch đáng kể vì mỗi người đều có cách nhìn nhận tốt xấu không hề giống nhau. Bạn có thể tập hợp những điều nghe thấy lại, tìm ra những điểm tương đồng nhất, bạn sẽ có thể hỉể được đại khái về tính cách thật của anh ta. Điểm tương đồng giữa các nhận xét cũng có thể là điểm chủ yếu trong tính cá

Nhưng nghe ngóng cũng cần phải xem đối tượng. Nếu bạn nghe từ bạn thân của anh ta, đương nhiên bạn chỉ nghe thấy những lời nói tốt; nghe từ đối thủ của anh ta bạn sẽ nghe thấy những lời nói xấu. Tốt hơn nên hỏi những người không có liên quan lợi ích gì với anh ta, không nhất định phải là bạn, đồng nghiệp, bạn cùng lớp, cùng xóm, ai cũng có thể hỏi han được. Quan trọng là phải tổng hợp lại những điều đã hỏi ra, không nên chỉ nghe lời một cá nhân nào.

Lẽ đương nhiên nghe ngóng cần có kỹ xảo. Nếu đặt câu hỏi quá trắng trợn sẽ làm cho đối phương hoài nghi, sẽ không dám nói thật với bạn. Tốt hơn là dùng phương pháp nói chuyện và gợi chuyện để hỏi, kỹ xảo này cũng cần phải luyện tập qua.

Như vậy, bạn có thể thấy đối tượng giao tiếp là loại người như thế nào. Chúng ta thường nói "người nào vật ấy" có nghĩa là người như thế nào sẽ thích chơi cùng người như vậy. Do cách nhìn nhận của họ có những điểm tương đồng nên có thể chơi cùng nhau. Do vậy người tính tình cương trực không thể hợp với người mưu lược; người thích rượu, chè, cờ bạc không thể trở thành bạn thân của người nghiêm túc. Quan sát tình hình kết bạn của một người, có thể biết khái quát tình hình giao tiếp bạn bè của người này.

Ngoài việc kết bạn, còn có thể nghe ngóng tình hình trong gia đình anh ta, xem anh ta cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em ra sao, đối với hàng xóm như thế nào. Nếu như bạn nghe được những điều không tốt về anh ta, vậy bạn nên cẩn thận với người này. Vì khi đối xử với những người thân không tốt thì làm sao cư xử với bạn tốt được, nếu cư xử tốt với bạn tất nhiên là có một mưu đồ gì khác.

Nếu anh ta đã có vợ con, vậy cũng có thể xem cách đối xử với vợ con ra sao. Nếu đối với vợ con không tốt, loại người này phải nên đề phòng. Nếu người bạn quan sát là phụ nữ, thì cũng có cách nhìn tương tự về thái độ của cô ấy đối với chồng con, lý lẽ cũng giống như vậy.

  • 3/ Dùng “quan điểm tương đồng" để nhìn người

Cách nhìn người rất đa dạng, nhưng không phải bất cứ ai cũng thấu hiểu được. Có một câu chuyện trong "Ngụ ngôn Hy Lạp" rất đáng để tham khảo. Câu chuyện như sau:

Có một vị vương tử nuôi vài con khỉ. Anh ta luyện cho chúng cách nhảy múa, và mặc cho chúng những bộ quần áo tuyệt đẹp, đeo cho chúng những chiếc mặt nạ hình mặt người. Khi lũ khỉ nhảy múa, rất giống như những con người thật đang nhảy múa vậy. Một ngày kia, vương tử bắt bọn khỉ nhảy múa để cho các triều thần thưởng thức. Sự diễn xuất điêu luyện của lũ khỉ đã nhận được những tiếng vỗ tay khen ngợi hết mình. Nhưng trong đó có một vị triều thần đã cố ý làm rơi một trái chuối trên sàn. Những con khỉ thấy vậy đã tháo lớp mặt nạ để tranh nhau trái chuối. Kết quả cuộc trình diễn tinh vi của lũ khỉ đã trở thành trò chế giễu cho các triều thần.

