Tổng kết đánh giá các nghị quyết của đảng

Sáng ngày 12/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Đồng chí Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Đại biểu Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Bắc - Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cùng dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Phong Vũ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các đồng chí đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban của Tỉnh ủy, một số sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; đại diện thường trực các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; ban tuyên giáo [tuyên huấn] các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Quang cảnh Hội nghị.

Trong 15 năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị; ban hành, tổ chức thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, đẩy nhanh sự phát triển của văn học, nghệ thuật. Đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa đa dạng của nhân dân; công tác bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được duy trì, triển khai hiệu quả; phong trào văn học, nghệ thuật quần chúng ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người Bình Định phát triển toàn diện; đưa văn học, nghệ thuật trở thành một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận làm rõ thêm những kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Nghị quyết; việc nâng cao giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh; giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh; một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng ở cơ sở…

Đồng chí Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh văn học, nghệ thuật có vai trò quan trọng trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và xây dựng, phát triển văn hóa, con người

Sáng 14/12/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự và đồng chủ trì tại điểm cầu Bộ GD&ĐT có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cùng dự còn có các đồng chí là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương

Tham dự tại điểm cầu trực tuyến tỉnh có đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, GD&ĐT nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, hiện có 15.334 cơ sở giáo dục mầm non, với 19.398 điểm trường, tăng 6,6% so với năm học 2013 - 2014, tỷ lệ trưởng đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, năm học 2022 - 2023 đạt 55,4%. Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư, đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 87,42% tăng khoảng 40%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 59,44% tăng 21,37% so với năm 2013 - 2014…

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị từ điểm cầu trực tuyến của tỉnh

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, ngay sau khi Nghị quyết 29-NQ/TW được ban hành, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chương trình hành động số 100-CTr/TU, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND để chỉ đạo triển khai thực hiện. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Môi trường giáo dục từng bước được cải thiện, tỷ lệ huy động các cấp học đạt kết quả cao và ổn định, kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được giữ vững ở 100% xã, phường, thị trấn. Hệ thống trường, lớp được quy hoạch, sắp xếp phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư, bổ sung, các điều kiện về thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018 đảm bảo. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh khá giỏi được nâng lên. Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 39% [năm 2013] lên 62% [năm 2023]. Tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ GD&ĐT, Ban cán sự Đảng, Bộ Chính trị ban hành kết luận về việc tiếp tục thực hiện NQ 29, qua đó đảm bảo đồng nhất liên thông giữa các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong các Nghị quyết về phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức… Đồng thời, cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo và giao đủ số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, theo tinh thần ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên, đảm bảo lương nhà giáo được ưu tiên, yên tâm gắn bó với nghề. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh vị trí việc làm Y tế học đường từ danh mục Vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ sang danh mục Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung.

Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để Nghị quyết 29-NQ/TW tiếp tục được thực hiện một cách nền nếp, chất lượng, hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Nghị quyết 29-NQ/TW có giá trị mở đường, có tầm nhìn lâu dài, thể hiện rõ sự quyết tâm thực hiện đổi mới. Hiện nay, GD&ĐT đang đứng trước nhiều thách thức mới trong việc phát triển con người, nguồn nhân lực, nguy cơ mất bình đẳng trong giáo dục, áp lực cạnh tranh toàn cầu về giáo dục… cần có sự chủ động ứng phó, gia tăng nhận thức để có hành động tương xứng để các vấn đề của nghị quyết được thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ. Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quan điểm coi GD&ĐT là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD&ĐT còn thiếu, chưa đồng bộ và sớm xây dựng Luật Nhà giáo, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời, tập trung các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT để tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT. Có giải pháp đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức, nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài công tác trong ngành giáo dục…/.

Chủ Đề