Tính thời sự của Hồn Trương Ba da hàng thịt

Hồn Trương Ba – da hàng thịt là vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ, thông qua cốt truyện dân  gian, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã phát triển thêm tình tiết và thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc đời. Anh chị hãy phân tích những triết lí về cuộc đời và ý nghĩa thời đại trong vở kịch Hồn Trương Ba – da hàng thịt.

I. Dàn ý chi tiết

1.

Hướng dẫn

Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Hồn TRương Ba- Da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, đồng thời cũng là thành tựu nổi bật của sân khấu kịch Việt Nam bởi không chỉ đặt ra tình huống kịch đặc sắc mà còn chứa đựng rất nhiều những triết lí sâu sắc về cuộc đời và thời đại.

2. Thân bài

– Thông qua mâu thuẫn mang tính đối kháng của phần hồn Trương Ba và xác người hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra những trăn trở, những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời.

– Cuộc sống của con người chỉ thực sự ý nghĩa nếu như được sống thật, sống đúng với những lí tưởng sống và giá trị sống của mình.

– Con người là tổng thể thống nhất giữa phần hồn và phần xác, không có một tâm hồn thanh cao nào có thể sống trong một thân xác phàm tục, và ngược lại.

–>  Bất cứ ai cũng có hai phần hồn và xác, chúng ta chỉ có thể hạnh phúc nếu như ta dung hòa được nó, và trong cuộc sống đầy phức tạp của mình, đừng để phần xác, phần bản năng chi phối, lấn át những điều tốt đẹp bên trong tâm hồn.

– Khi phạm phải những sai lầm, hãy dũng cảm nhìn nhận nó để sửa chữa, hoàn thiện hơn.

– Không chỉ đề cập đến những vấn đề triết lí nhân sinh về cuộc đời mà vở kịch còn mang tính thời đại sâu sắc:

+ Hoàn cảnh mới với những điều kiện mới con người bắt đầu nghĩ đến cuộc sống riêng tư và có ý thức tự hoàn thiện cả về vật chất và tinh thần.

+ Vở kịch đã đặt ra những vấn đề nhức nhối của thời đại, con người chỉ hạnh phúc khi được sống tự do, sống thuận theo tự nhiên, mọi hành động đi ngược lại với quy luận tự nhiên có thể tạo nên bi kịch của cuộc đời giống như nhân vật Trương Ba.

+ phê phán lối sống chạy theo ham muốn vật chất tầm thường khiến con người trở nên thô tục, tầm thường.

3. Kết bài

Vở kịch đã hướng con người đến những khát vọng sống thanh sạch, chỉ ra sự cần thiết của việc dung hòa giữa hai phần hồn – xác.

II. Bài tham khảo

“Hồn TRương Ba- Da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, đồng thời cũng là thành tựu nổi bật của sân khấu kịch Việt Nam bởi không chỉ đặt ra tình huống kịch đặc sắc mà còn chứa đựng rất nhiều những triết lí sâu sắc về cuộc đời và thời đại.

Hồn Trương Ba – Da hàng thịt được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian quen thuộc, tuy nhiên tác giả đã bắt đầu xây dựng mâu thuẫn từ kết thúc của câu chuyện dân gian ấy để làm nổi bật sự phản kháng của phần hồn Trương Ba đối với sự chi phối, lấn át của xác người hàng thịt. Thông qua mâu thuẫn mang tính đối kháng của phần hồn Trương Ba và xác người hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra những trăn trở, những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về cuộc đời.

Xem thêm:  [Văn mẫu học sinh] Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Cuộc sống của con người chỉ thực sự ý nghĩa nếu như được sống thật, sống đúng với những lí tưởng sống và giá trị sống của mình. Mọi sự chắp vá, khiên cưỡng, sống gửi đều không mang lại hạnh phúc. Trong vở kịch, để được tiếp tục sống, Trương Ba buộc phải sống trong thân xác của người hàng thịt. Tuy nhiên cuộc sống của ông không hề hạnh phúc, trước sự chi phối của phần xác, Trương Ba dần thay đổi trở nên thô lỗ, phàm tục, Ông nhận biết được sự thay đổi của bản thân, cảm nhận được sự thất vọng, đau khổ của những người thân nên Trương ba đã bị giằng xé trong bi kịch và được sống nhưng vô cùng đau khổ, day dứt.

