Top 5 nen kinh te lon dong nam a năm 2024

Trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong số các quốc gia thuộc nhóm ASEAN-6 với GDP theo giá hiện hành khoảng 8,4 triệu tỷ đồng, tương đương với khoảng 368 tỷ USD.

Mới đây, Thái Lan, quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 [gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam], đã công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2021 của mình.

Theo báo cáo của Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan [NESDC], nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 1,9% trong quý IV/2021 so với cùng năm 2020 và tăng 1,8% [có hiệu chỉnh theo mùa] so với quý III/2021.

Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố

Như vậy, nền kinh tế Thái Lan đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật, tức là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý. Trước đó, Thái Lan ghi nhận mức tăng trưởng âm 0,9% trong quý III/2021 so với quý trước và âm 0,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021. NESDC vẫn tiếp tục duy trì dự báo kinh tế cho năm 2022 ở mức 3,5% đến 4,5%, giống như dự báo được đưa ra vào hồi tháng 11/2021.

Trước đó, tất cả các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam, đều báo cáo mức tăng trưởng cao hơn so với Thái Lan.

Cụ thể, theo số liệu được công bố hôm 3/1, tăng trưởng GDP Singapore năm 2021 tăng 7,2%, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 5,4% do đạt dịch gây ra vào năm 2020. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đối với năm 2022, Chính phủ Singapore dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 3% đến 5%.

Trong khi đó, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính nước này trước đó đã dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%. Song, con số này vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch là tăng trưởng GDP hàng năm 5%.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Indonesia xuống 5,6%, từ mức 5,9% được đưa ra trước đó, đồng thời cắt giảm dự báo năm 2023 xuống 6% từ 6,4%.

Năm 2021, Malaysia ghi nhận mức tăng trưởng GDP đạt 3,1%, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 5,6% trong 2020. Malaysia đang trên đà phục hồi sau khoảng hai năm COVID-19, hàng nghìn người đã mất việc làm và doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.

Đối với năm 2022, Ngân hàng Trung ương nước này ước tính GDP sẽ tăng trưởng từ 5,5% đến 6,5%.

Sau 5 quý suy thoái liên tục bắt đầu từ quý I/2020 - quý I/2021, Philippines đạt mức tăng trưởng GDP 5,6% trong năm 2021, đảo ngược từ mức giảm kỷ lục 9,6% trong năm 2020.

Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 [quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%] so với năm trước.

Điều này được lý giải do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.

Theo số liệu của cơ quan thống kê các nước, GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm ASEAN-6, đạt 16.970 tỷ IDR, khoảng 1.184 tỷ USD.

Xếp thứ hai là Thái Lan với 16.200 tỷ Baht, tương đương với khoảng 506 tỷ USD. Philippines đứng thứ ba với 19.378 tỷ Peso, tương đương với khoảng 393 tỷ USD. Singapore với vị trí thứ 4 với 533 tỷ SGD, tương đương với khoảng 397 tỷ USD.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Tài chính, GDP ước thực hiện của Việt Nam trong năm 2021 là 8.398.600 tỷ đồng, khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực là Malaysia với 1.500 tỷ RM, khoảng 358 tỷ USD.

Với tốc độ tăng trưởng trên, Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu top 5 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Tăng trưởng của Philippines dự báo sẽ đạt 5,7% năm 2023 và 6,1% năm 2024, Indonesia 4,7% và 5,1%, còn Malaysia 4% và 4,2%, xếp trên Thái Lan đạt tương ứng 3,8% và 3,9%.

Báo cáo của OECD nhan đề "Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2023: Phục hồi du lịch sau đại dịch" cho rằng việc kết thúc các chương trình hỗ trợ sau dịch COVID-19 sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam cải thiện tình hình tài chính công, nhưng nhu cầu yếu hơn có thể sẽ làm giảm bớt đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo cũng khuyến nghị cần phải tiếp tục giám sát chặt xu hướng lạm phát.

Theo OECD, các nền kinh tế mới nổi châu Á, bao gồm ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ đã cho thấy sức hồi phục tốt trước diễn biến phức tạp toàn cầu, đứng vững trước những thách thức lớn như dịch COVID-19, xung đột tại Ucraina và kinh tế toàn cầu giảm tốc. Những thành tích đó đạt được nhờ chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô phù hợp, hiệu quả xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở một số nước. Tăng trưởng bình quân của các nền kinh tế mới nổi châu Á dự báo sẽ đạt 5,3% năm 2023 và 5,4% năm 2024.

Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi châu Á tiếp tục đứng trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và ổn định, bao gồm lạm phát, kinh tế toàn cầu giảm tốc và đứt gãy chuỗi cung ứng. Hiện nay, lạm phát trong khu vực vẫn còn tương đối thấp hơn những nơi khác, nhờ các chính phủ áp dụng chính sách trợ giá, hạn chế xuất khẩu, cắt giảm thuế, kiểm soát giá cả để hạn chế tác động của việc giá lương thực và năng lượng toàn cầu tăng. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng gây ra tác động tiêu cực trong dài hạn, chỉ nên áp dụng có trọng điểm và tạm thời. Trong khi đó, tác động của việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống sẽ phụ thuộc vào cơ cấu xuất khẩu của từng nước. Việt Nam và Campuchia bị ảnh hưởng nhiều hơn, do tỷ trọng xuất khẩu dệt may và giày dép lớn. Nhu cầu của các mặt hàng này trên thị trường thế giới giảm sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại hai nước gia tăng.

Đánh giá về du lịch, báo cáo của OECD nhận xét Việt Nam có thế mạnh nhờ phong cảnh đẹp, sự đa dạng của các loại hình du lịch dựa vào đời sống cộng đồng. Du lịch di sản, văn hóa và ẩm thực cũng rất có tiềm năng. Thách thức lớn nhất là nâng cao chất lượng hạ tầng, liên kết tốt hơn giữa các tác nhân cung cấp dịch vụ du lịch, mở rộng sự tham gia của cấp địa phương và kiểm soát tốt hơn du lịch ồ ạt tại các khu vực tự nhiên.

Theo OECD, Việt Nam cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nguồn khách từ bên ngoài, chú trọng đến thị trường các nước ASEAN và Ấn Độ, đồng thời khai thác tốt hơn du lịch nội địa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Kinh tế Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, mức GDP bình quân năm 2023 của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Singapore [87,88 nghìn USD], Malaysia [13,03 nghìn USD], Thái Lan [7,3 nghìn USD] và Indonesia [5,11 nghìn USD].

Việt Nam giàu thứ mấy thế giới 2023?

Về xếp hạng quy mô kinh tế trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 37, đồng thời, theo dự đoán của IMF, nước ta sẽ đạt đến vị trí thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế trong năm 2023. Cụ thể, mức GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%.

Myanmar với Việt Nam ai giàu hơn?

Tính đến năm 2016, GDP của Myanmar đạt 68.277 tỷ USD, năm 2021 ước tính chỉ đạt 76.09 tỷ USD, đứng thứ 7 Đông Nam Á và kém Việt Nam hơn 5 lần cùng năm 2021. Tính đến năm 2022, thu nhập đầu người của Myanmar chỉ là hơn 1.104 USD/người/năm, thấp hơn so với Việt Nam.

Việt Nam giàu thứ mấy ở Đông Nam Á?

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á [Tapchitaichinh.vn] Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD.

Chủ Đề