Top 5 quân đội mạnh nhất thế giới

Mới đây, trang Global Firepower đã đưa ra tổng hợp về các cường quốc quân sự mạnh nhất trên thế giới. Hơn 50 yếu tố riêng lẻ được xem xét trong nghiên cứu này.

Theo đó, đánh giá về cường quốc quân sự không chỉ bao gồm sức mạnh quân sự mà còn bao gồm quy mô ngân sách quốc phòng, hậu cần và vị trí địa lý. Công thức độc đáo này cho phép các nước nhỏ hơn nhưng có công nghệ tiên tiến hơn cạnh tranh với các nước lớn hơn nhưng kém phát triển hơn.

1. Mỹ

Bất chấp những cắt giảm, Mỹ vẫn đang chi nhiều tiền cho quân đội hơn các nước khác. [Ảnh: AP]

Vị trí đứng đầu từ năm này qua năm khác, mặc dù với tỷ suất lợi nhuận nhỏ, nhưng Mỹ vẫn chiếm giữ. Một ngân sách quân sự khổng lồ, một số lượng lớn quân nhân và một lượng dự trữ đáng kể cho phép họ vượt lên trên mọi đối thủ. Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng của Mỹ có thể có trang thiết bị quân sự hiện đại nhất thế giới. Mỹ dẫn đầu về hàng không quân sự, có số lượng tàu sân bay hoạt động lớn nhất và có khả năng tấn công toàn cầu dựa trên khái niệm của Hải quân Mỹ về việc sử dụng các nhóm tấn công tàu sân bay.

2. Nga

Đây không phải là lần đầu tiên Nga đứng thứ hai trong bảng xếp hạng. Nga có công khôi phục tiềm lực quân sự sau cuộc khủng hoảng thời hậu Xô Viết và đang triển khai nhiều dự án hiện đại hóa Lực lượng Không quân và Hải quân. Và kết quả của công việc này có thể nhìn thấy vào năm 2021. Nga hiện có một thế hệ tàu ngầm mới trang bị tên lửa hành trình và chiến lược. Điều này cho phép thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh. Sức mạnh ngày càng tăng của các tàu hộ tống và các tàu nhỏ khác của Nga cho thấy việc tăng cường khả năng phòng thủ ven biển đang được đặc biệt chú trọng.

Quân đội Nga đã tăng trưởng đáng kể từ sự sụp đổ của Liên Xô hai thập kỷ trước đây. [Ảnh: RIA]

Ngoài ra, Nga vẫn vượt Mỹ về mọi hạng mục vũ khí mặt đất, ngoại trừ xe bọc thép. Về đội bay, Nga vẫn còn kém Mỹ một chút. Tuy nhiên, dòng chiến đấu cơ Su-57 mới của Nga, được thiết kế để đạt được ưu thế trên không, cho thấy Nga đang chú trọng phát triển các phương tiện đối phó với máy bay tàng hình Mỹ hơn là chế tạo máy bay tàng hình của riêng mình.

3. Trung Quốc

Trong vài thập kỷ qua quân đội Trung Quốc đã phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực. [Ảnh: RIA]

Trung Quốc hiện vẫn “thua xa” Nga và Mỹ, nhưng nước này vẫn tiếp tục đầu tư dài hạn và hữu hình trong tất cả các lĩnh vực quân sự. Với ngân sách quân sự lớn thứ hai và lực lượng quân nhân lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang cho thấy khả năng bùng nổ trong một thời gian ngắn. Nguồn nguyên liệu thô sẽ cho phép Trung Quốc thực hiện một số chương trình đầy tham vọng trong lĩnh vực sản xuất và mua sắm vũ khí trong những thập kỷ tới - từ việc tạo ra các nhóm tấn công tàu sân bay cho đến sản xuất một đội máy bay ném bom và máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

