Tờ hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc uống

Có thể nói rằng đường uống là đường đưa thuốc vào cơ thể đơn giản và thuận tiện nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, các thuốc viên uống lại rất đa dạng về mặt bào chế nhằm các mục đích khác nhau nên cách dùng sẽ không giống nhau mặc dù chúng tương đồng về hình dạng.

Việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra độc tính cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng một số dạng thuốc viên uống đặc biệt đang được lưu hành trên thị trường

Viên giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ [matrix] chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ để cho tác dụng kéo dài.

Ưu điểm của dạng thuốc này là giải phóng dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ giúp giảm số lần dùng thuốc trong ngày, giúp người dùng dễ tuân thủ hơn.Vì vậy, nếu cấu trúc của thuốc bị thay đổi do bị nghiền nhỏ hoặc bẻ đôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giải phóng dược chất và gây ra các tác dụng không mong muốn và nguy cơ ngộ độc do quá liều. Dấu hiệu nhận biết đối với thuốc này là tên thuốc có các từ ký hiệu tại Bảng 1:

Ví dụ một số biệt dược có tên GLUCOPHAGE XR [metformin], Voltaren SR 75mg [diclofenac], Xatral XL 10mg [alfuzosin 10mg], Diamicron MR 30mg [gliclazid], Staclazid MR 60mg [gliclazid]…

Viên bao tan trong ruột

Dược chất được bao phủ thêm bởi một lớp màng được gọi là màng bao tan trong ruột. Chức năng của màng này là để bảo vệ hoạt chất bên trong không tiếp xúc với acid dịch vị trong dạ dày. Lớp màng này sẽ tan ra tại ruột non và giải phóng thuốc cho quá trình hấp thu.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc kháng tiết acid dạ dày gồm các hoạt chất như esomeprazole, rabeprazole… hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày như aspirin. Nếu người uống tự ý chia đôi thuốc, nghiền nhỏ hoặc nhai thuốc, khi đó, cấu trúc của lớp màng bảo vệ bị phá vỡ, dẫn đến mất tác dụng của thuốc hoặc có thể gây kích ứng làm đau dạ dày.

Viên nhai

Viên nén được dùng bằng cách nhai viên trong miệng trước khi nuốt nhằm tạo tác dụng nhanh. Nhận biết trong Tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc.

Viên sủi

Loại viên này cần được hòa tan trong nước trước khi uống. Viên thuốc thường có kích thước lớn, không được bẻ nhỏ viên sủi cho vào miệng uống.

Viên nén phân tán trong nước

Là loại viên được dùng bằng cách phân tán viên thuốc trong một ít nước, viên thường có kích thước nhỏ và cần lượng nước để hòa tan ít hơn viên sủi. Viên phân tán trước khi uống nên dược chất được hấp thu nhanh, thuận tiện cho người khó nuốt, người già và trẻ em.

Viên ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

Viên bao nhằm che giấu mùi vị đắng, khó chịu của dược chất

Là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, người uống sẽ không chịu được mùi vị khó chịu của dược chất. Không nên nhai, nghiền những viên thuốc mà dược chất có vị đắng khó chịu như kháng sinh cefuroxim, ciprofloxacin…

Lời khuyên

Ngày nay với công nghệ sản xuất thuốc phát triển, ngày càng nhiều dạng bào chế đặc biệt nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị của thuốc. Việc dùng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị của thuốc. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người dùng thuốc cần biết rõ dạng thuốc và cách dùng để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, người sử dụng không nên tự ý chia nhỏ thuốc, nghiền nhỏ thuốc hoặc sử dụng không đúng như hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế.

