Tổng giám mục sài gòn là ai

Cho đến nay, ngoài việc Tòa Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh “trống tòa” sau khi TGM Bùi Văn Đọc qua đời thì còn có 2 Giáo phận khác là Thanh Hóa và Phan Thiết chưa có Giám mục chính tòa coi sóc. Nhiều Giáo phận khác, các Giám mục cũng đến độ tuổi mà theo luật Tòa thánh sẽ phải nghỉ ngơi [75 đối với các Giám mục Giáo phận].

Đang xem: Ai sẽ là tổng giám mục sài gòn

Nói như thế để thấy ngay cả nhân sự Giám mục chính tòa, Tổng Giám mục TGP và người kế nhiệm vẫn còn là một bài toán nan giải chứ chưa nói đến nhân sự sẽ được Giáo hoàng Phanxico chọn để nâng lên hàng Hồng y.

Nhưng có lẽ nếu như quy luật bấy lâu nay, tuân theo cái cách Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn [khi đó là TGM TGP TP HCM] hay TGM Nguyễn Văn Nhơn [khi đó và hiện tại đang là TGM TGP Hà Nội] được Giáo hoàng cất nhắc lên vị trí Hồng y thì có vẻ như TGM Nguyễn Chí Linh, TGM TGP Huế kiêm chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam là ứng cử viên sáng hơn cả!

TGM Nguyễn Chí Linh cũng được đánh giá là người học cao, hiểu rộng, thông tuệ và có uy tín tương đối cao trong hàng Giáo phẩm cấp cao của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Việc đang đương nhiệm cương vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam cũng được cho là lợi thế có tính đặc biệt của TGM quê Thanh Hóa này!

Nhìn vào quá trình thăng tiến và đảm nhiệm các chức vụ trong Giáo hội thì hiếm có một Giám mục Việt Nam nào nhan như TGM Nguyễn Chí Linh dù “ơn gọi thánh hiến” đối với ông có thể gọi lá khá muộn màng. Sinh năm năm 1949 tại giáo xứ Ba Làng, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhưng mãi đến năm 1992 [khi đã bước sang tuổi 43], Giám mục Nguyễn Chí Linh khi đó mới được thụ phong Linh mục tại Giáo phận Nha Trang do Giám mục Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch HĐGM Việt Nam – Giám mục GP Nha Trang khi đó chủ phong.

Xem thêm: to tình thả thính

Và cũng chỉ 12 năm mục vụ với tư cách của một Linh mục sau đó, TGM Nguyễn Chí Linh đã được Tòa thánh tấn phong, bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Thanh Hóa. Lễ tấn phong đã được tổ chức long trọng tại Giáo phận Thanh Hóa và cũng do Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục Chính tòa Giáo phận Nha Trang, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ phong cùng 2 Giám mục phụ phong là giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng kiêm Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Hà Nội, giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh.

Cũng kể từ đây, trong một khoảng thời gian không quá dài, TGM Nguyễn Chí Linh lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam [năm 2004], Từ năm 2007 đến tháng 9 năm 2009, Giám mục Nguyễn Chí Linh kiêm nhiệm làm Giám mục giám quản Tông Tòa Giáo phận Phát Diệm sau khi Giám mục Giuse Nguyễn Văn Yến về hưu. Từ năm 2009, Giám mục Nguyễn Chí Linh được HĐGM Việt Nam tin tưởng giao phó cương vị Phó chủ tịch HĐGM Việt Nam Từ năm 2013 đến năm 2016, ông là Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tháng 10 năm 2016, giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Xem thêm: Thị Trường Váng Sữa Ở Việt Nam, Giá Váng Sữa Ở Việt Nam Quá Cao

Thuật lại điều này, Mõ muốn nói rằng, dù mới trên cương vị TGM TGP Huế, chủ tịch HĐGM Việt Nam nhưng nếu không có sự thay đổi có tính đột biến thì TGM Nguyễn Chí Linh xứng đáng được trao sứ vụ mới là Hồng y để dẫn dắt Giáo hội Công giáo Việt Nam trong chặng đường mới!

