Toạ là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Điển toạ [zh. 典座, ja. tenzo] là người lo việc ẩm thực trong một Thiền viện. Công việc này là một trong những công việc đòi hỏi trách nhiệm nhiều nhất và vì vậy chỉ được truyền trao cho những vị tăng có tuổi, đã có nhiều kinh nghiệm.

Nhiều vị Thiền sư danh tiếng đã đảm nhận chức vụ này như Quy Sơn Linh Hựu, Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Đan Hà Thiên Nhiên v.v… Cách làm việc của một Điển toạ khác với một đầu bếp bình thường ở chỗ tư tưởng. Điển toạ xem công việc của mình là cúng dường Tam bảo và cơ hội để luyện tâm. Nếu Điển toạ lo nấu thức ăn ngon, tiết kiệm, không phí của, thận trọng trong từng hành động, thì công việc này chính là Thiền trong mọi hành động hằng ngày.

Chính vị Thiền sư danh tiếng của Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền cũng đã rõ được tầm quan trọng của một vị Điển toạ trong một Thiền viện và chính Sư cũng đã được một vị dạy thế nào là "Thiền" trong Thiền tông. Khi vừa đặt chân sang đất Trung Quốc du học thì Sư đã có dịp yết kiến một cao tăng – dưới dạng một vị Điển toạ tại núi A-dục vương. Sư đang ngồi trên thuyền thì vị Điển toạ đến mua nấm và dọ hỏi cách nấu nấm này ra sao. Ông từ chối lời mời ở lại đêm của Sư vì lý do phải trở về lo nấu ăn cho tăng chúng và nói thêm rằng, chính việc làm đầy trách nhiệm này là thiền trong hoạt động. Sư ngạc nhiên hỏi vì sao ông không chú tâm đến Toạ thiền và quán Công án trong lúc tuổi đã cao. Vị Điển toạ chỉ mỉm cười và nói: "Ông bạn từ phương xa của tôi! Ông không biết biện đạo [ja. bendō] mà cũng chẳng thông hiểu văn tự!" Lời nói này đã khắc sâu vào lòng Sư và sau này Sư cũng có viết một tác phẩm quan trọng với tên Điển toạ giáo huấn [zh. 典座教訓, ja. tenzokyōkun] để khuyên răn đệ tử đảm nhận chức vụ này trong thiền viện.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. [Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.]
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phụ nữ đang thực hành seiza trong lễ trà đạo

Seiza [kanji: 正座; Hán-Việt: Chính tọa] là một cách ngồi truyền thống của Vùng văn hóa chữ Hán để có tư thế ngay ngắn. Đây là kiểu ngồi quỳ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ seiza có từ lúc nào. Trước thời kỳ Edo, kiểu ngồi tương tự seiza đã được các samurai và những nghệ nhân trà đạo thực hành, gọi là kashikomaru hoặc tsubau. Đến đầu thời kỳ Edo, chính xác là từ thời của shogun Tokugawa Iemitsu, seiza trở nên phổ biến. Ban đầu, đây là kiểu ngồi quy định cho các daimyo khi đến gặp shogun hay shogun khi tham bái thần linh. Về sau, nó được các daimyo mang về lãnh địa của mình và buộc các võ sĩ thực hành, và cuối cùng được phổ biến xuống cả hạng dân thường.

Cách ngồi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngồi theo cách này trước tiên phải quỳ xuống sàn. Mu bàn chân áp xuống mặt sàn. Hai đầu gối có thể để cách nhau nếu người thực hành là nam giới, hoặc khép vào nếu người thực hành là nữ giới hoặc người có địa vị thấp hơn. Có trường hợp quy định cụ thể rằng khi để hai đầu gối mở, thì độ mở bằng đúng hai nắm tay của người ngồi. Toàn bộ phần trên cơ thể đặt vào gót chân. Lưng thẳng [khi không cần cúi người tỏ lòng cung kính hoặc chào].

Seiza và sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Có quan điểm cho rằng khi thực hành seiza, một số huyệt ở hai chân sẽ được tác động, nên seiza có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết những người chưa quen thực hành seiza đều cảm thấy đau ghê gớm ở cổ chân và bàn chân, khiến cho họ thực hành seiza không thể lâu được. Ngay cả những người đã rèn luyện seiza, thì ngồi suốt một thời gian dài cũng tạo ra cảm giác tê cứng chân do máu không lưu thông thuận lợi được.

Seiza ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, những người Nhật lớn tuổi hoặc người được rèn luyện có thể thực hành seiza dễ dàng. Song nhiều người Nhật, nhất là thanh thiếu niên, không thể thực hành seiza lâu được. Vì thế, người Nhật đã tạo ra một thứ gối nhỏ để người thực hành seiza kẹp vào giữa hai chân và đặt phần trên của người lên gối thay vì lên gót chân. Người nước ngoài đôi khi được miễn úp hai mu bàn chân xuống mặt sàn khi thực hành seiza để có thể dùng cả bàn chân đỡ phần trên của người.

Seiza ở Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc, thời Xuân Thu Chiến quốc, cũng áp dụng kiểu ngồi mang tính lễ nghi giống seiza.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chính tọa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ Đề