Câu chuyện ngụ ngôn này nói rõ bản tính của khỉ không thể thay đổi dù đã học nhảy múa và đeo mặt nạ. Khỉ vẫn là khỉ, nhìn thấy trái chuối sẽ lộ nguyên hình.

Nếu như so sánh người với loài khỉ trong truyện, con người không phải đeo mặt nạ giả biểu diễn trên khán đài của cuộc sống hay sao? Do vậy kẻ tiểu nhân khi đeo mặt nạ sẽ làm bạn lầm tưởng đó là người quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ làm bạn lầm tưởng là người lương thiện. Kẻ háo sắc khi đeo mặt nạ ,bạn lại tưởng lầm là người tử tế. Thật sự làm chúng ta muốn đề phòng mà không dể đối phó được. Chúng ta khi đối nhân xử thế, tất nhiên muốn không làm hại đến ai, nhưng ít ra cũng nên có phòng bị ở đời vì khó mà đoán biết trước hậu quả về sau . Do vậy khả năng nhận biết được mặt nạ giả cũng không nên không luyện một chút. Chúng ta không thể dùng nguyên lý trong câu chuyện ngụ ngôn trên để nhìn nhận và đánh giá một con người nhưng đây cũng chính là một kinh nghiệm đáng lưu tâm.

Khỉ không thể thay đổi được bản tính thích ăn trái cây, do vậy khi nhìn thấy trái chuối nó quên ngay rằng nó đang nhảy múa để mua vui mọi người. Biểu hiện của con người tuy không trực tiếp giống như loài khỉ, nhưng cho dù anh có cải trang thế nào, gặp phải thứ trong lòng yêu thích, anh ta sẽ vô ý thức và hiện rõ bộ mặt thật của chính mình. Do vậy mà kẻ háo sắc bình thường trông rất tử tế, nhưng nhìn thấy người đẹp lồ lộ, hai mắt sẽ dán chặt vào, ngôn từ thất thái; kẻ thích đánh bạc bình thường không đam mê, nhưng nhìn thấy chiếu bạc không thể kìm nén được bản thân. Không phải họ không biết nếu lộ diện ra những bản tính này ra là không tốt, nhưng một khi đã gặp phải đúng sở thích của mình họ liền lộ ra ngay bộ mặt thật cũng giống như lũ khỉ kia vậy.

Vận dụng trên thực tế, nếu bạn muốn hiểu tính tốt xấu của một người, bạn có thể chủ động sắp xếp để người đó thật sự có mặt tốt, mặt xấu sẽ bị hạn chế ít nhiều, thậm chí anh ta còn quên mất mình là ai, và lộ rõ bộ mặt thật ra. Từ đó bạn có thể hiểu được những tính cách khác của người này và lấy đó để tham khảo cho việc kết giao với anh ta. Có một số công ty kinh doanh đã dùng phương pháp này để nắm bắt tâm lý của khách hàng.

Nếu bạn không có năng lực sắp xếp tình huống, vậy thì cũng có thể lợi dụng các cơ hội để quan sát sở truờng. Quan sát này có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự sắp xếp vì đối tượng bị quan sát sẽ không phòng bị, bộ mặt thật lộ ra tương đối sát thực.

Dùng "điểm tương đồng với sở trường” nhìn người không nhất thiết có thể nhận ra anh ta là người quân tử hay kẻ tiểu nhân, nhưng có thể thấy được tính cách và nhân phẩm, mà nhân phẩm lại ảnh hưởng đến việc hành sự, sự phán đoán và cách đánh giá của anh ta. Thậm chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn thiện hay ác. Cho dù kết bạn hay tìm đối tác, đây là những tham khảo rất quan trọng để hiểu người, hiểu đời vậy.