Top 5 nhà thờ Huyện Thạch An Cao Bằng 2022

Có tổng 24511 đánh giá về Top 5 nhà thờ Huyện Thạch An Cao Bằng 2022

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

16034 đánh giá
Địa chỉ: 01 Công xã Paris,Bến Nghé,Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam
Liên lạc: 0914122229

Nhà thờ Giáo xứ Tân Định

5762 đánh giá
Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng,Phường 8,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838290093
Website: http://www.giaoxutandinh.net/

NHÀ THỜ GX TÂN ĐỊNH - TGP SÀI GÒN

📍 Địa chỉ : 289 Hai Bà Trưng, P.8

Giáo xứ Tân Định được hình thành từ năm 1861, là một trong các Họ Đạo đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Trong.

Tân Định nằm ở khu vực đông dân cư, và là đầu mối giao thông, thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán, nên đời sống vật chất của giáo dân ở đây tương đối thoải mái. Giáo xứ Tân Định có diện tích rộng lớn để có thể xây dựng các cơ sở vật chất khang trang phục vụ cho các sinh hoạt tôn giáo.

Bổn mạng: Thánh Tâm Chúa

Điện thoại: 3829 0093 - 3829 3088

Năm thành lập: 1861 - 1929

𝐂𝐎𝐍𝐆𝐆𝐈𝐀𝐎.𝐈𝐍𝐅𝐎 𝐱𝐢𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐨̛𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐮̛̀ :

📸 Khưu Thông

Nhà thờ đẹp quá luôn, chỗ giữ xe cũng rộng, Cha giảng hay, Ca đoàn hát tốt, view đẹp chụp hình \u003c3 !

Nhà thờ có kiến trúc đẹp, nằm ở quận trung tâm, mình hay đi ngang đây và lần này có dịp chụp một bức ảnh của nhà thờ

Nhà thờ đẹp, màu sắc tươi sáng, khuôn viên rộng rãi, chỉ có cái vào các ngày lễ hay bị kẹt xe.

Kiến trúc tuyệt vời với màu sắc nổi bật. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động rất có ý nghĩa.

Nhà thờ Tân Định được làm bằng cẩm thạch Ý. Đứng từ phía ngoài nhìn vào, du khách sẽ thấy tòa tháp chính và hai tòa tháp phụ với hai bên là dãy những hành lang có mái vòm được lợp ngói hình vẩy cá được xen kẽ trang trí tinh tế hoa lá, tượng thiên thần vào những ô cửa tròn. Điểm nhấn chính là ở đỉnh tháp là cây thánh giá được làm bằng đồng cao tầm 3m, biểu tượng cho những người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Hai bên tòa tháp phụ có nhiều tháp đèn với nhiều lỗ thông gió được trang trí hoa văn trông rất duyên dáng.

Đi vào sâu bên trong Thánh đường, du khách sẽ choáng ngợp trước kiến trúc cổ kính với hai hàng cột Gô-Tích dẫn tới bàn thờ chính. Đa số các bàn thờ trong Thánh đường được làm từ các loại đá quý gửi từ Italia sang. Nếu để ý kỹ du khách sẽ nhận ra ngay hàng cột bên trái là tượng các Thánh nữ, hàng cột bên phải là tượng các Thánh Nam. Bên trong tòa tháp có 5 quả chuông nặng khoảng 5.5 tấn tạo nên một bức tranh kiến trúc độc đáo được chạm khắc rất tinh xảo, du khách như đi lạc vào thành phố Ý thơ mộng, cổ điển cảm giác thú vị mà ai cũng muốn được một lần đặt chân đến.Là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nhưng đây còn là nơi tổ chức các hoạt động từ thiện cũng như là điểm đến của bà con theo đạo tới đây thờ phụng, cầu nguyện mọi điều tốt lành, bình an hay lắng nghe những buổi giảng tại Thánh đường. Tưởng chừng như du khách đang ngồi trong một ngôi nhà thờ ở Châu Âu với không gian rộng lớn, đậm nét cổ điển.
Là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nhưng đây còn là nơi tổ chức các hoạt động từ thiện cũng như là điểm đến của bà con theo đạo tới đây thờ phụng, cầu nguyện mọi điều tốt lành, bình an hay lắng nghe những buổi giảng tại Thánh đường. Tưởng chừng như du khách đang ngồi trong một ngôi nhà thờ ở Châu Âu với không gian rộng lớn, đậm nét cổ điển.Tuyệt vời hơn khi đây trở thành địa điểm không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế mà còn là điểm đến check-in chụp ảnh của nhiều các bạn trẻ, các cặp đôi lui tới đây tham quan và khám phá Nhà Thờ Tân Định.

Từ màu sắc tới kiến trúc nhà thờ Tân Định đã làm say đắm khách du lịch cũng như giới trẻ khi tới đây.

