Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Một số ký sinh trùng phổ biến gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi hiện nay phải kể đến 2 nhóm ký sinh là Vermiform và Gregarines. Trong đó biểu hiện bệnh phổ biến nhất là hội chứng phân trắng (WFS)

Ký sinh trùng gregarines

Gregarines là do nguyên sinh động vật ký sinh trong ống tiêu hóa của tôm và thường ở dạng trophozoite - tự dưỡng (giai đoạn trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén. Vòng đời của ký sinh trùng này cần phải trải qua quá trình ký sinh trên ốc và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Gregarines ở dạng tư dưỡng bám trên niêm mạc ruột làm tắc nghẽn sự hấp thu dinh dưỡng của tôm. Gregarines chia làm 2 loại lớn và nhỏ. Loại lớn chia làm 2 nhóm: nhóm dạng hình trụ và nhóm dạng bầu. Tôm thường nhiễm gregarines ở giai đoạn 1,5 - 1,7 cm hoặc 9,8 - 10,2 cm và phổ biến nhất là trong khoảng 2,5 - 5,5 cm.

Ký sinh trùng vermiform

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Ký sinh trùng gây bệnh cho tôm

Ký sinh trùng vermiform có hình dáng giống với giun và trùng gregarines. Hiện nay, vermiform ngày càng gia tăng ở các nước nuôi tôm thuộc khu vực châu Á.

Cơ thể vermiform gần như trong suốt. Vermiform không có cấu trúc tế bào, khi soi dưới kính hiển vi quang học, có thể thấy vermiform bao gồm một lớp màng dày và có nhiều nếp gấp phức tạp, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng mỏng. 

Khi tôm nhiễm ký sinh trùng vermiform và gregarine với mật độ cao, chúng làm cho tôm chậm lớn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh cơ hội như nhóm vi khuẩn Vibrio gây nên hội chứng phân trắng (WFS). 

Dấu hiệu thường thấy của hội chứng phân trắng

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Phân trắng nổi trên mặt ao

Dấu hiệu của bệnh phân trắng hay WFS là chuỗi phân tôm có màu trắng hoặc hơi vàng trôi nổi trên mặt ao nuôi. Phân thường xuất hiện tập trung vào hướng cuối gió hoặc cũng có thể tìm thấy trên các sàn thức ăn.

Các ao tôm bị phân trắng nghiêm trọng cho thấy sự giảm tỷ lệ sống sót của tôm khoảng 20 - 30% so với ao thông thường. Tôm bị nhiễm có hệ số tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng kém và làm cho tăng trọng hằng ngày bị giảm thấp.

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Tôm bị phân trắng

Cách phòng ngừa ký sinh trùng trong ao tôm

Ký sinh trùng có vật chủ trung gian là nhuyễn thể như ốc, hến, trai… do đó, cần loại bỏ những vật trung gian này ra khỏi ao nuôi để ngăn ngừa dịch bệnh.

Ngoài ra, nên xét nghiệm các chỉ tiêu nguyên sinh động vật trên tôm giống trước khi thả nuôi. Quản lý mật độ ao nuôi hợp lý sẽ giúp người nuôi phòng tránh được các bệnh đường ruột trên tôm từ ký sinh trùng.

Bà con cũng có thể sử dụng các chế phẩm thảo dược xổ ký sinh trùng an toàn cho tôm như PROLIN để xổ ký sinh định kỳ, với liều lượng: 3ml/kg thức ăn, trộn cử đầu tiên trong ngày, cho ăn liên tục 3 ngày, ngưng 3 ngày và lặp lại liều trên. Ưu điểm vượt trội khi sử dụng PROLIN phòng và trị phân trắng cho tôm chính là: tôm hết phân trắng vẫn tăng trưởng bình thường.

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ KÝ SINH TRÙNG HIỆU QUẢ TRÊN TÔM

Bệnh do ký sinh trùng trên tôm rất đáng lo ngại vì nó có thể làm tôm biếng ăn, chậm lớn, gây ra bệnh phân trắng và ốp thân trên tôm. Người nuôi rất khó nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát thấy đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể.

Một số loại bệnh có tác nhân từ ký sinh trùng đáng lo ngại như:

  • Bệnh do vi bào tử trùng do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP) gây ra.
  • Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy do nhiễm ký sinh trùng: Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
  • Bệnh phân trắng trên tôm do nhiễm ký sinh trùng: Trùng hai tế bào (Vermifrom và Gregarine) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột. 