Con người là tổng thể thống nhất giữa phần hồn và phần xác, không có một tâm hồn thanh cao nào có thể sống trong một thân xác phàm tục, và ngược lại. Khi phạm phải một sai lầm nào đó, ta không thể đổ lỗi cho thân xác để an ủi phần tâm hồn bên trong. Những hành động, thái độ thực tế của con người được thôi thúc bởi cả phần mong muốn bên trong và phần bản năng bên ngoài. Bất cứ ai cũng có hai phần hồn và xác, chúng ta chỉ có thể hạnh phúc nếu như ta dung hòa được nó, và trong cuộc sống đầy phức tạp của mình, đừng để phần xác, phần bản năng chi phối, lấn át những điều tốt đẹp bên trong tâm hồn.

Khi phạm phải những sai lầm, hãy dũng cảm nhìn nhận nó để sửa chữa, hoàn thiện hơn. Cuộc đối thoại giữa phần hồn và xác trong vở kịch Hồn TRương Ba, da hàng thịt chính là sự nhìn nhận nghiêm khắc về những thói hư tật xấu cũng như những thái độ tiêu cực, thiên hướng đổ lỗi, biện giải lí do cho những sai phạm của con người.

Không chỉ đề cập đến những vấn đề triết lí nhân sinh về cuộc đời mà vở kịch còn mang tính thời đại sâu sắc. Vở kịch được viết năm 1984, đây là giai đoạn đặc biệt khi chiến tranh đã lùi xa, con người đang bắt nhịp để hòa mình vào cuộc sống mới. Hoàn cảnh mới với những điều kiện mới con người bắt đầu nghĩ đến cuộc sống riêng tư và có ý thức tự hoàn thiện cả về vật chất và tinh thần. Vở kịch đã đặt ra những vấn đề nhức nhối của thời đại, con người chỉ hạnh phúc khi được sống tự do, sống thuận theo tự nhiên, mọi hành động đi ngược lại với quy luận tự nhiên có thể tạo nên bi kịch của cuộc đời giống như nhân vật Trương Ba.

Cuộc sống phức tạp, đầy rãy những bất công, mọi sai phạm, tắc trách của người này có thể gây ra những bất hạnh, đau khổ cho người khác.  Thông qua vở kịch tác giả Lưu Quang Vũ đã phê phán lối sống chạy theo ham muốn vật chất tầm thường khiến con người trở nên thô tục, tầm thường.

Xung đột giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt mang tính giả định về những mâu thuẫn giữa phần hồn và phần xác bên trong con người. Những cái xấu, cái bi kịch có thể nảy sinh từ chính những nghịch cảnh, nếu con người không đủ bản lĩnh để kiểm soát mình rất có thể phần bản năng sẽ ngự trị và chi phối mọi hành động của con người. Vở kịch đã hướng con người đến những khát vọng sống thanh sạch, chỉ ra sự cần thiết của việc dung hòa giữa hai phần hồn – xác.

HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT(Lưu Quang Vũ)A. KHÁI QUÁT1. Tác giả- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ra và lớn lên ở Hạ Hoà, Phú Thọ,nhưng sống ở Phú Thọ nhưng sống ở Hà Nội từ năm 1954. Ông là 1 nghệsĩ đa tài, sáng tác ở nhiều thể loại: làm thơ, viết truyện ngắn, viết báo, ởlĩnh vực nào cũng có được những thành tựu đáng kể.- Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Lưu Quang Vũ chuyển sang sáng táckịch và trở thành tác giả lớn nhất của nền sân khấu Việt Nam thế kỷ XX.Nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ đã chinh phục khán giả trên cả nước, đãgiành hàng chục huy chương vàng và bạc trong các hội diễn chuyênnghiệp. Ông gửi vào đó những suy tư, trăn trở, day dứt về cuộc đời và lẽsống, những khao khát, ước mơ về quyền sống, quyền hạnh phúc của mỗicon người. Các tác phẩm chính của Lưu Quang Vũ: thơ: Hương cây(1968), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1994) ; kịch:Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ chín, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, HồnTrương Ba, da hàng thịt... Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh về văn học nghệ thuật.2. Tác phẩm- Hồn Trương Ba, da hàng thịt được coi là tác phẩm thành công nhất củaLưu Quang Vũ. Vở kịch được hoàn thành năm 1981, nhưng phải đến năm1984 – trong không khí đổi mới của xã hội và văn học nghệ thuật mớiđược công diễn. Tác giả đã mượn cốt truyện dân gian giàu ý nghĩa triết lýđể nêu lên những vấn đề vừa có tính thời sự, vừa có giá trị muôn đời. Thóivô trách nhiệm và thói sửa sai nông cạn, hấp tấp của các “quan nhà trời”1đã đẩy Trương Ba vào cái chết, rồi vào tình cảnh sống đau khổ trong xácanh hàng thịt. Rút cuộc, thân xác tiều tuỵ đi mà linh hồn suýt nữa thì “suysụp, tan nát” hết. Cuối cùng, hồn Trương Ba đã kiên quyết lựa chọn cáichết để bảo toàn những giá trị của mình.- Trích đoạn kịch trong sách giáo khoa thuộc cảnh VII và Đoạn kết của tácphẩm. Nội dung của đoạn trích hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa với các cuộcđối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân và với ĐếThích.B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM1. Tìm hiểu sự biến chuyển của xã hội, của văn học vào những nămtám mƣơi của thế kỷ XX:- Thời gian từ sau năm 1975 đến năm 1985 có thể xem là 10 năm đấtnước ta phải đối mặt với những khó khăn và khốc liệt của thời kỳ hậuchiến. Mặt trái của chiến tranh bộc lộ và được nhận thức: không chỉ lànhững tổn thất về người và của, là những thực tế bi luỵ và bi đát còn rớt lạinhư hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh, là những đổ nát cầntái thiết, là những sự không phù hợp khi chuyển từ thời chiến sang thờibình,... mà còn là những vấn đề đạo đức - xã hội, những khía cạnh nhânđạo của xã hội sau chiến tranh. Bảng giá trị đạo đức – xã hội thay đổi.Những chuẩn mực mới, những kiểu người mới xuất hiện như 1 sự điềuchỉnh bổ sung, cân bằng lại những thiếu hụt và dư thừa được phát hiệntrong tiến trình vận động của lịch sử.- Sự biến động mãnh liệt của xã hội những năm đó dẫn đến những biếnchuyển trong ý thức, trong tư duy của các nhà văn. Công cuộc đổi mớiđược Đảng ta chuẩn bị và phát động nhằm giải phóng sức sản xuất, pháthuy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, trong đó có văn nghệ sĩ. Ngọn2gió mát lành của không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sốngxã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh giờ đây phải có tínhđa diện, nhiều chiều, Số phận con người, vấn đề cá nhân cần được khámphá, thể hiện đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Mặt khác, văn học đặt ra và giảiquyết những vấn đề mà đời sống và xã hội chưa giải quyết được, nóinhững tiếng nói cuộc sống chưa dám nói, gợi mở và đề xuất những vấn đềđược cuộc sống chứng thực là đúng. Văn học tham gia vào cuộc đối thoạitrực tiếp trong bầu không khí dân chủ với bạn đọc về những vấn đề nóngbỏng của đời sống lúc đó. Phê phán lối sống tiêu cực trở thành cảm hứngnhiệt thành của khá nhiều người cầm bút, khá nhiều tác phẩm. Không khí đời sống xã hội, đời sống văn học như thế đã tạo cho LưuQuang Vũ một khoảng không gian bao la để ông phát huy tài năng sángtạo của mình.2. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác- Do Nam Tào, Bắc Đẩu quan liêu, vô trách nhiệm nên Trương Ba phảichết oan. Đế Thích vội vàng “sửa chữa” sai lầm đó bằng cách làm phépcho hồn Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt. Linh hồn trong sạch,thanh cao của Trương Ba đã không thể hoà hợp với xác anh hàng thịt thôlỗ, tham lam, phàm tục. Đã thế, hồn Trương Ba còn phải chiều theo nhữngthói quen của cái xác thịt (thích uống rượu, ăn tiết canh, lòng lợn,...) ấy vàcó lúc nó bị nó sai khiến (đánh con, thèm muốn vợ hàng thịt),... HồnTrương Ba đau khổ, muốn tách ra khỏi cái xác thịt đó nhưng qua cuộc đốithoại này, đã bị yếu thế trước những “lí lẽ đê tiện” của xác hàng thịt. HồnTrương Ba muốn phủ định xác hàng thịt: “Mày không có tiếng nói, mày chỉlà xác thịt âm u, đui mù”, “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gìhết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”,... Nhưng hồn Trương Ba đãkhông thể chối bỏ được sự tồn tại của thân xác đó, và ông biết rõ tiếng nói3của nó, sức mạnh của nó. Hồn Trương Ba chống chọi một cách bất lựctrước sự tấn công của xác hàng thịt, để rồi lại đành chấp nhận nhập vàocái thân xác mà mình căm ghét, ghê sợ,...- Xác hàng thịt chiếm “thế thắng” trong cuộc đối thoại này. Nó ý thức đượcsức mạnh của mình: “Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm,lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!”. Xác hàng thịt nhìn thấunhững chỗ yếu đó là linh hồn phải trú ngụ, nương nhờ nó. Nó dụ dỗ hồnTrương Ba bằng những “lí lẽ đê tiện” nhưng đầy sức cám dỗ: “Những lúcmột mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trongcao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượngtôi. Làm xong điều xấu gì, ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanhthản... miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khátcủa tôi!”... Trong tiếng nói của xác hàng thịt, không phải không chứa đựngnhững sự thật cần được thừa nhận: “Tôi cũng đáng được quý trọng chứ!Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng,cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân...”. Xác hàngthịt có lí khi đòi cho mình quyền được tồn tại, được chăm sóc: “Mỗi bữa tôiđòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ởchỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”. Xác hàng thịt chỉ chohồn Trương Ba thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hồn và xác: “Khi muốn hànhhạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác” và “tôi là cái hoàn cảnhmà ông buộc phải quy phục”...Qua màn đối thoại này, tác giả đã nói lên nỗi đau khổ, bất hạnh của conngười khi phải sống trong sự chắp vá, tầm thường, dung tục và nguy cơđánh mất những điều đẹp đẽ, cao quý của tâm hồn khi thoả hiệp với môitrường dung tục ấy... Đây không chỉ là cuộc tranh chấp giữa xác thịt và linhhồn mà còn là cuộc đấu tranh giữa 2 linh hồn trong 1 thân xác – giữa4những mảng sáng, tối trong mỗi con người ; giữa con người với môitrường sống đã bị tha hoá... Qua đối thoại này, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định, 1 cuộc sống tốtđẹp nhất phải là sự hoà hợp, không có hạnh phúc nào có thể thiết lập trênsự vay mượn.3. Cuộc đối thoại với ngƣời thânSự kiện Trương Ba sống lại trong thân xác hàng thịt được những ngườithân của ông tiếp nhận theo những cách khác nhau:a) Triết lý qua đối thoại với ngƣời vợ:Trong đối thoại này, ta thấy nổi bật 1 vấn đề: dù được sống lại, Trương Bacũng không thể nào mang lại được tình cảm ban đầu cho người vợ thânyêu của mình, bởi linh hồn ông đã bị khuất sau thân xác của kẻ khác. Bàchỉ muốn chạy trốn khỏi ông, chẳng phải vì không thương ông mà nhận raở ông 1 con người hoàn toàn khác: “Tôi biết, ông vốn là người hết lòngthương yêu vợ con... Chỉ tại bây giờ...