Nhà thờ có thiết kế rất đẹp
-7-

Nhà thờ đẹp, cổ kính
Còn được gọi là nhà thờ hồng

Nhà thờ Huyện Sĩ - Giáo xứ Chợ Đũi

2085 đánh giá
Địa chỉ: 1 Đường Tôn Thất Tùng,Phường Phạm Ngũ Lão,Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838330820
Website: https://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-huyen-si-nha-tho-cho-dui

Giáo xứ Chợ Đũi, còn gọi là nhà thờ Huyện Sỹ theo tên người xây. Giờ lễ Chúa Nhật: 8h thiếu nhi, 9h30, 16h30, 18h, 19h30.

Lễ sáng ít người đi, đậu xe hơi trong sân được. Lễ chiều phải đậu ngoài lề đường.

Chợ Đũi ngày xưa gọi là chợ Do còm, một khu chợ gần vùng sình lầy nơi Thánh Ma-thêu Lê Văn Gẫm bị trảm quyết ngày 11.5.1847. Lăng mộ vị thánh còn tồn tại ở đây.

Nhà thờ đẹp lắm, có chỗ gửi xe, sân rộng có chỗ ngồi bên ngoài, bên trong trang trí đẹp.
Hôm mình đi là Noel, thích lắm ❤️

Nhà thờ rộng, thoáng mát, nhiều giờ lễ, Cha Sở thân thiện, có không gian rộng rãi để cầu nguyện, tĩnh tâm…

Nhà thờ mang phong cách cổ kính nhìn rất đẹp

Nhà thờ cổ nhưng rất đẹp giữa lòng Sài Gòn. Nơi lưu giữ nhiều thánh tích và là nhân chứng lịch sử của việc phát triển Sài Gòn xưa nói chung và của nhưng người theo Công Giáo nói riêng. Rất đáng đến tham quan.

Nhà thờ Huyện Sỹ [tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ] là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn

Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,[1] thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn [mười ngàn] đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[2], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis [nay là đường Nguyễn Trãi] và Frère Guilleraut [nay là đường Tôn Thất Tùng].

Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này [tất nhiên, đối tượng thờ phượng ở đây không phải là ông Huyện Sỹ].

Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm[3]. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.

Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.

Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.

Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian, rộng 18 mét. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt 1 gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.

Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá hoa cương Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.

Ngọn tháp chuông chính cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1,05 mét do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 mét không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.

Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.

Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài [1845-1920], với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh [bên phải] và Anna Đỗ Thị Thao [bên trái].

Nơi rất tốt để thanh tịnh tâm trạng

Nhà thờ Thạch Đà

419 đánh giá
Địa chỉ: 384 Phạm Văn Chiêu,Phường 9,Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838947804

Nhà thờ rộng rãi thoải mái. Chỗ để xe khá rộng. Ca đoàn hát rất hay. Tôi rất thích đi lễ ở nơi này. Highly recommend. Hoa bàn thờ đc cắm rất đẹp.

Ơn chúa!nhìn quá đẹp,sáng là niềm tự hào của người ngoan đạo khu vực nầy.

Nhà thờ rộng, con chiêng đông, khuôn viên sạch sẽ, đi lễ cuối tuần có nhiều xuất.

Khu vực chợ lề đường, thường xuyên kẹt xe nhưng cổng nhà thờ thường xuyên mở sân rộng, vẫn yên tĩnh.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các người biệt phái và luật sĩ dụ ngôn này rằng: “Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: ‘Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!’ Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”.

Lễ Hôn Phối

Nhà thờ có lễ cn 5h, 7h30 17h, 19h

nhà thờ thạch đà năm 2019 này là đẹp nhất khu Xóm Mới rồi

Giáo Xứ Bình An

211 đánh giá
Địa chỉ: 2287 Phạm Thế Hiển,Phường 6,Quận 8,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838501047
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-binh-an-quan-8-tphcm

Nhà thờ nhỏ nhưng khá dễ thương....

