Top 10 học lực khối thpt tạ quang bửu

Từ năm học 2022-2023, khối lớp 10 sẽ chính thức được tổ chức giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 – với tinh thần tập trung phát triển năng lực, phẩm chất của người học.

Tuy nhiên, thực tế các em học sinh, phụ huynh do không tìm hiểu thông tin tổ hợp môn của của trường từ trước khi nhập học nên nhiều em tỏ ra khá thất vọng vì tình huống oái oăm “được chọn mà lại như không” bởi các môn học lựa chọn đã được trường xếp sẵn, môn học “khó nhằn” lại xếp cùng tổ hợp với môn học yêu thích.

Học sinh đến làm thủ tục nhập học tại trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu. [Ảnh: Doãn Nhàn]

Bạn L. đến trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu làm thủ tục nhập học với tâm trạng phấn khởi vì sau thời gian ôn tập miệt mài, sắp tới em sẽ được học ở ngôi trường mà mình mơ ước.

Háo hức vì nghĩ rằng sẽ được chọn môn học theo sở thích, nhưng khi nhìn thấy tổ hợp các môn học đã được trường xếp sẵn ở tổ hợp tự nhiên mà L. chọn có môn Vật lý – môn học mà em rất sợ.

Tâm sự với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, L. cho biết: “Trước khi đến trường làm thủ tục nhập học, em chỉ có đọc qua cách chọn tổ hợp môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cứ nghĩ rằng sẽ được chọn môn học mình thích, nhưng không ngờ đến trường mới thấy các môn học đã được trường xếp sẵn theo các khối rồi.

Tổ hợp em chọn là Tự nhiên 1, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Lịch sử. Các môn khác trong tổ hợp này em đều học ổn, duy nhất Vật Lý em không học được, nhưng tổ hợp tự nhiên thì môn nào cũng có Vật lý”.

Các tổ hợp môn học lựa chọn của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu. [Ảnh: Doãn Nhàn]

T.D cũng là trường hợp tương tự. “Môn Vật lý từ trước đến nay luôn là nỗi ám ảnh của em. Từ cuối năm lớp 9, dù em có ôn thế nào thì Vật lý cũng chỉ được 5-6 điểm thôi”, học sinh này giãi bày.

Cùng với nỗi sợ phải học môn học không yêu thích, cả L. và T.D lại "gánh" thêm nỗi lo lắng vì sợ không theo kịp các bạn:

“Nếu phải học thêm cả Vật lý em sợ rằng sức học của mình sẽ không theo kịp các bạn trong lớp. Không những thế em còn sợ rằng đề thi sau này sẽ khó hơn cả thi lên lớp 10, môn Vật lý đã “khó nhằn” rồi mà đề thi khó nữa thì như đánh đố…”, T.D lo lắng.

Nhiều học sinh hoang mang vì trong tổ hợp môn lựa chọn, có môn học các em không học được. [Ảnh: Doãn Nhàn]

Sắp xếp sẵn các tổ hợp môn nhằm phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc sắp xếp sẵn các tổ hợp môn, thầy giáo Nguyễn Văn Thọ - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu [Hai Bà Trưng, Hà Nội] cho hay:

"Các tổ hợp môn của nhà trường đều đã công khai từ trước, nếu không thích thì các em đã không đăng kí vào trường. Còn đã vào trường rồi mà có những môn chưa thích hợp với các em thì nhà trường và phụ huynh sẽ có những trao đổi để thống nhất với nhau.

Việc xây dựng các tổ hợp môn dựa cũng được nhà trường dựa vào cuộc khảo sát học sinh trung học cơ sở, các em khối lớp 10 và thông qua các nền tảng công nghệ của phụ huynh, học sinh để tìm hiểu”.

Khi phóng viên nhắc về những lo lắng của thí sinh khi sợ không theo kịp môn học, thầy Lê Ngọc Hoa - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh [Bắc Từ Liêm, Hà Nội] khẳng định:

"Tất cả các môn học sinh đều có thể học được vì đây đều là những kiến thức chung, vấn đề là các em cân nhắc, đánh giá xem môn học nào là thế mạnh để học chuyên sâu hơn.