Có một chi tiết trong bài viết được một số trang tin Công giáo đề cập xung quanh lễ sinh nhật lần thứ 80 của Hồng y Nguyễn Văn Nhơn: “Tuy đã quá 75 tuổi từ nhiều năm, ĐHY Phêrô Nhơn vẫn chưa có người kế vị, vì bổ nhiệm Giám Mục cho Hà Nội vẫn luôn là vấn đề khó khăn từ nhiều năm qua“.

Sẽ không quá khó để nhận ra điều vừa được nói đến. Nhưng xin được nói với những ai quan tâm điều này được biết rằng: TGM TGP Hà Nội là một vị trí đặc biệt quan trọng; chọn nhân sự kế nhiệm khi Hồng y Nguyễn Văn Nhơn về hưu vì thế không phải là chuyện tùy nghi và tùy thích. Chính vì lí do này nên Tòa thánh Vatican chỉ đồng ý bổ nhiệm cương vị Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội khi có sự đồng ý của chính quyền!

Vả lại, nếu ai đó từng theo dõi mới hay biết, nhân sự kế nhiệm Tòa Tổng Giáo phận Hà Nội luôn trong tình trạng đột xuất và không có sự chuẩn bị có tính dài hạn. Trường hợp Hồng y Nguyễn Văn Nhơn là một ví dụ. Theo đó, TGM Nguyễn Văn Nhơn [khi đó] kế vị làm TGM TGP Hà Nội sau sự cố của TGM Ngô Quang Kiệt xung quanh vụ 42 Nhà Chung, 108 Nguyễn Lương Bằng [Hà Nội] cũng là chuyện cực chẳng đã. Việc TGM Ngô Quang Kiệt nhanh chóng bị xử lý càng cho thấy vị trí TGM TGP Hà Nội không phải là nơi dành cho những kẻ có tư tưởng chống đối!

READ  Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật Là Ai, Tôn Ngộ Không

Hồng Thủy - Vatican News

Dây Pallium là một dải len màu trắng được làm từ lông chiên, được Đức Thánh Cha trao cho các Tổng giám mục mới được bổ nhiệm đứng đầu các Tổng giáo phận. Từ năm 2015, các tân tổng giám mục về Roma tham dự Thánh lễ làm phép dây Pallium vào lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô và nhận dây này, và sau đó các ngài sẽ được đeo dây này trong một Thánh lễ tại giáo phận của mình.

Việc trao dây Pallium từ tay Đức giáo hoàng cho các vị tân Tổng giám mục gắn liền với lời tuyên thệ trung thành với Đức Giáo hoàng đương nhiệm và những vị kế nhiệm ngài. Các vị Tổng giám mục chỉ được đeo dây Pallium khi dâng thánh lễ trong Tổng giáo phận của ngài, và trong những Giáo phận thuộc giáo tỉnh của ngài.

Nghi lễ trao dây Pallium

Ngày 19/10/2019, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Năng làm tổng giám mục Sài Gòn. Ngày 29/6/2020 Đức Thánh Cha đã làm phép các dây Pallium để trao cho 54 tổng giám mục được bổ nhiệm trong vòng một năm trước đó, trong đó có Đức cha Giuse Nguyễn Năng. Nhưng vì đại dịch, Đức cha Giuse đã không thể về Roma để tham dự Thánh lễ cũng như nhận dây Pallium. Sau gần hai năm, giờ đây Đức tổng giám mục Marek mới có thể đến Việt Nam và cử hành nghi thức trao dây Pallium cho Đức tổng Giuse.

Trước khi cử hành nghi thức, Đại diện của Tòa Thánh nói sơ lược về ý nghĩa của dây Pallium, diễn tả sứ vụ của mục tử sống cho đàn chiên của mình, vì đàn chiên của mình và diễn tả sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, đấng kế vị thánh Phê-rô. Ngài cũng chúc mừng và nhân danh Tòa Thánh chúc mừng Đức tổng Giuse Nguyễn Năng.