Ông đâu còn là ông, đâu còn là ôngTrương Ba làm vườn ngày xưa...”. Qua đối thoại này, tác giả muốn nhấnmạnh, linh hồn con người rất quan trọng, nhưng nếu linh hồn đó không đicùng 1 thể xác tương xứng nó không còn ý nghĩa.b) Triết lý qua đối thoại với bé Gái:Bé Gái, cháu nội của Trương Ba có lẽ quyết liệt nhất trong việc cự tuyệtông. Dưới ánh mắt và cái nhìn trẻ thơ, thẳng thắn, bé không nhận thấytrong cái xác thô kệch của anh hàng thịt, hình ảnh người ông nội khéo taychiết cam, làm vườn thưở nào: “Ông nội tôi chết rồi... Ông nội đời nào thôlỗ phũ phàng như vậy!”. Theo Lưu Quang Vũ, trẻ thơ bao giờ cũng nhìncuộc đời một cách trực quan, cảm tính. Đôi khi, trực quan, cảm tính màvẫn chính xác.c) Triết lý qua đối thoại với ngƣời con dâu:5So với cả 2 cuộc đối thoại trên, với người vợ và đứa cháu, cuộc đối thoạivới người con dâu có lẽ ít gay gắt hơn. Tuy nhiên, ít gay gắt thực ra chỉ làbên ngoài, hoặc nữa vì đây là người con dâu, trong nét đạo đức củaphương Đông, đặc biệt của người Việt Nam, với người bố chồng, con dâubao giờ cũng giữ được vẻ lịch thiệp, kính trọng: “Thầy, thầy đừng giận contrẻ... Nó rất yêu thương ông nội... Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ôngnội nó”... Dù đã cố hết sức giữ cho được sự kính trọng, lịch thiệp với ngườibố chồng, chị con dâu, cuối cùng vẫn không thể giấu được nỗi sợ hãi vìthấy Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước. Sự thật baogiờ cũng là sự thật, sự thật không thể che đậy bằng bất cứ vỏ bọc nào. Cuộc đối thoại với những người thân khiến hồn Trương Ba càng daydứt, đau đớn hơn. Bởi lẽ hồn Trương Ba hiểu rằng, cuộc sống hồn nọ, xáckia không chỉ làm ông đau khổ mà còn mang lại nỗi đau cho tất cả nhữngngười thân yêu nhất của mình. Và trong ánh mắt họ, hình ảnh tốt đẹp củaông Trương Ba ngày xưa đang mờ nhoà dần, đang mất dần đi không cáchgì cứu vãn nổi.4. Cuộc đối thoại với Đế Thích và sự lựa chọn của Trƣơng Ba:- Hành động hồn Trương Ba “đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bêncột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên”... là hành động đánh dấumột sự chuyển biến có tính bước ngoặt trong tư tưởng của nhân vật này,là đỉnh điểm của sự xung đột kịch đòi hỏi cần được giải quyết. Bởi thế cáclời thoại với tiên Đế Thích vừa biểu lộ nhận thức thấm thía về tình trạng bihài kịch, vừa chứng tỏ quyết tâm tự giải thoát của nhân vật hồn TrươngBa. Trong các lời thoại của nhân vật này, cần chú ý tới 2 câu: “Không thểbên trong 1 đằng, bên ngoài 1 nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” ;“Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên,đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ6nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cầnbiết!”. Đây cũng là đoạn kịch bộc lộ những quan điểm của Lưu Quang Vũvề sự sống và cái chết, những khao khát của nhà viết kịch để mỗi ngườiđược là mình trọn vẹn, được sống cuộc sống của con người với nghĩa đầyđủ nhất của từ này.- Nhưng hồn Trương Ba đâu có được toại nguyện ngay. Tiên Đế Thích vốnyêu quý Trương Ba vì tài đánh cờ, vẫn muốn hồn Trương Ba “ phải sốngdù với bất cứ giá nào”. Đế Thích khuyên hồn Trương Ba hãy chấp nhận đểsống vì “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông” – đến Ngọc Hoàngchẳng phải bao giờ cũng được là mình! Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ:“Nếu ông không giúp tôi, tôi sẽ... tôi sẽ... nhảy xuống sông hay đâm 1 nhátdao vào cổ...”. Nhân cái chết của cu Tị, tiên Đế Thích bèn nghĩ ra 1 cáchsẽ cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Hồn Trương Ba lại đứng trước1 thử thách – 1 sự lựa chọn cuối cùng trước lúc đối mặt với cái chết vĩnhviễn: nhập vào xác cu Tị, 1 cậu bé 10 tuổi, bạn của cái Gái – cháu nội ông,1 đứa bé ngoan mà ông cũng rất yêu quý. Hồn Trương Ba quyết không đểtiên Đế Thích tái diễn sai lầm 1 lần nữa. Ông nói với Đế Thích: “Có nhữngcái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉcó cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng 1 việc đúng khác.Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chếthẳn...”- Hồn Trương Ba đã lựa chọn dứt khoát con đường của riêng mình: trả lạithân xác anh hàng thịt, đổi mạng sống của mình cho cu Tị. Ông khôngchấp nhận nhập vào bất kỳ thân xác nào nữa vì: “không thể sống bằng bấtcứ giá nào được”, “sống thế này thì còn khổ hơn là cái chết”. Hồn TrươngBa không muốn những người thân của ông phải đau khổ. Ông muốn dùngchính cái chết của mình để cứu vãn đứa con trai đang sa chân vào con7đường tội lỗi và giữ cho đứa cháu gái hình ảnh người ông nội mà nó yêuquý... Đoạn kết của vở kịch chứa đựng những bi kịch của hiện thực khắcnghiệt: con người đáng sống như Trương Ba lại phải chết ; vợ Trương Baphải 1 lần nữa trải qua nỗi đau mất chồng... Nhưng linh hồn của TrươngBa – người làm vườn nhân hậu, người đánh cờ thanh cao vẫn sống trongánh lửa nấu cơm... trong vườn cây... trong những điều tốt lành của cuộcđời... trong mỗi trái cây... Bằng sự lựa chọn dũng cảm của mình, TrươngBa đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, giữ cho các thế hệ sau niềm tinvào con người, cuộc sống. Hình ảnh 2 đứa trẻ gắn bó, yêu thương và hạtna cái Gái vùi vào đất cho cây xanh nối nhau mà lớn khôn mãi mãi như lờiông nội dạy chính là niềm hi vọng, niềm tin mãnh liệt của tác giả vàonhững “điều không thể mất” trên cõi đời này.5. Triết lý nhân sinh, triết lý về lẽ sống làm ngƣời qua màn đối thoạivà qua vở kịch. Sự khác nhau trong triết lý giữa tác phẩm văn họcdân gian và kịch Lƣu Quang Vũ.- So với truyện kể dân gian và trong vở tuồng hài Trương Đồ Nhục, chỉ chủyếu dừng lại ở triết lý về sự hoà hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phầnxác của con người, vở kịch của Lưu Quang Vũ đặt ra nhiều lớp ý nghĩamới mẻ, sâu sắc hơn: đó là triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, vấnđề mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, về thói quan liêu, vô trách nhiệm,về lòng tốt với con người đặt không đúng chỗ... Chỉ trong 1 trích đoạnngắn, bằng tài năng nghệ thuật hiếm có, Lưu Quang Vũ đã để lại biết baosuy ngẫm cho nhiều thế hệ người xem và người đọc hôm nay.- Những triết lý nhân sinh mới mẻ của tác giả đã được thể hiện 1 cách tinhtế, khéo léo chủ yếu qua các màn đối thoại, vừa hiện đại vừa rất dân gian,giữa nhân vật Trương Ba với các nhân vật khác. Quả thật, không thể tìmra được 1 cách thể hiện nào tinh xảo hơn, như Lưu Quang Vũ đã thể hiện8trong những màn đối thoại của ông. Lưu Quang Vũ vừa kế thừa triết lý củatác giả dân gian, lại vừa đưa thêm triết lý của thời đại mới vào vở kịch.Trong vở kịch mới của Lưu Quang Vũ, màn đối thoại giữa hồn Trương Bavà xác hàng thịt kế thừa nhiều nhất triết lý của các tác giả dân gian. Nhữngđối thoại còn lại có rất nhiều sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ:+ Trước tiên, với nhân vật Trương Ba, triết lý của văn học dân gianchỉ dừng lại ở chỗ tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn so với thể xác, vì thếkhi biết đích thị