SKĐS - Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin như internet, bệnh nhân có cơ hội nhiều hơn tiếp cận các nguồn thông tin sức khỏe đa dạng và phong phú.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin như internet, bệnh nhân có cơ hội nhiều hơn tiếp cận các nguồn thông tin sức khỏe đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả, đồng thời tránh các tương tác thuốc bất lợi, bạn phải biết và hiểu rõ về thuốc mà mình sử dụng, nhất là khi phải sử dụng nhiều thuốc, khám nhiều bác sĩ, hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt. Ngoài việc tham khảo ý kiến thầy thuốc, đơn giản nhất là bạn hãy đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Với mỗi loại thuốc luôn có tờ “hướng dẫn sử dụng thuốc”-kèm theo kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn [thuốc OTC]. Trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn trình bày thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng thuốc, thận trọng của thuốc, cách giảm nguy cơ gặp các tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc. Những thông tin này rất cần thiết để bạn hiểu về thuốc mà bạn đang sử dụng để dùng sao cho an toàn. Đó là lý do tại sao người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Hưởng lợi từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc?

Các bạn nên đọc kỹ phần “Thành phần” và “Tác dụng”, “Chỉ định”. Ở đây bạn sẽ biết được mình sẽ uống loại thuốc gì, hàm lượng ra sao, tác dụng của mỗi loại hoá chất. Đồng thời chỉ ra các trường hợp bệnh mà thuốc được sử dụng. Việc đọc kỹ mục này sẽ giúp bạn biết thuốc phù hợp nhất để điều trị từng triệu chứng. Chẳng hạn với thuốc hạ sốt paracetamol, một thuốc giảm đau hạ sốt thông thường. Nhưng nếu bạn thiếu máu, hoặc có bệnh tim phổi, thận hoặc gan thì tuyệt đối không được sử dụng vì có thể gây tác dụng ngược có hại.Phần “Thận trọng” cung cấp các thông tin quan trọng về tương tác thuốc và cách phòng tránh như: Khi nào cần thăm khám bởi bác sĩ hoặc tư vấn bởi dược sĩ trước khi sử dụng thuốc; các trường hợp có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hoặc không an toàn cho người bệnh; các trường hợp không nên sử dụng thuốc; khi nào cần ngưng sử dụng thuốc. Có nhiều trường hợp nghe mách bảo tự ý mua thuốc về dùng mà không cần để ý xem loại thuốc đó có phù hợp với bệnh cảnh của mình không? Chẳng hạn như, cũng là thuốc điều trị bệnh gút, với bệnh nhân này thì dùng được nhưng với bệnh nhân khác lại không dùng được vì có kèm thêm bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim, gan, thận...

Nên đọc tờ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Hãy nhớ rằng ngay cả với thuốc OTC với tên gọi khác nhau nhưng chúng có thể chứa cùng một hoạt chất. Do đó, nếu sử dụng nhiều hơn một thuốc OTC, bạn cần chú ý thông tin về thành phần hoạt chất chính của thuốc để tránh sử dụng quá liều.

Phần “Hướng dẫn sử dụng thuốc” chỉ ra: thời gian và liều lượng thuốc sử dụng để bảo đảm an toàn; các chỉ dẫn đặc biệt về sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, tờ hướng dẫn dùng thuốc còn thông tin thêm về một số thành phần nhất định của thuốc, ví dụ như hàm lượng muối - thông tin hữu ích cho những bệnh nhân ăn kiêng hoặc bị dị ứng; tên mỗi tá dược [như chất tạo màu, chất kết dính...]...

Tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng

Để tránh tương tác bất lợi, khi bác sĩ kê một thuốc mới, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tất cả thuốc không kê đơn và kê đơn, các loại thực phẩm bạn hay sử dụng, hỏi ý kiến dược sĩ về việc liệu có tương tác với mỗi thuốc kê đơn hay không. Càng nhiều loại được sử dụng thì nguy cơ gặp tương tác thuốc càng cao.

Trước khi sử dụng thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ những câu hỏi sau: Thuốc tác dụng trong cơ thể như thế nào? Liệu tôi có thể sử dụng thuốc này kèm với các loại thuốc khác? Tôi nên tránh dùng thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm nào khác? Những dấu hiệu có thể xuất hiện khi xảy ra tương tác thuốc là gì?...

Người bệnh không nên ngần ngại đặt ra các câu hỏi với thầy thuốc về những vấn đề mà mình còn băn khoăn khi dùng thuốc. Mục đích cuối cùng là dùng thuốc sao cho đúng, an toàn và hiệu quả.

Chủ Đề