Top 10 nguyên nhân gây ra bệnh gút năm 2024

Bệnh gút [gout] là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri trong các mô, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, gây các cơn viêm khớp cấp. Gút thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp bàn ngón chân đáp ứng nhanh với điều trị thuốc kháng viêm nhưng thường tái phát là đặc trưng của bệnh.

Theo kết nghiên cứu, tỉ lệ bị gút ở nam giới cao hơn so với phụ nữ, nhất là những người đàn ông có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh gút có dấu hiệu trẻ hóa, bệnh có thể xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi 30.

2. Nguyên nhân gây bệnh gút

2.1 Tăng acid uric máu và gút nguyên phát [chiếm 90%]

Chưa rõ nguyên nhân, có thể do bẩm sinh, khiếm khuyết về di truyền kết hợp với một số yếu tố khác.Tuy nhiên chế độ ăn uống chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, cua, tôm, thận, thịt đỏ,rượu bia… được đánh giá là những yếu tơ có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2.2 Tăng acid uric máu và gút thứ phát [10%]

Chủ yếu là do giảm khả năng đào thải acid uric trong suy thận, Những bệnh về máu, dùng thuốc lợi tiểu [thiazid, acetazolamid, furosemid…] và thuốc ức chế tế bào, sử dụng thuốc kháng lao [pyrazinamid, ethambutol…]

Những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gút và ngược lại bệnh nhân gút rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

3. Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn và mức độ nguy hiểm của bệnh gút

Giai đoạn 1: Gút không có triệu chứng. Nồng độ acid uric trong máu tăng trên 7mg%.

Giai đoạn 2: Gút cấp tính. Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ vào ban đêm, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi uống rượu bia. Chúng gây đau dữ dội, đỏ và sưng khớp, phổ biến nhất là ở ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể bắt đầu ở các khớp khác. Các cơn gút cấp thường đáp ứng nhanh với các thuốc kháng viêm.

Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn đau khoảng cách, tại thời điểm này các triệu chứng sẽ không xuất hiện giữa 2 đợt đau, cho nên bệnh nhân không chú ý đến diễn tiến bệnh, không tuân thủ điều trị theo phát đồ, bệnh diễn tiến nặng dần có nhiều biến chứng.

Giai đoạn 4: Gút mãn tính. Người bệnh sẽ bắt đầu bị đau khớp vì bệnh gút. Nó là kết quả của việc nhiều năm không điều trị đúng cách. Các tổn thương khớp bắt đầu phát triển mạnh, Việc trì hoãn điều trị, sẽ làm cho bệnh gút trở nên tồi tệ hơn và có nhiều biến chứng nặng

4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút nếu không được điều trị đúng thì sẽ tiến triển âm thầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

U cục tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay, khuỷu tay và đầu gối…có thể tự vỡ ra và bị bội nhiễm kéo dài

Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ điều trị bệnh gút, các khớp đang sưng viêm có thể bị tổn thương xương khớp vĩnh viễn

Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, những tinh thể acid uric đã hình thành không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn nhanh chóng tích tụ trong thận và dẫn đến bệnh sỏi thận.

Suy thận mạn: biến chứng nặng phải chạy thận nhân tạo

5. Bệnh gút được chẩn đoán

– Đột ngột đau, sưng và đỏ khớp khớp bàn ngón chân thường gặp ở nam giới

– Lắng động urat khiến các nốt tophi hình thành dưới da.

– Giai đoạn muộn có biểu hiện ở thận [Sỏi thận, tổn thương thận, suy thận…].

– Acid uric máu tăng trên 420 µmol/l. [7mg%], có thể bình thường trong cơn gút cấp

– CRP, tốc độ máu lắng tăng

6. Những phương pháp điều trị bệnh gút

Bệnh nhân bị gút tùy giai đoạn bệnh sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng thuốc [điều trị nội khoa], phẫu thuật [điều trị ngoại khoa].

6.1 Điều trị nội khoa

Điều trị bệnh gút nội khoa [sử dụng thuốc] là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân. Thông thường việc sử dụng thuốc được chỉ định kèm chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.

– Tăng acid uric máu không triệu chứng: không cần dùng thuốc, chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút. Có thể điều trị thuốc hạ acid uric máu cho bệnh nhân khi acid uric máu trên 9mg% và tiền sử gia đình có bệnh gút, có sỏi thận hoặc có nguy cơ tim mạch cao

– Điều trị cơn gút cấp [từ 7-10 ngày]:thuốc chống viêm [NSAID] Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib, … có tác dụng giảm viêm và kiểm soát triệu chứng đạt hiệu quả nhanh. Corticoid được chỉ định khi thuốc chống viêm không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.

– Điều trị gút mạn: mục tiêu hạ và duy trì acid uric máu dưới 6mg%. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc hạ acid uric máu: Allopurinol hoặc Febuxostat, tuy thiên những thuốc này có thể gây dị ứng da [thuốc mới Febuxostat ít hơn].

– Dự phòng cơn gút tái phát: phối hợp thuốc hạ acid uric máu với colchicine liều thấp dùng từ 3 đến 6 tháng. Sau đó bệnh nhân có thể duy trì thuốc hạ acid uric đơn độc kéo dài nếu chế độ ăn uống không hiệu quả [Acid uric vẫn trên 6mg%]

– Điều trị biến chứng và các bệnh lý kèm theo: hạt tophi, sỏi thận, suy thận mạn, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường…

6.3 Biện pháp dự phòng gút tại nhà

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống sai lầm: Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều acid uric, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản… Uống nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu, làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.

Thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy quá trình hình thành bệnh gút.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh gút tái phát. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, cà chua, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… các loại ngũ cốc, trứng, sữa…

Uống nhiều nước [trung bình 2 lít] nước khoáng kiềm có bicarbonate [Vĩnh Hảo, Đảnh Thạnh…], nước sắc lá sake…để tăng thải acid uric.

Bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress căng thẳng thần kinh.

Nếu chế độ ăn uống sinh hoạt đạt hiệu quả, acid uric máu dưới 6mg%, không có cơn gút, không có hạt tophi và tổn thương thận, thì không cần dùng thuốc hạ acid uric.

6.3 Điều trị Ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được áp dụng cho trường hợp sau:

  • Bội nhiễm hạt tophi.
  • Hạt tophi xuất hiện với kích thước lớn, giảm tính thẩm mỹ hoặc làm ảnh hưởng đến vận động và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Lưu ý bệnh nhân gút có hạt tophi cần sử dụng colchicine kết hợp với thuốc hạ acid uric kéo dài với mục đích phòng ngừa tái phát cơn gút cấp và các biến chứng nặng.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh gút tái phát và các biến chứng nặng

Tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang thời gian vừa qua có tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân gút có nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động. Quá trình tiến triển của bệnh gút với những biến chứng nặng có thể được hạn chế bằng việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, bao gồm:

Chủ Đề