Tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế la gì

Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Tiểu luận môn học TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ KINH TẾHọ và tên học viên: Lớp: Đơn vị công tácGiảng viên hướng dẫn: Đơn vị nghiên cứu: HÀ NỘI – 2014Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G1Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.MỤC LỤCMỤC LỤC 2I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH 31. Giới thiệu tổng quan về Khu di tích lịch sử Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa 3 2. Giới thiệu khái quát về Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh 9 2.1. Nhiệm vụ quyền hạn : 10 2.2. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý di tích Lịch sử Lam Kinh: 10II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH 111. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT 112. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT 113. Về kết quả ứng dụng CNTT 11 4. Về đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT 125. Về quản lý văn bản bằng phần mềm TD Offine do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch triển khai hướng dẫn thực hiện 12 6. Đánh giá tác động việc ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh 13 Những tác động tích cực 13III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA LAM KINH 153.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 15 3.2. Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 17 Xu hướng phát triển về công nghệ 173.3. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở Ban quản lý di tích Lam Kinh 183.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin hiện thời tại Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh 19KẾT LUẬN 25 Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G2Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAMKINH1. Giới thiệu tổng quan về Khu di tích lịch sử Lam Kinh tỉnh Thanh Hóa Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây.Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi pháttích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anhhùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức, chung lòng đứng lên đánh đuổi giặc cứunước. Sau 10 năm [1418-1428] kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặc Minh rakhỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên hiệu là ThuậnThiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ, thịnh trị cho đất nướckéo dài gần 360 năm. Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên,nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Đểthờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các Vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “Kinh đô thứ hai” của nướcĐại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩagiá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc.Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28GKHU DTLAM KINHDT LAM KINH3Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinh không cònlại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễn cho tháo dỡ vậtliệu chuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về dựng Thái miếu ở Bố Vệ thành phốThanh Hoá [1805]. Quá trình xây dựng Điện Lam Kinh được: " Đại Việt sử ký toàn thư" chép lạinhư sau: - Năm 1430, sau khi lên ngôi Hoàng đế Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơnthành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội. Lam Kinh trởthành vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê. - Năm 1433, sau khi Vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở Lam Kinh cácđiện miếu cũng bắt đầu được xây dựng. - Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433,Vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Thái mẫu, cùngnăm đó điện Lam Kinh bị cháy. - Năm 1448, Vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cụcbách tác làm lại điện miếu Lam Kinh. Lam Kinh được tiếp tục xây dựng chưa đầy mộtnăm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành. - Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh Vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3toà của Chính điện là: Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh. Quy mô công trình kiến trúc Lam Kinh được ghi trong Lịch triều hiến chươngHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G4Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.loại chí của Phan Huy Chú như sau:[Sông Chu – Núi Mục] "Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên nonxanh nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của LêThái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điệnlấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảycả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt, lòng sông cónhững viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. lạicó lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung.Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi quacầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nướcphẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chóngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫumực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuốngthì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xâydựng cơ nghiệp". Tuy nhiên, các công trình kiến trúc như xưa đến nay không cònnhiều, nhưng với ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh với lòng thànhkính tôn vinh các vua triều Hậu Lê đã có công lao to lớn với đất nước. Năm 1962, ditích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 được Chính phủ phêduyệt dự án trùng tu tôn tạo. Từ đó đến nay nhiều hạng mục công trình khu di tích đãđược phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được nhiều di tích di vật cổHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G5Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.thời Lê. * Công tác trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh. Khu di tích lịch sử Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổngthể tại Quyết định số 609/TTg ngày 22/10/1994 và UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệtQuy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2016/QĐ-UB