Noel năm nay 2021

Địa danh “Bình An” hôm nay là tên gọi của dải đất Bình Xuyên cũ, chạy dài từ cầu Chữ Y xuống tới Bến Đá, giáp ranh huyện Bình Chánh. Cuối năm 1954, một số linh mục và bà con tạm cư tại kho Bãi Trấu [dốc cầu Nhị Thiên Đường] kéo nhau về lập trại.
Đầu năm 1955, cố linh mục Phaolô Hoàng Quỳnh đã đặt chân lên khu đất hiện giờ, và đặt tên là Giáo xứ Bình An Thượng và nhận thánh Phaolô trở lại làm Quan thày giáo xứ. Ngài cùng cha cố Andrê Trần Hữu Hóa mới đến là phụ tá của Ngài, dựng lên một Nhà Nguyện tạm có 5 gian lợp tranh vách đất, trên khu đất nay là khuôn viên Đài Đức Mẹ.
Đến năm 1956, cha cố Andrê Trần Hữu Hóa là chánh xứ dựng lên nhà thờ thứ hai 7 gian mái lợp tôn, vách ván.
Đến giữa năm 1957, cha cố Andrê được Bề trên giao nhiệm vụ mới, cha Bênađô Vũ Đình Trọng từ trại Quang Trung về làm chánh xứ.
Ưu tiên xây dựng nhà trường, sau đó mới xây dựng một ngôi nhà thờ vững chắc, năm 1967, cha cố Bênađô đã cho xây dựng trường học. Đang xây dựng dở dang, tết Mậu Thân [1968], chiến tranh đã thiêu rụi nhà thờ 7 gian. Trường học chưa hoàn chỉnh cũng bị hư hại nhẹ, giáo xứ phải dùng tầng trệt nhà trường làm nơi cử hành Thánh lễ trong thời gian chờ đợi xây dựng nhà thờ mới.
Thời gian trôi qua mãi đến năm 1983, đáp ứng lời khẩn khoản của giáo dân muốn xây dựng một ngôi thánh đường mới, cha cố Bênađô họp bàn cùng quý chức, và đến ngày 18/01/1989 đơn xin phép đạo-đời được hoàn chỉnh.
Giáo dân nửa mừng nửa lo: mừng vì chờ đợi đã lâu nay được phép xây dựng; lo vì cha cố Bênađô tuổi cao sức yếu mà công việc lại chồng chất và quá nặng nề. Nhưng vào ngày 27/04/1989, Bề trên Giáo phận đã thương cử cha Gioan B. Nguyễn Xuân Đức về phụ tá cho cha Bênađô.
Ngày 07/01/1990, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về giáo xứ dâng Thánh Lễ Tạ ơn và đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường.
Ngày 22/01/1991, vâng lệnh Bề trên, cha phụ tá Gioan B. Nguyễn Xuân Đức nhận nhiệm vụ mới, giáo dân vẫn cố gắng trong công việc đến 5/3/1991 các vì kèo, gọng vó đã được đổ bêtông xong.
Đến ngày 17/12/1992, giáo xứ hân hoan đón cha Phaolô Nguyễn Thực về làm phụ tá cho cha Bênađô và cha đã cộng tác với cha cố, quý chức và cộng đoàn dân Chúa tiếp tục công việc xây dựng thánh đường.
Tháng 06/1993, cha cố Bênađô ngã bệnh nặng, Cha Phaolô và ba con giáo dân tiếp tục hoàn chỉnh và tô điểm thêm cho ngôi thánh đường trong ngoài được khang trang hơn.
Ngày 10/10/1993, một ngày trọng đại, Đức Cha phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà thờ, trong niềm hân hoan vô bờ của cộng đoàn giáo xứ Bình An Thượng. Giáo xứ cảm tạ muôn vàn Hồng Ân của Thiên Chúa vì ngôi thánh đường mới sẽ là nơi xứng đáng, nơi thờ phượng, cử hành Thánh Lễ long trọng, tôn nghiêm và sốt sắng cho cộng đoàn dân Chúa.
Niềm vui chưa trọn thì Cha cố Bênađô trở bệnh nặng thêm. Chữa trị không bớt, ngày 27/03/1996, Chúa đã gọi ngài về với Chúa trong niềm tiếc thương vô hạn của mọi người.
Sau đó, Cha Phaolô Nguyễn Thực được bổ nhiệm làm chánh xứ. Cha tiếp tục dẫn dắt giáo dân Bình An Thượng phát triên giáo xứ trong tình yêu thương hiệp nhất. Nhà thờ đã được xây dựng hoàn chỉnh, Cha cùng bà con giáo dân tiếp tục xây dựng tháp chuông theo phong cách Á Đông, đài Đức Mẹ, bêtông hóa chung quanh thánh đường, xin lại khu trường học... Tiếp nối vị tiền nhiệm, cha Phaolô Nguyễn Thực đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng nhiều công trình, nhưng đáng kể và đáng trân trọng nhất là sự xây dựng hiệp nhất trong giáo xứ.
Ngày 27/10/2001, Cha Phaolô Nguyễn Thực nhận nhiệm vụ mới tại giáo xứ Hà Đông – Xóm Mới. Cha Tôma Hoàng Ngọc Công được bổ nhiệm làm linh mục chánh xứ Bình An Thượng. Cha Tôma và cộng đoàn lại bắt tay vào công việc đóng giếng, nâng cao sân nhà thờ, quy hoạch trồng cây, cỏ cho xanh đẹp, sửa sang tầng trệt nhà trường thành hội trường giáo xứ....