Sau khi Đức tổng Giuse Nguyễn Năng tuyên xưng đức tin, Đức tổng giám mục Marek đeo dây Pallium trên vai Đức tổng Giuse và đọc công thức trao dây Pallium.

Dùng tình yêu tưới mát sa mạc

Trong bài giảng Thánh lễ, sau khi giải thích về hình thức và lịch sử của dây Pallium, cũng như nói đến sự hiệp thông của các tổng giám mục với các đấng kế vị thánh Phê-rô, Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh của tổng giáo phận Huế, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam nhấn mạnh đến ý nghĩa gánh vác của người mục tử. Đức cha giải thích rằng được làm từ lông chiên, dây Pallium có ý nghĩa rằng vị mục tử mang lấy gánh nặng của Đức Ki-tô để mang đàn chiên về nguồn nước sống.

Sài Gòn là đất hứa kinh tế nhưng cũng là sa mạc về luân lý đạo đức. Theo Đức tổng giám mục Huế, “bí quyết duy nhất làm tươi mát sa mạc là dòng nước yêu thương.” Và lan tỏa yêu thương đã là tiêu điểm của giáo phận Sài Gòn trong những năm qua, đặc biệt là trong thời gian đại dịch bùng phát.

Tình yêu và trách nhiệm

Nhắc lại các bài sách Thánh trong Thánh lễ, Đức cha Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam nhấn mạnh: “Mục tử không có quyền thờ ơ trước nỗi khốn cùng của đoàn chiên trước sa mạc đói nghèo, dịch bệnh, cô đơn và thất vọng. Chúa trao quyền thủ lĩnh cho Phê-rô, quyền ấy phải đi đôi với tình yêu. Tình yêu phải bao trùm trách nhiệm. Đó là nét biệt loại của quyền bính trong Giáo hội theo giáo huấn của Thánh Kinh và Tin Mừng.”

Nhắc lại lời Đức Biển Đức XVI trong ngày khai mạc sứ vụ Phê-rô: “Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi để tôi biết yêu đoàn chiên của Chúa ngày càng nhiều hơn. Và hãy cầu xin Thiên Chúa gánh vác chúng ta và để chúng ta học cách biết gánh vác nhau”, Đức tổng giám mục Huế mời gọi cầu nguyện cho Đức tổng Sài Gòn theo gợi ý của Đức Biển Đức.

Bảo tồn công trình tạo dựng

Đức tổng Giuse Nguyễn Chí Linh cũng nói đến trách nhiệm của vị mục tử trong việc canh giữ bảo tồn vẻ đẹp của thiên nhiên và công trình tạo dựng. Ngài nhắc lại lời Đức Thánh Cha: “Khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và anh chị em chúng ta thì sẽ xảy ra sự tàn phá và con tim của chúng ta sẽ trở nên chai đá.”

Sứ vụ gánh vác

Cuối cùng, ngài nhắc lại rằng ý nghĩa sâu xa nhất của chiếc dây Pallium là gánh vác. Mang dây Pallium có nghĩa là gánh vác. Theo gương Đức Ki-tô, mọi chủ chăn trong lịch sử đều gánh vác và mọi mục tử trong tương lai đều gánh vác. Mỗi người, ở bậc sống nào, đều gánh vác: bản thân, Giáo hội và xã hội.

Bí quyết làm nhẹ gánh nặng: Hãy đến với Chúa Giêsu

Chúa Giê-su cũng đã từng gánh vác và hơn ai hết Người đã cảm nghiệm gánh nặng của Người và của chúng ta. Và Người đã tìm ra bí quyết làm nhẹ mọi gánh nặng: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng và tâm hồn các ngươi sẽ được bình yên, vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.

Đức cha Chủ tịch Hội đồng giám mục kết thúc bài giảng với lời cầu chúc cho nhau cũng tìm được sự yên nghỉ yên hàn trong suốt chặng đường chúng ta gánh vác.

Video liên quan

Chủ Đề