ngày 19/06/2002. Tổng diện tích khu di tích là hơn 200 ha [nằm trên địa bàn xã Xuân Lam,Thịtrấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân và xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc]. Mục tiêu của dự án là: Khôi phục, bảo tồn Khu di tích lịch sử Lam Kinh thànhmột quần thể di tích lịch sử, văn hoá và khu tưởng niệm gắn với mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh, Nhà nước. Cụ thể là: + Bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ trong khu di tích. + Phục hồi khu rừng Lam Kinh, trồng cây tôn tạo cảnh quan khu điện, khu lăngvà bảo vệ môi trường sinh thái. + Cải tạo và xây dựng khu phục vụ quản lý và các hoạt động tưởng niệm. + Xem xét bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ khác cóliên quan đến sự nghiệp của Lê Lợi như đền Lê Lai, núi Dầu, tạo nên một quần thể ditích lịch sử hợp lí có đầy đủ ý nghĩa nhân văn và giáo dục. Những di tích tiêu biểu hiện còn trong khu di tích Lam Kinh và đang đượcNhà nước đầu tư phục hồi tôn tạo: Tổng số gồm 50 hạng mục công trình chính. Đến nay đã triển khai 23 hạng mục hoàn thành, 05 hạng mục đang triển khaithực hiện đầu tư và 22 hạng mục chưa có vốn để triển khai. - Từ cổng vào khu trung tâm: + La Thành hay Thành Ngoại: hai bên cầu Bạch xây bằng đá cuội xếp khítmạch là thành ngoài của di tích, có tác dụng “ngưỡng’’ ngăn cách bên trong và ngoàinằm ở phía Nam. + Sông Ngọc, hồ Tây: Đây là hệ thuỷ của di tích Lam Kinh vừa là cảnh quan,vừa tạo phong thuỷ cho toàn bộ di tích. + Giếng Cổ: có từ thời tằng tổ của Lê Lợi là cụ Lê Hối khi rời làng từ Như ángxuống Lam Kinh lập ấp canh tác sản xuất. Giếng phục vụ sinh hoạt cho gia đình và gianô trong nhà. Sau khi trở thành kinh đô thứ hai “cố hương’’, giếng vẫn sử dụng phụcHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G6Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.vụ sinh hoạt cho Lam Kinh. + Nghi môn, Ngọ môn [cửa phía Nam] của điện Lam Kinh nơi đón tiếp nghithức trước khi vào điện chầu trước khi phục hồi còn toàn bộ nền móng, tảng cột cáithời Lê Trung Hưng. + Sân Rồng, Sân Chầu: phục vụ tế lễ các quan văn võ bái chầu khi vua thiếttriều, tổ chức tế lễ. + Chính điện là điện chính giữa khu trung tâm lớn nhất hình chữ công [I] gồm3 toà nhà lớn gọi là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh. Diện tích 1648m2 với 138chân tảng hiện còn 124 chân tảng, nay đang tổ chức phỏng dựng trên nền cũ đến 2015sẽ hoàn thành.+ Chín toà Thái miếu: nằm phía sau nhà Chính điện gồm 9 toà nhà có kíchthước gần vuông, diện tích các toà tương đối gần bằng nhau từ 180m2 – 220m2 xếptheo hình cánh cung ôm lấy Chính điện Lam Kinh Thái miếu là nơi thờ cúng các vuaThái hoàng, Thái hậu triều đại Hậu Lê. Từ 2005 đến nay đã phục hồi tôn tạo 5 toà,theo kiến trúc thời Lê Trung Hưng bằng gỗ lim, mái lập ngói mũi hài, nền lát gạch bátgiã cổ, vách đố lụa cửa bức bàn. [Chín tòa Thái miếu - đã được phục dựng] - Các khu lăng mộ ở Lam Kinh: Lam Kinh được an táng 6 vị vua và 2 hoàng Thái Hậu. Trải qua thời gian biếnthiên của lịch sử hiện nay di tích còn lại 6 khu lăng mộ, có 5 Lăng mộ các vua và 1 bàHoàng Thái hậu. Mỗi khu lăng mộ có diện tích khoảng 400m2, khu nhà bia khoảng100m2 có bia và nhà che bia lăng mộ các vua gồm: Lăng mộ vua Lê Thái Tổ, Lê TháiTông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và lăng mộ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao.Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G7Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.Hiện nay, các lăng mộ đã được trùng tu chống xuống cấp năm 1996. Hai ngôi mộ chưatìm thấy là lăng mộ vua Lê Nhân Tông, lăng Hoàng Thái Hậu Nguyễn Ngọc Huyên.Có 2 đền thờ đã được phục hồi tôn tạo lần gần nhất vào năm 1997, đó là đền thờ LêThái Tổ tại xã Xuân Lam, đền thờ Trung TúcVương Lê Lai xã Kiên Thọ – Ngọc Lặc,cách di tích Lam Kinh 5km về phía Bắc. Để di tích lịch sử Lam Kinh khôi phục lạinhư xưa [Tây Kinh, lam Kinh] xứng tầm với công lao to lớn của anh hùng dân tộc LêLợi triều đại Hậu Lê, việc gìn giữ bảo tồn di tích Lam Kinh, với truyền thống uốngnước nhớ nguồn, tri ân công lao sự nghiệp vĩ đại của anh hùng dân tộc Lê Lợi [ĐứcThái Tổ cao Hoàng đế triều đại Hâụ Lê Nhà nước đang tập trung đầu tư phấn đấu cơbản hoàn thành các di tích chính trong khu trung tâm vào năm 2015. [Lăng mộ Vua Lê Thái Tổ - Vĩnh Lăng] * Công tác bảo tồn phát huy giá trị di tích: - Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn, chống xuống cấpnhững điểm di tích có yếu tố thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng. - Thực hiện công tác nghiên cứu khảo cổ toàn bộ khu trung tâm di tích, làm cơsở cho công tác nghiên cứu lập các dự án đầu tư phục hồi tôn tạo. - Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệugiá trị của di sản văn hoá đến với mọi người dân cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ. - Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G8Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu lập hồ sơ khoa học cho từng công trình di tích;sưu tầm nghiên cứu tập hợp tư liệu, tài liệu văn hoá vật thể, phi vật thể, xây dựng khotư liệu, kho hiện vật thời Hậu Lê phục vụ cho công tác tham quan, học tập, nghiên cứukhoa học về di tích. - Tập trung nghiên cứu chỉnh trang phòng trưng bày, bổ sung hiện vật trưngbày ấn tượng phong phú đủ lớn để phục vụ tham quan học tập, nghiên cứu, hiểu biếtsâu sắc, ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hoá di tích Lam Kinh triều đại Hậu Lê. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ làm công tác chuyên mônnghiệp vụ, thuyết minh viên di tích, nhằm tuyên truyền quảng bá những nét đặc sắctiêu biểu của di tích Lam Kinh đến với mọi người dân trong tỉnh, trong nước. - Phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương tuyên truyềnquảng bá các giá trị di sản văn hoá của khu di tích lam Kinh đến với người dân trên cảnước. - Thực hiện công tác nghiên cứu in ấn xuất bản ấn phẩm về di tích để tuyêntruyền quảng bá. - Đến nay, hầu hết các công trình hạng mục trong khu di tích đã được nghiêncứu khai quật khảo cổ học 7 đợt, cung cấp nhiều tài liệu có giá trị, làm rõ được hìnhhài của những di tích bị vùi lấp, bảo vệ được những di tích gốc đang có nguy cơ bị huỷhoại, ngăn chặn được tình trạng hoang phế, đang từng bước khôi phục lại diện mạoLam Kinh xưa. Công tác phục hồi tôn tạo di tích Lam Kinh đã được các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, nhân dân cảnước quan tâm ủng hộ. Từ khi di tích Lam Kinh được phục hồi tôn tạo, cảnh quan di tích sạch đẹp,khách thập phương đến thăm di tích ngày một đông, nhất là trong dịp lễ hội mỗi ngàyđến mấy vạn người. Đời sống nhân dân trong vùng ngày một cải thiện, kinh tế pháttriển nhất là kinh tế dịch vụ. Sự quan tâm và ý thức trách nhiệm của chính quyền vànhân dân địa phương đối với di tích Lam Kinh được nâng cao. 2. Giới thiệu khái quát về Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lýDi tích Lam Kinh thuộc Ban Quản lý Di tích và Danh thắng trực thuộc Sở Văn hoá,Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G9Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.Thể thao và Du lịch. Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh năm trên địa bàn thị trấnLam Sơn, Thọ Xuân Thanh Hóa.Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cáchpháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. 2.1. Nhiệm vụ quyền hạn :- Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan đếntriều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;- Sưu tầm, nghiên cứu, tôn tạo, phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liênquan tới triều đại Hậu Lê tại khu di tích Lam Kinh;- Tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phục hồi rừng trong khu di tích Lam Kinh;- Xây dựng phương án quản lý, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệsinh môi trường khu di tích;- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá và khai thác dịch vụ phục vụ khách du lịch,quản lý, sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật.- Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư xây dựng và tu bổ, tôn tạo, phục hồi, nhằmphát triển khu di tích lịch sử Lam Kinh trở thành trung tâm văn hoá, du lịch lớn củatỉnh, xứng đáng với vị thế của Di tích trọng điểm quốc gia.- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao; 2.2. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý di tích Lịch sử Lam Kinh:a] Tổ chức bộ máy: Ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam Kinh có Trưởng ban, không quá 2 PhóTrưởng Ban.b] Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:- Phòng Tổ chức Hành chính;- PhòngNghiệp vụ;- Phòng Khai thác dịch vụ. Việc bổ nhiệm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban; thành lập, giải thể các phòngchuyên môn, nghiệp vụ của Ban do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyếtđịnh theo qui định và phân cấp hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh Thanh Hóa;c] Biên chế và lao động hợp đồng có quỹ lương:Biên chế của Ban là biên chế sự nghiệp, nằm trong tổng biên chế hành chính, sựnghiệp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, được Chủ tịch UBND tỉnh quyết địnhHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G10Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.giao hàng năm. Năm 2009 Ban có 5 biên chế, 6 lao động hợp đồng có quỹ lươngchuyển từ Ban Quản lý di tích và danh thắng sang, 14 lao động hợp đồng được hỗ trợmột phần kinh phí từ ngân sách. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, khối lượngcông việc và khả năng tài chính của đơn vị, Trưởng ban Quản lý di tích Lịch sử LamKinh được ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động; kinh phí chi trảcho số lao động hợp đồng do Ban quản lý tự cân đối.Bảng: Chất lượng công chức, viên chức tại thời điểm năm 2014Trình độ và tuổi Số lượngTrình độ chuyên môn từ ĐH trở lên 21Trình độ chuyên môn CĐ 2Có trình độ Tin học 25- Tin học trình độ Đại học- Tin học trình độ chứng chỉ 25Dưới 30 tuổi 6Từ 30-50 33Trên 50 tuổi 5TỔNG SỐ CC, VC, HĐLĐ 44II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BAN QUẢNLÝ DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH 1. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT Trang bị được thiết bị máy chủ 02 máy tính xách tay, 15 máy tính hệ thốngmạng nội bộ [LAN] cho các phòng ban trực thuộc . Xây dựng trụ sở và đưa vào vận hành hệ thống dữ liệu văn hóa phi vật thểđược trang bị 09 máy chủ, bao gồm: Protocol Firewall, Domain Firewall, DNS,LDAP, Mail, Database, và 03 máy chủ cài đặt 03 phần mềm dùng chung; có hệ thốngchống sét lan truyền, lồng Faraday chống nhiễu và hệ thống thoát sét theo yêu cầu kỹthuật 2. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTTCử cán bộ tham gia lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý vănbản và hồ sơ công việc do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2013. Hiệnnay đã và đang được ứng dụng thực hiện có hiệu quả.3. Về kết quả ứng dụng CNTTHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G11Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế. Triển khai phần mềm dùng chung và Trang web văn bản quy phạm pháp luật[của Chính phủ và của tỉnh]. Trong đó chỉ có phần mềm TD Offine: Phần mềm quản lývăn bản và hồ sơ công việc, 4. Về đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT Văn phòng Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh chịu tránh nhiệm triển khaiứng dụng CNTT ở các phòng ban của đơn vị và các đơn vị có liên quan.5. Về quản lý văn bản bằng phần mềm TD Offine do Sở Văn hóa Thể thao Dulịch triển khai hướng dẫn thực hiện.Truy cập phần mềm ứng dụng TD Ofine bằng địa chỉ www.//117.6.131.82:8081/ giao diện hiện ra như sau: Sau đó vào tên đăng nhập: Bqldtlk.svhttdl và gõ mật khẩu bấm đăng nhập Trong giao diện chính có các menu công cụ gồm: văn bản đến, văn bản đi, thưđiện tử, lịch công tác, nhắc việc, trò chuyện, văn bản pháp quy, hồ sơ lưu trữ…Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G12Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế. 6. Đánh giá tác động việc ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý di tíchlịch sử Lam Kinh Những tác động tích cựcSự phát triển mạnh của hạ tầng kỹ thuật Các phòng ban đã chuyển từ sử dụngmáy tính đơn lẻ sang sử dụng mạng máy tính, dùng Internet để tra cứu thông tin, vănbản pháp luật. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng trạm Ngân hàng dữ liệu Văn hóa phivật thể cho tỉnh là một định hướng đúng đắn cho xu hướng phát triển và quảng bá ditích. Thay đổi cơ bản về thói quen ứng dụng CNTT trong các CQNN và ở cán bộnhân viên, Thể hiện qua việc dùng hệ thống email để trao đổi thông tin hàng ngày,khai thác thông tin trên Internet, truy cập hệ thống quản lý văn bản pháp luật ở cácCQNN, việc sử dụng các dịch vụ công được cung cấp, gởi câu hỏi, thắc mắc qua cáctrang website, email liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của người dân, của cácdoanh nghiệp đã cho thấy sự thay đổi cơ bản về thói quen và nhận thức về ứng dụngCNTT trong Ban. - Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và CNTT ở Lam Kinh trongnhững năm gần đây đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển về hạ tầng thông tin, mở ra cơhội tiếp những nguồn tri thức mới góp phần nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộnhân viên.Tạo nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển và ứng dụng CNTT ở nhữngnăm sau.Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G13Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.Sự quan tâm của lãnh đạo đến việc ứng dụng CNTT ngày được cũng nâng lênqua việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vàtruyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện nay và định hướng đến năm 2020 củaBan đã góp phần định hướng việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan trongtrong những năm sau.Có thể nói ở giai đoạn 2009 - 2013 chính là sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng kỹthuật. Sang giai đoạn 2014 – trở đi số lượng chất lượng của cán bộ, công chức, viênchức cao hơn rất nhiều. Tuy việc ứng dụng CNTT có chuyển biến tích cực như việc sửdụng email tăng nhanh, truy cập, ứng dụng nhiều vào hoạt động của di tích. Số lượngngười truy cập sử dụng các thông tin và dịch vụ được cung cấp trên trang web:khuditichlamkinh.vn này khá đông cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả của nó. Những hạn chế và nguyên nhânTuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng nếu so với các mục tiêu đãđược đề ra và Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và địnhhướng đến năm 2020 thì kết quả đạt được vẫn chưa cao. Cụ thể, vẫn còn một số hạnchế tồn tại và nguyên nhân cơ bản như sau:Lãnh đạo Ban vẫn chưa thực sự quyết tâm trong việc phát triển và ứng dụngCNTT trong đơn vị. Việc ứng dụng CNTT chưa thực sự đạt được yêu cầu tin học hóacác công việc xử lý hằng ngày và chưa gắn kết được với việc cải cách hành chính. Đâycũng là nguyên nhân chủ yếu không có sự đột phá trong ứng dụng CNTT ở đơn vị.Vai trò và chức năng, cơ sở dữ liệu của cơ quan chưa vẫn chưa thống nhất.Trách nhiệm và chức năng ứng dụng CNTT ở trong các phòng vẫn còn chồng chéo.: Mô hình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT chắp vá, đầu tư nhiều giai đoạn,thiếu tính đồng bộ, không phù hợp tạo ra những hạn chế và bất cập khi triển khai cáckế hoạch ứng dụng CNTT, dẫn đến không đạt hiệu quả như mong đợi. Thêm vào đó,vai trò của cán bộ chuyên trách CNTT vẫn chưa được coi trọng. Điều này đã tạo ranhiều khó khăn trong việc triển khai và ứng dụng CNTT.Hạ tầng kỹ thuật ở Lam Kinh vẫn còn quá thấp so với mặt bằng chung của cảnước. Nguyên nhân chính là do hạn chế về mặt địa lý cách xa các trung tâm kinh tế, chínhtrị, Đây cũng chính là nguyên nhân mà CNTT ở Lam Kinh đều tập trung vào phần cứng,vào hạ tầng kỹ thuật.Việc ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế, chưa khai thác và phát huy được nhữngHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G14Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.điều kiện sẵn có. Các dịch trực tuyến còn ở mức thấp, việc chia sẻ thông tin và CSDLgiữa các CQNN, các điểm di tích, di sản rất ít [chủ yếu là gởi báo cáo]. Các đầu tư choCNTT vẫn có xu hướng coi nhẹ phần mềm, ít quan tâm đến việc đầu tư cho phần mềmvà CSDL. Trong khi đây mới thật sự nội dung quan trọng của ứng dụng CNTT.Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung vẫn chưa đápứng được yêu cầu của sự phát triển về CNTT. Do hạn chế về trình độ nên đa số các cánhân cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thụ động, ít đổi mới, chưa hình thành thóiquen thường xuyên sử dụng, khai thác và trao đổi thông tin trên môi trường CNTT.Hơn thế nữa, Ban chưa có một chuyên gia thực thụ về CNTT để quản lý, xây dựng vàphát triển các ứng dụng CNTT. Một phần là do chính sách đào tạo và tuyển dụng nhânsự cho phát triển ứng dụng CNTT chưa được coi trọng, một phần là do chính sách đãingộ về tiền lương thấp, hầu hết còn thiếu các kỹ năng về về quy trình làm việc. Tóm lại, việc ứng dụng CNTT của Lam Kinh trong thời gian qua mới là bướcđầu, hiệu quả chưa cao. Nhận thức của lãnh đạo Ban về vai trò của công nghệ thôngtin vẫn chưa được đầy đủ; chưa kết hợp chặt chẽ được việc ứng dụng CNTT với quátrình quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Trong thời gian tới, Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh cần có những kếhoạch đột phá hơn, tập trung việc cải cách hành chính phối hợp với ứng dụng CNTTđể xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại và hiệu quả hơn, góp phần vào công tácquản lý, bảo tồn, quảng bá di tích ngày càng mạnh mẽ hơn. III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNGNGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA LAM KINH 3.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nướcNhư đã trình bày ở phần 1 chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước tađã có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triểnvà ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình pháttriển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình CNH, HĐH. Ứng dụng và phát triểnCNTT là giải pháp hàng đầu cho quá trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triểnquốc gia.Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêurõ: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G15Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế,văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giảiphóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổimới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinhtế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòngvà tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá.”Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của côngnghệ thông tin; thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cải cách hành chính, đổimới phương thức lãnh đạo, quản lý của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho người dân và doanh nghiệplàm việc với các cơ quan Chính phủ được nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả,nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, từng bước đưa hoạt động của nền hành chínhcông theo mô hình “nền hành chính điện tử”.Với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo tổ chức việc xâydựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch và dự án ứng dụng và phát triển CNTT,Chỉ thị 58-CT/TW đã đặt ra nhiều mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lượcphát triển và ứng dụng cho các cơ quan Đảng, CQNN. [i] Các cơ quan Nhà nước phải đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng côngnghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực vàhiệu quả lâu dài. [ii] Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Nhà nước là bộ phận hữu cơ quantrọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơquan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.Ứng dụng CNTT phải gắn liền với cải cách hành chính, phải đổi mới tổ chức, phươngthức quản lý, quy trình điều hành của các cơ quan.[iii] Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cácchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Coi hạ tầng thông tin là hạ tầng kinhtế - xã hội quan trọng. Xây dựng hạ tầng CNTT phải đảm bảo tính hiện đại và hệHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G16Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.thống, chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực nhằm bảođảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, cáchệ thống thông tin trong nước và quốc tế; Phải có các biện pháp chủ động và các quyđịnh cụ thể về an toàn và an ninh thông tin. [iv] Ứng dụng CNTT phải hướng đến phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân,phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Cần tập trung phát triển cácdịch vụ điện tử cung cấp dịch vụ công, đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp vớitiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời phải tạo điều kiện cho mọi tầnglớp xã hội, ở mọi nơi có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng côngnghệ thông tin.[v] Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định cho sự thành công củaviệc ứng dụng CNTT. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyênmôn về công nghệ thông tin; Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạonguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộchuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời các nhu cầuthường xuyên. 3.2. Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong cơquan nhà nướcXu hướng phát triển về công nghệSự phát triển của CNTT ngay nay đã hình thành xu hướng hội tụ về công nghệ,cả trong phần cứng và phần mềm, và các lĩnh vực có liên quan. Có 3 loại hội tụ đangđược diễn ra: [i] Hội tụ công nghệ - phát tiển trên một nền [platform] chung để trao đổithông tin được thông suốt; [ii] Hội tụ các dịch vụ - người dùng có thể sử dụng đa dịch vụtrên cùng một phương tiện [cùng một thiết bị, một hệ thống mạng]; [iii] Hội tụ điều tiết –hình thành hay thiết lập cơ quan có thẩm quyền làm mờ nhạt ranh giới giữa CNTT, viễnthông và truyền hình.Đối với việc ứng dụng CNTT trong CQNN chú ý đến 3 xu hướng sau:Ứng dụng các công nghệ đa truyền thông, đa phương tiện để thực hiện các cuộchọp, hội thảo qua mạng. Dưới sự trợ giúp của các thiết bị CNTT và hệ thống mạng sẽgiúp cho các CQNN có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để thực hiện cho cácbuổi họp, hội thảo từ xa trong hệ thống [nội bộ] và cả với bên ngoài hệ thống. Tuynhiên, yêu cầu trước tiên của việc ứng dụng này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệtHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G17Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.là hệ thống mạng phải nhanh và ổn định. Đối với các cuộc họp, hội thảo với qui môlớn các thiết bị phục vụ thường là các công nghệ độc quyền. Vì vậy, khi đầu tư cầnchú ý đến các chuẩn kỹ thuật trong giao tiếp [giao thức kết nối và truyền dự liệu], ưutiên các chuẩn chung để đảm tính mở của hệ thống.Xu hướng “web hóa” các ứng dụng. Sự phát triển của các công nghệ về web đãtiến đến một bước mà tất cả mọi thứ đều có thể đưa lên web, thậm chí là hệ điều hành.Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, nó có thể dễ dàng đưa các ứng dụng,các hệ thống thông tin ra Internet, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet để giaotiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác; Mặt khác, công nghệ web là côngnghệ có tính mở cao, ít phụ thuộc và các công nghệ độc quyền [như hệ điều hành]. Dođó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cungcấp dịch vụ công của CQNN [của Chính phủ] cần chú ý đến xu hướng này để có thểtiết kiệm được chi phí về bản quyền và chi phí cho đầu tư hạ tầng thông tin, đồng thờiđảm bảo được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ nàychính là bảo mật, vì vậy cần có chính sách an ninh mạng đi kèm khi triển khai.Xu hướng tích hợp của các phần mềm, hay nói chính xác là sự tích hợp về tínhnăng và công nghệ của phần mềm. Đây là yêu cầu chung của sự phát triển, các phầnmềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia. Một kiếntrúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay.Trước hết là sự đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí; Sau là đảm bảocho sự “thông suốt” của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong vàngoài, hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống. Điểm cần lưu ý để kiếntrúc phần mềm này có thể hoạt động đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phầncứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ củamôi trường pháp lý đi kèm.3.3. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở Ban quản lý di tích Lam Kinh Với điều kiện hiện tại, 3 định hướng sau đây được coi là có tính chủ đạo choviệc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính sự ngiệp:Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo cho yêu cầuứng dụng CNTT. Tiến đến chuẩn hóa trình độ tin học cán bộ, viên chức theo yêu cầuriêng của hệ thống. Đồng thời ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT.Đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng nhằm tin học hóa việc điềuHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G18Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.hành và tác nghiệp trong Ban, từng bước xây dựng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý.Xây dựng mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho Khu di tích [như mô hình 3.1] đểđịnh hướng cho việc triển khai các dự án CNTT. Việc phát triển các ứng dụng CNTTphải dựa vào mô hình đã xây dựng để đảm bảo cho xu hướng tích hợp trong hệ thốngNgành di sản, hệ thống Ngân hàng dữ liệu Văn hóa phi vật thể Quốc gia, và cho hệthống CPĐT của quốc gia sau này. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công nghệ tiên tiến, đảmbảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Phát triển hệ thống mạng nội bộ của cơ quanphải nâng lên một mức theo chuẩn Gigabit và sử dụng cáp quang cho các đường trụccủa hệ thống mạng đường trục giữa các phòng. Điều này sẽ đảm bảo môi trường traođổi thông tin trong đơn vị được thông suốt và đáp ứng cho yêu cầu truyền thông đaphương tiện sắp tới [như họp, hội hội thảo, hội nghị trực tuyến].3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin hiện thời tại Ban quản lý ditích lịch sử Lam KinhĐể đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý của Ban quản lý Lam Kinh, cầnthực hiện 5 giải pháp chiến lược sau:Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tinMột trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng và phát triển CNTT trongngành di sản nói chung và Lam Kinh nói riêng chưa thể đạt được hiệu quả cao là doviệc chưa nhận thức và đánh giá đúng được vai trò của việc ứng dụng CNTT. Khinhận thức chưa rõ, chưa thống nhất thì mọi nỗ lực đầu tư hoặc chính sách đưa ra đềucó thể bị vô hiệu. Vì vậy, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT là một trong nhữnggiải pháp hết sức quan trọng.Nhận thức về CNTT luôn đi kèm với trình độ chuyên môn và mức độ am hiểuvề CNTT. Nếu trình độ không cao nhận thức sẽ chậm; đồng thời, nếu không am hiểuhoặc không biết sử dụng CNTT thì nhận thức sẽ không triệt để,. Từ đó sẽ tạo nênnhững rào cản về tâm lý, thậm chí là có xu hướng chống lại việc triển khai ứng dụngCNTT. Do đó, để thực hiện được giải pháp này cần tập trung một số biện pháp cơ bảnsau:Tổ chức các hội nghị triển khai các quan điểm, chủ trương về ứng dụng CNTT.Kết hợp với các hội thảo để giới thiệu các tính năng mà việc ứng dụng CNTT có thểđem lại, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình phát triển và kinh nghiệm ứng dụngHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G19Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.CNTT của các cơ quan quản lý di tích, đơn vị bạn đã triển khai thành công.Tăng cường trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũviên chức, lao động. Đây cũng là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành cônghay thất bại của việc ứng dụng CNTT. Trong công tác đào tạo cần lưu ý phân loại đốitượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Càng phân chia được nhiềuloại đối tượng, hiệu quả đào tạo sẽ càng cao. Đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, cầntrang bị các kiến thức tổng quát về ngành CNTT và các kỹ năng cơ bản phục vụ chocông tác quản lý, tránh đào tạo quá sâu các kỹ năng cơ bản dành nhân viên; Đối vớiđội ngũ nhân viên, những người thực hiện ở mức tác nghiệp nào sẽ có chương trìnhđào tạo các kỹ năng tương ứng.Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phong trào, các hội thi ứngdụng CNTT cho đơn vị, hội thi lãnh đạo ứng dụng CNTT giỏi hay có hiệu quả ở cácphòng. Từ đó, khuyến khích được việc tự nâng cao trình độ, tăng nhận thức và đẩymạnh ứng dụng CNTT ở đơn vị, đồng thời tạo được môi trường học tập kinh nghiệmgiữa các lãnh đạo nói riêng và các mô hình ứng dụng CNTT ở đơn vị nói chung.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường tuyên truyền,quảng bá hình ảnh và hướng dẫn khai thác các loại dịch vụ công đã được cung cấpdưới sự hỗ trợ của CNTT đến từng những người dân và các doanh nghiệp trong toàntỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính để ứng dụng CNTT có hiệu quảCải cách hành chính đã trở thành một trong những mục tiêu chính của Chínhphủ Việt Nam trong suốt những năm qua với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy nhà nước; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vữngmạnh, từng bước hiện đại.Lam Kinh trong những năm qua đã có những thành tựu về việc đổi mới, Cơquan đã tập trung rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quanhành chính sự nghiệp, quản lý, phát huy giá trị di tích, tập trung đẩy mạnh việc đổimới, đồng bộ hóa trang thiết bị, xây dựng cơ sở dữ liệu, và xem đây là khâu đột phácủa hoàn thiện hệ thống CNTT hiện thời. Tuy vậy, theo nhận xét chung, so với các tỉnh khác thì điểm mạnh cần phát huycủa Lam Kinh là sự năng động và tiên phong của lãnh đạo Ban; một trong những điểmyếu là tính minh bạch và nguồn vốn đầu tư ít nên ứng dụng CNTT chưa đạt được hiệuHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G20Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.quả cao nhất.Xây dựng đội ngũ CNTT chuyên trách cho ứng dụng CNTTĐội ngũ CNTT chuyên trách là điều kiện để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTTđược ổn định và cải tiến thường xuyên. Đội ngũ CNTT chuyên trách ở đây trước hết làcán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách, kế đến là đội ngũ Phòng Hành chính –Tổ chức chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng CNTT. Đội ngũ này sẽ đảm tráchnhiệm vụ để phát triển các ứng dụng phục vụ cho điều hành và tác nghiệp cho cácphòng trong Ban. Vì thực tế, không có một ứng dụng hay phần mềm dùng chung nàocó thể sử dụng cho mọi chức năng công việc. Mặt khác, đi cùng với sự phát triểnchung, các ứng dụng cũng cần phải thường xuyên được nâng cấp về tính năng, côngnghệ và bảo mật. Do đó, chỉ có một chuyên gia CNTT chuyên trách mới có thể đảmbảo cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và phát triển lâu dài.Lam Kinh vẫn chưa có cán bộ CNTT chuyên trách cho phát triển ứng dụngchính thức. Vì vậy, trong thời gian tới cần tuyển dụng thêm nhân sự cho lĩnh vực này.Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự cho CNTT trong cơ quan hành chính, sựnghiệp hiện nay rất khó. Nguyên nhân là do chính sách đãi ngộ và tiền lương còn rấtthấp so với thị trường CNTT bên ngoài. Vì vậy, để thực hiện giải pháp này cần phải:Xây dựng chính sách đặc thù trong công tác tuyển dụng. Nếu vẫn thụ độngtrong công tác tuyển dụng, do hạn chế của các chính sách đãi ngộ và tiền lượng, Bansẽ khó có được cán bộ chuyên trách giỏi để đảm trách nhiệm vụ phát triển ứng dụng đãđề ra.Thay đổi chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với cán bộ CNTT chuyên tráchkết hợp tạo điều kiện tăng thu nhập nhân sự này thông qua việc đẩy mạnh phát triểncác ứng dụng dưới dạng các đề tài hoặc các hợp đồng nghiên cứu khoa học.Phát triển ứng dụng CNTT theo xu hướng tích hợpMột hạn chế lớn của các kế hoạch ứng dụng CNTT hiện nay thường là khôngcó định hướng hay chiến lược rõ ràng nào việc tích hợp trong tương lai, việc phát triểnứng dụng CNTT ở các quan còn manh mún, tự phát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạora các sự cố về kỹ thuật khi thực hiện trao đổi thông tin giữa các ứng dụng hay các hệthống thông tin; dẫn đến tình trạng đầu tư mới lại hoàn toàn hoặc phải đầu tư thêm cácứng dụng trung gian, vừa mất thời gian, gây lãng phí và tạo yếu tố bất ổn tiềm ẩn tronghệ thống.Học viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G21Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.Xu hướng tích hợp của ứng dụng CNTT là một tất yếu để đảm bảo cho việc ứngdụng CNTT được hiệu quả. Để đảm bảo cho xu hướng tích hợp này cần thực hiện 2giải pháp sau:Phát triển các chương trình ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước cầnđược xây dựng theo xu hướng web hóa. Nếu bị hạn chế về kỹ thuật, yêu cầu tối thiểuphải có một thành phần [module] chạy trên nền tảng của công nghệ web. Các ứngdụng web được phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ web tiên tiến[như chuẩn web 2.0] và phải được kết hợp với một hệ quản trị CSDL nào đó [như:MySQL, PosgreSQL, Oracle, SQL Server, DB2, …]. Điều này sẽ đảm bảo cho việcphát triển các cổng thông tin tích hợp [portal] sau này. Đồng thời việc phát triển ứngdụng vẫn được diễn ra trong khi chưa có được mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể.Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tinTrước hết là việc tin học hóa một số khâu công việc cần thiết. Đây là một trongnhững mục tiêu quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cơ quan. Tin học hóa ở đâycó thể hiểu là việc đưa các chương trình ứng dụng vào thực hiện các công việc như:điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của nhân viên; và việc cung cấp dịch vụcho người dân, du khách. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần hiện trạng, vẫn chưa có cơ quan nào có sựđột phát về vấn đề này. Việc ứng dụng CNTT ở cơ quan quản lý di tích Lam Kinh đasố vẫn là dừng lại ở việc soạn thảo văn bản và gởi báo cáo qua email. Tuy đã có mộtsố ứng dụng được viết theo yêu cầu riêng nhưng vẫn còn ít, cần còn hoạt động độc lậpchưa phát huy được hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, việc phát triển các trang web còn manh mún, giao diện chưa đượcnhất quán và mức độ cung cấp các dịch vụ không cao chỉ mới dừng lại ở mức độ 2[theo 4 mức độ của Bộ TTTT].Do đó, trong thời gian tới, Ban quản lý cần tập trung hơn cho việc tin học hóacác công việc phục vụ cho điều hành, tác nghiệp để tăng chất lượng, hiệu quả trongcông việc và trong cung cấp dịch vụ. Ba biện pháp cụ thể để thực hiện cho giải phápnày như sau:Ưu tiên nâng cấp hệ thống email hiện có để đáp ứng được yêu cầu trao đổithông tin thường xuyên. Trong ứng dụng CNTT nói chung, E-mail là một công cụ cơbản và quan trọng nhất. Nó đảm nhận nhiệm vụ chính cho trao đổi thông tin cả bênHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G22Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.trong và ngoài hệ thống. Đó cũng là lý do tại sao khi đánh giá mức độ ứng dụng CNTTngười ta thường quan tâm đến việc “có sử dụng email hay không”. Mặt khác việc thiếucông cụ hỗ trợ cho quản trị cũng góp phần làm cho hệ thống này hoạt động khôngđược hiệu quả.Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực hiện việc trao đổithông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp, hội thảo qua mạng. Điều này sẽ nâng caochất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành, đồng thời tiết kiệm đượcnhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp. Trong khi hệ thống AGNET chưa đáp ứngđược yêu cầu, có thể ưu tiên triển khai ứng dụng này trong hệ thống mạng nội bộ củađơn vị.Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục vụ cho điều hànhvà tác nghiệp. Các hệ thống thông tin trong nhóm 3 phần mềm dùng chung đã khôngthể đáp ứng được yêu cầu công việc trong Ban quản lý. Vì vậy, cần nhanh chóng xâydựng lại các hệ thống này. Điểm lưu ý khi triển khai bất kỳ dự án xây dựng hệ thốngthông tin nào cũng cần tiến hành hoạt động phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Phântích thiết kế hệ thống thông tin là việc nghiên cứu hiện trạng để xác định mục tiêu vàcác giới hạn của hệ thống tổ chức, trên cơ sở đó, lựa chọn các giải pháp và cách thứctổ chức thực hiện dựa vào các xử lý đặc thù của máy tính điện tử. Một trong nhữngnguyên nhân không thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của 3 phần mềm dùng chunglà thiếu hoạt động phân tích thiết kế hệ thống, đơn vị được triển khai. Trong khi đây làmột công việc rất quan trọng để đảm bảo cho việc phát triển thành công các phần mềmhay các hệ thống thông tin phục vụ cho việc tự động hóa. Do đó, cần coi phân tíchthiết kế hệ thống tin là một trong các điều kiện để triển khai dự án CNTT, đồng thờicũng có thể xem kết quả của hoạt động này là một trong các tiêu chí để đánh giá kếtquả đạt được của dự án ứng dụng CNTT. Nâng cấp và mở rộng các dịch vụ công lên mức tối thiếu là mức độ 3 [theo 4mức độ của Bộ TTTT]. Trên cơ sở đó, tập trung các dịch vụ này và phát triển thànhcổng thông tin tích hợp cung cấp các dịch vụ cho người dân, du khách. Chỉ từ mộtcổng thông tin duy nhất, bất kỳ người dân hay du khách nào cũng có thể sử dụng cácdịch vụ trực tuyến, điều này cho sẽ làm cho việc cung cấp và khai thác dịch vụ đượcthuận lợi và hiệu quả hơn. Song song đó, cần phát huy thế mạnh về tính minh bạch củathông tin trên môi trường mạng. Các trang web phải có nhiều kênh thông tin để tiếpHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G23Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.nhận ý kiến phản hồi như: hệ thống hỏi-đáp, diễn đàn, giao lưu trực tuyến. Hơn thếnữa, cần kết hợp đẩy mạnh việc cải cách hành chính cho phù hợp với việc ứng dụngCNTT, triển khai rộng khắp các mô hình giao dịch[như dự án eSeva của Ấn Độ].Cần lưu ý, việc phát triển các ứng dụng trong nhóm giải pháp này cần tuân thủtheo các giải pháp phát triển ứng dụng cho xu hướng tích hợp đã nêu.Đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thôngtinNguồn tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định cho sự thành công hay thất bạicủa việc triển khai CNTT. Đầu tư cho ứng dụng CNTT không thể làm nữa vời, đầu tưphải “đến nơi, đến chốn”, đầu tư phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng, phầnmềm và nguồn nhân lực. Nhất là xu hướng tích hợp với các giải pháp tổng thể của việcứng dụng CNTT đòi hỏi một nguồn tài chính hùng hậu mới có thể triển khai được hiệuquả. Nhưng thực tế việc đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để có thể triển khai thậtquá khó. Do đó, để việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các cơ quản lý nhà nước cóhiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng chỗ, đúng mục đích, đồng thời huy độngthêm nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân.Để đảm bảo việc đầu tư cho ứng dụng CNTT có hiệu quả, trước tiên cần xácđịnh lại các mục tiêu cho sát với yêu cầu của thực tiễn, tiến đến xác định các mục tiêuưu tiên. Để làm được điều này, cần phải tăng cường học tập kinh nghiệm ở các di tíchkhác đã triển khai thành công để chắt lọc những mô hình, phương pháp triển khai phùhợp với điều kiện của mình. Thêm vào đó, việc học tập kinh nghiệm nơi khác trongquá trình triển khai có thể tránh lãng phí thời gian và hạn chế các rủi ro đến mức thấpnhất. Khi có được lựa chọn phù hợp, trước khi triển khai dự án CNTT cần cho tiếnhành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn. Phải xácđịnh được những gì đang có, những gì sẽ cần để có hướng đầu tư hiệu quả.Mặt khác, trước khai triển khai dự án về ứng dụng CNTT, đặc biệt là các dự ánhay kế hoạch triển khai việc cung cấp dịch vụ công, cần phải tham khảo, tư vấn vớinhững người cùng tham gia. Những người cùng tham gia ở đây bao gồm: các côngchức, viên chức, các phòng có liên quan và các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽđảm bảo cho sự thành công của dự án.Trong thời gian tới, để đảm bảo cho việc đầu tư cho ứng dụng có hiệu quả vàHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G24Tiểu luận: Tin học trong quản lý kinh tế.tạo được sự đột phá cho việc ứng dụng CNTT trong Ban cần tập trung đầu tư cho dựán sau:Nâng cấp hệ thống mạng diện rộng kết nối giữa các phòng trong Ban Đây là hệthống hạ tầng kỹ thuật quan trọng, đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thốngluôn được thông suốt và ổn định. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển về sau, việcxây dựng hệ thống mạng đường trục với các công nghệ tiên tiến cho các cơ quan quảnlý di tích là cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống được hoạt động ổn định 24/7,tăng tính bảo mật cho các hệ thống thông tin, đồng thời giảm được chi phí thuê baothường xuyên.Tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu để phát huy được hiệu quả củatrung tâm này. Đây cũng là một trong những yêu cầu để đảm bảo cho việc trao đổithông tin giữa các đơn vị được tiện lợi và sẵn sàng cho sự tích hợp khi cần thiết. Mặtkhác, tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ tiết kiện được rất nhiều chi phícho đầu tư hệ thống máy chủ, hệ thống an ninh và chi phí cho vận hành hệ thống [nhưnguồn nhân lực quản trị mạng] /.KẾT LUẬNNgày nay, ứng dụng và phát triển CNTT đã được xem là giải pháp hàng đầucho các quốc gia muốn rút ngắn “khoảng cách số”, đi tắt vào nền văn minh tri thức.Các quốc gia này phải đối đầu với việc chuẩn bị sẵn sàng cho Chính phủ và xã hội củamình trước bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ cuộc cách mạng CNTT.Ứng dụng và phát triển CNTT vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Đối vớitừng cơ quan doanh nghiệp, CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạtầng CNTT, nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT sẽ giúp cho cải tiến mối tác độngqua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiếntrình chính trị, xã hội và kinh tế, tiến đến xây dựng CPĐT;Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các CQNN đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cảitiến được cách hình thức cung cấp dịch vụ công một cách có hiệu quả. Đồng thời, gópphần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng tínhminh bạch và sự tin cậy của người dân đối với Chính phủ; từ đó, hạn chế được tệ nạnquan liêu, tham nhũng trong hệ thống.Nhận thức rõ điều này đặt ra nhiệm vụ đi đầu trong ứng dụng CNTT cho cơquan hành chính – sự nghiệp như Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh. Trong nhữngHọc viên: Vũ Đình Sỹ - Lớp K 28G25

Video liên quan

Chủ Đề