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:

- Nhiễm kí sinh trùng nhẹ thường không gây hại tôm nhưng khi bị nhiễm nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ gần mặt nước hoặc tấp mé ao. Dấu hiệu lâm sàng thường là vùng cơ bụng bị đục, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vỏ tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác. 
- Nhiễm trùng kí sinh ở mang có thể gây nên tình trạng thiếu oxy do hạn chế khả năng lấy oxy của mang. Tôm nhiễm kí sinh nặng sẽ chết nhiều nếu Oxy hòa tan xuống thấp.
- Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
- Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.
- Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn.
- Tôm ăn yếu, tôm chậm sinh trưởng.

1. Bệnh vi bào tử trùng:

Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. khi tôm lớn dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.

2. Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy:

Các dấu hiệu tổng thể của tôm nhiễm bệnh haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm, FCR tăng cao.

3. Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine

  • Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh…
  • Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn. Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn
  • Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột.
  •  Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Cách phòng và trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng:

Vì các bệnh liên quan đến ký sinh trùng rất khó quan sát bằng mắt thường. Nên bà con phải thường xuyên 5 - 7 ngày 1 lần mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra.

  • Với mẫu tôm nhiễm khuẩn, ký sinh trùng thường sẽ được quan sát dưới kính hiển vi qua lớp vỏ tôm, dịch tôm ở phần đuôi hay phụ bộ, mang tôm,…nơi ký sinh trùng tập trung nhiều nhất. Ngoài ra còn có thể ở trong ruột tôm mà bà con chưa có kỹ năng phân tách mẫu để quan sát nên phải nhờ đến các kỹ sư thủy sản ở phòng lab thực hiện giúp.
  • Ngoài ra, ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại còn có thể có trong mẫu nước. Bà con có thể dùng chai lọ đựng mẫu nước và mang đi kiểm tra (mẫu nước phải còn mới trong vòng 24h vì nếu quá 24h có thể thay đổi các chỉ tiêu nước cũng như không chính xác trong quá trình xét nghiệm).

1. Phòng bệnh:

  • Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và ký sinh trùng
  • Cải tạo ao: với ao bạt thì nên chà rửa sạch sẽ, xịt diệt khuẩn đáy ao và phơi ao. Với ao đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn.
  • Công tác cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép,..). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc (túi lọc),...để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,..
  • Chuẩn bị nước nuôi: Nên đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, khi mới bắt đầu thả tôm thì cần làm nước đạt chuẩn các chỉ tiêu pH, kH, Oxy , độ mặn để khi thả tôm không bị sock nước và dễ nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, si phong đáy ao để xả bớt thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…tránh tạo khí độc làm tôm nhiễm bệnh.
  • Định kỳ diệt khuẩn 20 – 30 ngày 1 lần: diệt khuẩn giúp diệt được các vi khuẩn có lợi, các loại ký sinh trùng bám vào vỏ tôm chưa kịp xâm nhập vào cơ thể tôm,…có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn mang tính nhẹ để không gây ảnh hưởng đến tôm để diệt khuẩn và ký sinh trùng. Nhưng bà con cũng cần lưu ý là sau 2 – 3 ngày bà con nên cấy lại vi sinh vật có lợi để ổn định lại nguồn nước ao vì diệt khuẩn sẽ làm mất đi một phần vi sinh trong ao.

Bà con nên phòng ký sinh trùng cho tôm khi tôm được 10 ngày tuổi, định kỳ sử dụng Thảo Mộc 39 7 ngày/lần để phòng ký sinh trùng trên tôm (dùng 2 - 3 ml/kg thức ăn). Sau đó dùng EM gốc (3 gram/kg thức ăn) dùng liên tục trong quá trình nuôi, để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm.

2. Trị bệnh khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:

  • Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, bà con sử dụng Thảo Mộc 39 dùng 5 ml/kg thức ăn, cho ăn vào cử cuối của ngày, sử dụng 2 ngày liên tục để sổ ký sinh trùng.
  • Sau đó dùng EM gốc để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm (liều dùng 7 gram/kg thức ăn, cho ăn 1 - 2 cử/ngày)

Cách ủ EM gốc: trộn 3 muỗng EM gốc + 3 muỗng đường + 3 lít nước sạchcho vào chai đậy kín và sử dụng cho ăn hằng ngày để phòng bệnh đường ruột cho tôm.

 

Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

Zalo: 0707873579

Hotline070.787.3579

YoutubeTHỦY SẢN NAM DƯƠNG

FanpageCông Ty Nam Dương

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

    CÁCH PHÒNG BỆNH CONG THÂN TRÊN TÔM THẺ

    Tôm bị cong thân chủ yếu ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi trở lên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do tôm nuôi bị sốc nhiệt và ao nuôi thiếu khoáng

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

    CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỎ THÂN TRÊN TÔM

    Bệnh đỏ thân trên tôm là bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm, bệnh có thể gây chết ở tôm đến 100%, bà con cần có biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao

  • Tôm bị ký sinh trùng cần phải làm sao