Còn về đánh giá môn học thì cũng giống như các môn khác, tùy theo từng đối tượng, các nhóm lớp sẽ có những đánh giá khác nhau để phù hợp với học sinh".

Nói về việc các em học sinh không được tự do lựa chọn môn học, thầy Hoa cho biết việc đáp ứng nguyện vọng của học sinh là cần thiết tuy nhiên khó khăn chung của các trường hiện nay là xây dựng các lớp học cũng cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường.

"Việc xây dựng tổ hợp môn của nhà trường là dựa trên cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đặc biệt từ khung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, định hướng các tổ hợp này đã được trường thông báo tới phụ huynh và học sinh từ trước khi các em vào trường.

Khi nhập học, trường cũng đã có buổi trao đổi, tư vấn với các em học sinh, phụ huynh về các môn học, giúp các em hiểu rõ hơn, sâu hơn, từ đó các em sẽ có cơ sở để đăng kí", thầy Hoa cho biết thêm.

Ngoài các trường công lập, các thí sinh Hà Nội còn có nhiều cơ hội vào học tại các trường tư thục và trường công lập tự chủ. Nhiều trường ngoài công lập đã khẳng định được chất lượng đào tạo và có uy tín.

Trường Phan Huy Chú có học phí hơn 45 triệu đồng

Trường Phan Huy Chú dự kiến công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 vào ngày 19/6. Điểm xét tuyển = [Toán + Văn] *2 + Ngoại ngữ + Lịch sử + Điểm cộng thêm. Nhà trường sẽ dừng tuyển sinh khi đủ chỉ tiêu.

Hội đồng tuyển sinh của nhà trường cũng công bố mức học phí năm học 2019-2020 là: 45.540.000đ/năm học.

Mức học phí được xây dựng trên cơ sở sự thay đổi theo Chương trình nhà trường và Đề án học phí tương ứng cho từng năm học. Năm học 2019-2020 nhà trường đang chuẩn bị các nội dung về Chương trình nhà trường và Đề án học phí để được cấp trên phê duyệt.

Cam kết trong suốt khóa học [3 năm học] sẽ không tăng học phí, chỉ điều chỉnh học phí khi Nhà nước tăng mức lương cơ bản cho cán bộ công chức viên chức [ví dụ năm nay đã có sự điều chỉnh từ 1.7.2019 từ 1390 lên 1490, tăng 7% mức lương cơ bản].

Học phí sẽ được đóng làm 1 lần, 2 lần, 4 lần hoặc 8 lần trong mỗi năm tùy theo sự đăng ký của cha mẹ học sinh.

Trường Lương Thế Vinh có cách xét tuyển riêng

Năm học 2019-2020, trường THPT Lương Thế Vinh xét tuyển dựa trên điểm thi bốn môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử. Điểm xét tuyển được tính theo ban mà học sinh lựa chọn: A, A1 hoặc D.

Cách tính điểm xét tuyển ban A và A1: Toán x 4 + Tiếng Anh x 3 + Ngữ văn x 2 + Lịch sử + Điểm cộng.

Các tính điểm xét tuyển ban D: Toán x 3 + Tiếng Anh x 4 + Ngữ văn x 2 + Lịch sử + Điểm cộng.

Điểm chuẩn đối với học sinh đăng ký ban A và A1 là 81 theo kết quả kỳ thi tuyển sinh của Hà Nội và 78 điểm bài khảo sát tại trường Lương Thế Vinh. Học sinh đăng ký ban D phải đạt 82 điểm xét tuyển kỳ thi tuyển sinh của Hà Nội và 78 điểm bài khảo sát tại trường.

Tổng chỉ tiêu ở hai cơ sở của trường là ban A 140, A1 210 và D 210. Nhà trường thu hồ sơ theo ba đợt. Đợt 1 từ 8h đến 15h ngày 16/6; đợt 2 [thu bổ sung nếu có] từ ngày 20/6 đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu vẫn chưa đủ, nhà trường sẽ mở đợt 3 từ ngày 5/7.