Nha tho co vi tri tot, kien truc dep, an lanh, yen vui

Lược sử Giáo xứ Bình An

I. Bối cảnh lịch sử:

Cuối năm 1954, hàng trăm ngàn người miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Trong đó, gần mười ngàn người đa phần là giáo dân gốc Phát Diệm, dưới sự dẫn dắt của Cha Phaolô Hoàng Quỳnh và một số quí Cha gốc Phát Diệm, qui tụ và định cư trên dải đất Bình Xuyên, dọc Bến Phạm Thế Hiển, quận 8, Saigon, chạy dài hơn 5km từ cầu chữ Y giáp huyện Nhà Bè đến Bến Đá giáp huyện Bình Chánh.

Khi mới đến dải đất này, người dân Bình An sống tạm trong hai gian nhà của kho Trần Đông Á [nay là đất trống của nhà máy cơ khí Nông-Lương], gọi là trại định cư Bình Xuyên và Cha Giuse Đoàn Phi Hùng được Cha Phaolô Hoàng Quỳnh chỉ định làm Trại trưởng. Đầu năm 1955, vì số người đến trại định cư ngày càng đông nên để ổn định cuộc sống và thi hành Mục vụ, Cha Phaolô Hoàng Quỳnh đã chia giáo dân và lập các trại riêng, sau đó hợp thức hóa thành giáo xứ trong hệ thống tổ chức của Giáo Phận Saigon.

Ngày 1 tháng 5 năm 1955, giáo xứ Bình An chính thức được thành lập, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan Thầy của giáo xứ [Đức Mẹ Mân Côi cũng là Quan Thầy của Giáo Phận Phát Diệm]. Đức Giám Mục Giáo Phận Saigon Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm Cha Phaolô Hoàng Quỳnh làm chính xứ kiêm Hạt trưởng hạt Bình An.

Cuối năm 1954, hàng trăm ngàn người miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Trong đó, gần mười ngàn người đa phần là giáo dân gốc Phát Diệm, dưới sự dẫn dắt của Cha Phaolô Hoàng Quỳnh và một số quí Cha gốc Phát Diệm, qui tụ và định cư trên dải đất Bình Xuyên, dọc Bến Phạm Thế Hiển, quận 8, Saigon, chạy dài hơn 5km từ cầu chữ Y giáp huyện Nhà Bè đến Bến Đá giáp huyện Bình Chánh.

Khi mới đến dải đất này, người dân Bình An sống tạm trong hai gian nhà của kho Trần Đông Á [nay là đất trống của nhà máy cơ khí Nông-Lương], gọi là trại định cư Bình Xuyên và Cha Giuse Đoàn Phi Hùng được Cha Phaolô Hoàng Quỳnh chỉ định làm Trại trưởng. Đầu năm 1955, vì số người đến trại định cư ngày càng đông nên để ổn định cuộc sống và thi hành Mục vụ, Cha Phaolô Hoàng Quỳnh đã chia giáo dân và lập các trại riêng, sau đó hợp thức hóa thành giáo xứ trong hệ thống tổ chức của Giáo Phận Saigon.

Ngày 1 tháng 5 năm 1955, giáo xứ Bình An chính thức được thành lập, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan Thầy của giáo xứ [Đức Mẹ Mân Côi cũng là Quan Thầy của Giáo Phận Phát Diệm]. Đức Giám Mục Giáo Phận Saigon Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm Cha Phaolô Hoàng Quỳnh làm chính xứ kiêm Hạt trưởng hạt Bình An.

Nhìn lại chặng đường lịch sử của giáo xứ, bao công sức khó nhọc của các Đấng các Bậc, của cộng đoàn dân Chúa đã dày công vun đắp cả về tinh thần lẫn vật chất, để rồi từ “cánh đồng Bình An” nhiều hạt giống đã tỏa đi khắp nơi như một chứng nhân Tin Mừng của Chúa. Giáo xứ Bình An luôn cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa, Đức Mẹ Mân Côi và các Thánh.

Xin tri ân quí Cha chính-phó xứ, quí soeurs, quí tu sĩ nam-nữ, quí chức tiền nhiệm, quí ân nhân xa gần và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Bình An. Trong tâm tình cậy trông phó thác, cộng đoàn giáo xứ dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của Cha chính xứ, Cha phó xứ, quyết tâm canh tân đổi mới mọi sinh hoạt để giáo xứ luôn thăng tiến về mọi mặt, xứng đáng “là men là muối” giữa lương dân trên địa bàn đang sinh sống. Đúng tinh thần Đại hội dân Chúa năm 2010 “Hội Thánh phải đổi mới không ngừng để thực sự là Hội Thánh Chúa Kitô”.

ST

Thiên chúa là tình yêu

Giáo xứ về đêm ngày chủ nhật!

Chủ Đề