linh hồn của mình được trú ngụ trong xác hàng thịt, banđầu Trương Ba không băn khoăn nhiều ; vợ Trương Ba, khi thấy chồng làthân xác anh hàng thịt nhưng tâm trí vẫn của chồng mình cũng ít bănkhoăn ; Diêm Vương khi kiểm tra kỹ năng mổ lợn, kĩ năng chơi cờ, quyếtxử ngay cho ông hàng thịt mang hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba... ĐếThích còn “hồ đồ” hơn, không phải ngẫu nhiên, sau khi đã phạm sai lầmlần đầu, ghép hồn Trương Ba vào xác hàng thịt, lần thứ 2, ông ta còn có ýđịnh phạm sai lầm bằng việc đề nghị ghép hồn Trương Ba vào xác hàngthịt, lần thứ 2, ông ta còn có ý định phạm sai lầm bằng việc đề nghị ghéphồn Trương Ba vào thân xác cu Tị, 1 đứa trẻ vừa mới qua đời, chỉ với mỗilý do: “Tôi quý mến ông”, “Không có ông, tôi sẽ đánh cờ với ai?”... Tóm lại,văn học dân gian chỉ chủ yếu tập trung nhấn mạnh vai trò tuyệt đối củahồn, rất ít chú ý tới mối quan hệ hữu cơ giữa hồn và xác... Mượn lời ngườicon dâu hiếu thảo của Trương Ba, “Thầy vẫn dạy chúng con: Cái bề ngoàicó quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của conngười ta là đáng kể”...+ Không phủ nhận dân gian, nhưng Lưu Quang Vũ nâng tầm triết lýtrong vở kịch của mình cao hơn và nhiều sắc thái hơn. Từ góc độ cá nhân,ông cho rằng, con người ta không thể sống vay mượn, chắp vá bằngnhững gì của kẻ khác. Linh hồn là quan trọng nhưng thân xác cũng có vai9trò, không thể không có sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác mà có được 1cuộc sống hoàn chỉnh... Trên bình diện xã hội, con người cá nhân cũngphải được đảm bảo bởi cộng đồng chung, nhất là bởi những người “cầmcân nảy mực”. Càng ở địa vị cao, người ta lại càng phải thận trọng hơn vớinhững việc làm có tính quyết định đến vận mệnh cá nhân con người, bởicó những sai lầm không thể nào sửa chữa được ; lòng tốt rất cần thiết choxã hội, nhưng lòng tốt không đúng chỗ chỉ có thể mang đến bi kịch màthôi... Triết lý nhân sinh, lẽ sống làm người sâu sắc, mới mẻ mà LưuQuang Vũ mang đến cho người đọc qua vở bi hài kịch Hồn Trương Ba, dahàng thịt toát ra từ đó.6. Đặc sắc nghệ thuậtDựa trên cốt truyện dân gian quen thuộc, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên 1vở kịch chứa đựng nhiều vấn đề thiết yếu và cấp bách của cuộc sống hiệnđại. Tác giả đã “trình bày” những vấn đề ấy bằng hệ thống chi tiết, ngônngữ, hành động giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng... Cuộc đối thoại giữa hồnvà xác là lớp kịch thành công nhất, tiêu biểu cho “kịch pháp” Lưu QuangVũ. Ở đây, tác giả đã tạo dựng được những mâu thuẫn, những xung độtkịch mới mẻ, độc đáo. Các xung đột, mâu thuẫn chồng chất lên nhau: hồnvà xác, con người và hoàn cảnh sống, lòng ham sống và ý thức về nỗinhục của cuộc sống vay mượn... Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, hàm súc đãlàm thay đổi “bầu khí quyển tinh thần” của 1 câu chuyện dân gian thànhcuộc đối thoại của hôm nay. Các nhân vật của vở kịch trở nên gần gũi,quen thuộc như chính cuộc đời thường nhật... Mỗi lời thoại, mỗi cử chỉ,hành động đều có khả năng bộc lộ tính cách nhân vật và chủ đề của tácphẩm. Thân xác của mỗi con người dù siêu phàm đến bao nhiêu cũng là hữuhạn. Chỉ có linh hồn mới là bất tử. Tuy nhiên, 1 cuộc sống thực sự đúng10nghĩa lại cần có sự kết hợp hài hoà của cả thể xác và linh hồn. Đây là 2yếu tố không thể tách rời nhau, cũng không thể phân biệt sự “hơn kém” vớinhau, bởi lẽ cái này chỉ có ý nghĩa khi tồn tại trong cái kia và ngược lại. Đólà triết lý biện chứng, lạc quan và đúng đắn nhất mà Lưu Quang Vũ muốnđem đến cho người xem và người đọc trong vở kịch Hồn Trương Ba, dahàng thịt của ông. Đoạn trích 7 cảnh tuy chưa phải là toàn bộ vở kịchnhưng cũng đủ cho thấy tài năng nghệ thuật và giá trị nhân văn của tác giảvà tác phẩm.11