4. Ấn Độ

Ấn Độ đã đưa dân số khổng lồ của mình vào sử dụng, và xây dựng một đội quân. [Ảnh: AP]

Mặc dù có ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ và không có nền công nghiệp quân sự sánh ngang với ba cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng tiềm lực quân sự của Ấn Độ dựa trên nguồn nhân lực khổng lồ và nguồn dự trữ đủ sức phục vụ đất nước. Ấn Độ có một đội xe tăng hùng hậu, mặc dù hơi lạc hậu, cũng như lực lượng phòng thủ bờ biển ấn tượng và một kho pháo dự trữ vững chắc. Mặc dù New Delhi vẫn là nhà nhập khẩu thiết bị quân sự, nhưng gần đây New Delhi đã thực hiện các bước để tạo ra một ngành công nghiệp quốc phòng độc lập hơn. Chủ yếu thông qua các giao dịch sản xuất và chuyển giao công nghệ được cấp phép.

5. Nhật Bản

Nhật Bản - đất nước của Samurai là một trong số các lực lượng quân sự hàng đầu trên thế giới. [Ảnh: AP]

Nhật Bản lần đầu tiên gạt Pháp sang một bên và đứng vị trí thứ 5 vào năm 2020. Lý do cho điều này là sự đầu tư mạnh, ngân sách quốc phòng tương đối lớn và cơ sở hạ tầng ấn tượng. Mặc dù Nhật Bản có một lực lượng không quân và hải quân mạnh, bao gồm cả tàu khu trục và tàu ngầm, nhưng xếp hạng toàn cầu của nước này đang giảm do lực lượng mặt đất tương đối nhỏ.

Triển lãm và hội nghị vũ khí & Quốc phòng Quốc tế [IDEX-2021] diễn ra từ ngày 21-25/2 tại thủ đô của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất [UAE].

Hàng năm sức mạnh quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới đều được đo lường theo "Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu" và dựa trên đó người ta sẽ xếp hạng tương ứng.

  • Tàu tuần tra lớp Hamilton cuối cùng của Mỹ sẽ bàn giao cho Việt Nam ?
  • Việt Nam đặt mua 12 máy bay huấn luyện L-39NG

"Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu" so sánh về quân đội trên thế giới dựa trên các tiêu chí sức mạnh quân đội và trang thiết bị quân sự như: ngân sách mà một quốc gia đầu tư vào quốc phòng của mình, phạm vi và lựa chọn vũ khí, cũng như vị trí và số lượng các căn cứ hải quân và không quân. Chỉ số này càng gần bằng 0 chứng tỏ một quốc gia càng mạnh về sức mạnh quân sự. Lực lượng đặc biệt của quân đội cũng rất quan trọng đối với mọi quốc gia.

Một điều bất ngờ khá 'sốc" là Pháp một lần nữa đứng ở vị trí đầu tiên trong số các nước châu Âu năm nay và đứng vị trí thứ 7 trong bảng tổng sắp, trong khi Đức, một nước được coi là một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới lại nằm ở vị trí 15. Tuy nhiên, một số quốc gia hoàn toàn mới trong top 20. Những quốc gia này bao gồm Ai Cập, Indonesia, Pakistan và Ả Rập Saudi. Ở cuối bảng xếp hạng chủ yếu là các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế. Năm ngoái, Vương quốc Bhutan, Liberia và Suriname đứng cuối cùng. Năm nay là Bhutan, Liberia và Somalia.

Vị trí thứ 10: Pakistan đạt 0,2083 điểm

Theo ước tính của Global Firepower, quân đội Pakistan có lực lượng vũ trang mạnh thứ 7 trên thế giới, với khoảng 654 nghìn binh lính trên tổng số dân 223 triệu người, cùng 3010 xe tăng chiến đấu chủ lực [đứng hàng thứ 6 trên thế giới]. Về sức mạnh không quân, Pakistan đứng vị trí thứ 7 với 1364 máy bay bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay vận tải và máy bay trực thăng. Khoảng 728 tỷ đô la chênh lệch giữa ngân sách quân sự của người đứng đầu là Mỹ và người đứng thứ 24 là Pakistan [chi 12,275 tỷ đôla cho quân sự mỗi năm].