Nhà trường lưu ý sau khi có phiếu báo điểm, học sinh phải nộp bổ sung cho ban tuyển sinh trước ngày 21/6. Phụ huynh cũng nên cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ vào trường bởi nếu muốn rút hồ sơ của con để chuyển sang trường khác, sẽ không được lấy lại 4,5 triệu đồng lệ phí tuyển sinh.

Trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu: Điểm chuẩn 39,5

Trường Tạ Quang Bửu năm nay tuyển 11 lớp 10 trong năm nay, mỗi lớp 30 học sinh. Ngoài tuyển thẳng học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, Ngoại ngữ, trường xét tuyển theo đúng hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Điểm xét tuyển = [Toán + Văn] *2 + [Ngoại ngữ + Lịch sử] + Điểm cộng thêm.

Điểm chuẩn đối với học sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vào trường trước ngày 16/6 là 39 và học sinh chưa nộp hồ sơ là 39,5. Học sinh cũng có thể đăng ký dự khuyết tại bàn tuyển sinh của trường với mức điểm thấp nhất là 38,5. Trường sẽ liên hệ trực tiếp với những học sinh này nếu còn chỉ tiêu.

Trường Tạ Quang Bửu nhận đăng ký nhập học từ 8h ngày 16/6 đến khi tuyển đủ chỉ tiêu.

Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn: Điểm chuẩn 36

Năm nay, trường Lê Quý Đôn tuyển 180 chỉ tiêu căn cứ điểm xét tuyển trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội và có điểm cộng thêm.

Dự kiến điểm xét tuyển là 36. Điểm xét tuyển = [Toán + Văn] *2 + [Ngoại ngữ + Lịch sử] + Điểm cộng thêm.

Trường sẽ cộng thêm 2 điểm đối với học sinh học THCS Lê Quý Đôn và 3 điểm với những em học từ Tiểu học Lê Quý Đôn.

Nhà trường nhận đơn đăng ký dự tuyển từ 24/4 đến 17/6. Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường từ ngày 18/6 đến 15/7.

Đa số các trường NCL tuyển sinh bằng xét học bạ

Năm 2019,Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các trường THPT tư thục và tự chủ được phép tuyển sinh bằng xét học bạ mà không phụ thuộc vào kì thi do Sở tổ chức.

Các trường THPT ngoài công lập sẽ tuyển sinh theo 2 phương án:

- Phương án 1: các thí sinh sẽ thi tuyển 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử tại kì thi vào lớp 10 hệ không chuyên vào ngày 2 - 3/6.

- Phương án 2, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả học tập, rèn luyện cấp THCS.

Cách tính điểm xét tuyển theo phương án 2: Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm ưu tiên

Trong đó: Điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Cụ thể: Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 10,0 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 9,0 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực khá: 8,0 điểm; Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 7,0 điểm; Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá: 6,0 điểm; Trường hợp còn lại: 5,0 điểm.

Điểm ưu tiên: Nếu học sinh có nhiều ưu tiên, chỉ tính mức ưu tiên cao nhất [điểm ưu tiên từ 0,5 đến 1,5 điểm].

Trong số các trường công lập tự chủ tài chính, trường ngoài công lập, hầu hết các trường tuyển sinh học sinh có hộ khẩu tại Hà Nội, chỉ có duy nhất trường THPT FPT tuyển sinh trên toàn quốc.

Học phí trường Tạ Quang Bửu là bao nhiêu?

Trường THPT Tạ Quang Bửu là một trong những trường cấp 3 dân lập có học phí rẻ tại Hà Nội. Mức học phí năm học 2023 - 2024 được áp dụng cho học sinh hệ chuẩn khối 10 là khoảng 2.8 triệu đồng/tháng, khối 11 là 3,1 triệu đồng/tháng và khối 12 là 3,4 triệu đồng/tháng.

Tạ Quang Bửu lấy bao nhiêu điểm 2023?

Hội đồng tuyển sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu đã quyết định mức điểm trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2023 – 2024 là 38,5 điểm - bằng mức điểm tuyển sinh của năm trước.

Chủ Đề