Vị trí thứ 9: Brasil với 0,2037 điểm

Top 10 đội quân mạnh nhất thế giới 2021, đặc biệt Việt Nam là 1 trong 10 nước sở hữu số lượng xe tăng 'khủng' - Ảnh 2.

Với khoảng 400 nghìn binh lính trong tổng số dân khoảng 212 triệu người, quân đội Brasil có lực lượng vũ trang đứng hàng thứ 11 trên thế giới, cùng số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ chiếm hàng thứ 34, số máy bay chỉ có 676 chiếc đứng hàng thứ 34 trên thế giới về sức mạnh không quân, nhưng Brasil chi gấp đôi cho quân sự mỗi năm so với Pakistan [ở vị trí thứ 10] là 29,3 tỷ đôla đứng hàng thứ 13 trên thế giới.

Vị trí thứ 8: Vương quốc Anh với 0,2008 điểm

Tàu ngầm HMS Vigilant, một trong những vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt hàng đầu của Anh

Vương quốc Anh sở hữu 195 nghìn binh lính, một con số khá nhỏ trong tổng số dân là khoảng gần 66 triệu người, nên lực lượng vũ trang của nước này chỉ đứng hàng thứ 27 trên thế giới. Nhưng số tiền mà vương quốc Anh chi cho quân sự mỗi năm gấp gần 6 lần so với Parkistan khoảng 56 tỷ đôla, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Ngoài ra, Anh sở hữu 738 máy bay chiến đấu các loại, 30 vũ khí quân sự đặc biệt và 109 xe tăng chiến đấu chủ lực...

Vị trí thứ 7: Pháp với 0,1691 điểm

Hệ thống tên lửa phòng không Crotale là một dạng vũ khí quân sự tối tân của Pháp.

Với khoảng 270 nghìn binh lính trong tổng số dân gần 68 triệu người, quận đội Pháp có lực lượng vũ trang chỉ đứng hàng 21 trong tổng số 140 nước trên thế giới và chi khoảng 48 tỷ đôla cho quân sự quốc phòng mỗi năm kém hơn Đức là khoảng 58 tỷ đô la. Tuy nhiên, Pháp lại là đội quân hùng mạnh nhất Châu Âu bởi nước này sở hữu sức mạnh không quân và lục quân hơn hẳn nước đối thủ là Đức trong khối Châu Âu với 1057 máy bay, 406 xe tăng chiến đấu chủ lực [nhưng vẫn thua Việt Nam ở vị trí thứ 10 thế giới là 1800 xe tăng] và 46 vũ khí quân sự đặc biệt.

Vị trí thứ 6: Hàn Quốc với 0,1621 điểm

Mặc dù chỉ đứng 4 trong khu vực Châu Á, nhưng đây là đội quân khiến các nước đối thủ trên thế giới phải dè chừng với 600 nghìn binh lính, chi 48 tỷ đôla hàng năm cho quân sự quốc phòng, sở hữu số lượng máy bay chiến đấu còn hơn cả Pháp với 1581 chiếc, 30 vũ khí quân sự đặc biệt và 3500 xe tăng chiến đấu chủ lực, bằng hơn 1/3 so với đội quân mạnh nhất Châu Á là Trung Quốc.

Vị trí thứ 5: Nhật Bản với 0,1435 điểm

Type-10 của Nhật Bản được giới quân sự đánh giá là một trong những xe tăng hàng đầu thế giới khi xét trên ba tiêu chí về hỏa lực mạnh, độ cứng của giáp và sự cơ động trên chiến trường.

Mặc dù không nằm trong Top 10 những nước có lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới khi chỉ có 250 nghìn binh lính, nhưng Nhật Bản lại hơn quốc gia nước láng giềng là Hàn Quốc về chi phí cho quân sự quốc phòng mỗi năm là gần 52 tỷ đôla và vũ khí quân sự đặc biệt đứng hàng thứ 2 trên thế giới với 162 các loại. Ngoài ra Nhật Bản cũng sở hữu 1480 máy bay chiến đấu, 1004 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Vị trí thứ 4: Ấn Độ với 0,1214 điểm

Các chuyên gia quân y Ấn Độ đang thiết lập Cơ sở nghiên cứu Covid-19 di động tại Thủ đô New Delhi. [Ảnh NITV].

Lực lượng vũ trang của Ấn Độ mạnh hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau mỗi Trung Quốc với khoảng 1,5 triệu binh lính trên tổng số dân khoảng 1,3 tỷ người và khoảng 74 tỷ đô la chi cho quân sự mỗi năm, gần gấp đôi so với nước đứng hàng thứ 3 thế giới là Nga. Không những vậy, Ấn Độ sở hữu 'binh đoàn' không quân và lục quân đứng hàng thứ 4 thế giới với 6464 xe tăng chiến đấu chủ lực, 2119 máy bay chiến đấu.

Vị trí thứ 3: Trung Quốc với 0,0858 điểm

Quân đội Trung Quốc có gần 2,2 triệu binh sĩ, gấp khoảng 10 lần so với Đức, là lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới. Theo ước tính của Global Firepower, Trung Quốc chi 178 tỷ đô la cho quân sự mỗi năm, chỉ sau mỗi Mỹ và gấp 4 lần so với nước đứng thứ 2 là Nga. Trung Quốc cũng sở hữu 3260 máy bay, 9151 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 115 vũ khí quân sự đặc biệt.

Vị trí thứ 2: Nga với 0,0796 điểm

Nga sở hữu lực lượng vũ trang đứng hàng thứ 5 trong tổng số 140 quốc gia trên thế giới với khoảng 1 triệu binh lính, tương đối lớn so với dân số xấp xỉ 142 triệu người. Mặc dù chỉ sở hữu 4144 máy bay chiến đấu, 130 vũ khí quân sự đặc biệt, và chi cho quân sự quốc phòng 1 phần rất nhỏ 42 tỷ đô la, số lẻ so với nước đứng đầu nhưng Nga lại không có đối thủ ở mặt trận lục quân khi là nước sở hữu số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực nhiều nhất thế giới: khoảng 15000 chiếc gấp đôi cường quốc quân sự hàng đầu Mỹ.

Đội quân bá chủ thế giới: Mỹ với 0,0721 điểm

10 Siêu pháo tầm xa 1000 dặm: Khẩu pháo "đỉnh cao" nhất mọi thời đại khi có thể bắn chính xác mục tiêu ở độ xa không tưởng 1.000 dặm [hơn 1600 km] sử dụng đạn pháo thông minh siêu thanh tích hợp hệ thống công nghệ cao đột phá hiện nay của Mỹ.

Với chi phí 'cực khủng' khoảng 740 tỷ mỗi năm cho quân sự quốc phòng, cùng 749 vũ khí quân sự đỉnh cao bậc nhất thế giới, Mỹ chiếm vị trí thượng phong trong bảng xếp hạng 'Chỉ số hỏa lực toàn cầu' là điều dễ hiểu. Bất chấp số lượng binh sĩ 1,4 triệu người, ít hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng bù lại Hoa Kỳ sở hữu số máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới 13,233 nghìn chiếc, cùng 8,850 nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực kém mỗi Nga và Trung Quốc.

//danviet.vn/10-doi-quan-manh-nhat-the-gioi-2021-viet-nam-bat-ngo-la-mot-trong-cac-nuoc-co-so-luong-xe-tang-khung-20210504095726318.htm

Chủ Đề