Top đơn giá trần thạch cao năm 2022

Trần thạch cao là lựa chọn hoàn hảo cho trần các công trình xây dựng, nhà ở, trang trí nội thất,… Nó đã không còn xa lạ với các ưu điểm như: nhẹ, dễ dàng lắp đặt, thiết kế, cách điệu,… dễ dàng che các khuyết điểm trần nhà do lắp đặt thiết bị điện hay dầm bê tông,… Cùng với đó báo giá trần thạch cao là thông tin nhiều người tìm hiểu nhất. 

Báo giá trần thạch cao mới nhất

Báo giá trần thạch cao – giá làm trần thạch cao có nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào loại khung xương trần, thi công thô hay là hoàn thiện, loại sơn, bột bả hoàn thiện,… sử dụng trong quá trình thi công.

Giá thi công trần thạch cao hoàn thiện sẽ bao gồm: giá thi công trần thô và giá sơn bả [tính theo mét vuông]. Giá thi công trần thô sẽ dao động từ 150.000 vnđ/1m2 – 250.000 vnđ/1m2.

Để tham khảo giá trần thạch cao cụ thể, các bạn hãy dành chút thời gian tham khảo bảng giá dưới.

Bảng báo giá trần thạch cao mới nhất năm 2022

STT

Sản phẩm trần vách thạch cao ĐVT

Đơn giá

Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc [Thái] hoặc Boral [Pháp]

1 Giá thi công trần thạch cao khung xương thường m2 140.000
2 Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường m2 155.000

Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm

1 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường m2 140.000
2 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường m2 150.000

Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO – 4mm, tấm 60X60cm

1 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương thường m2 155.000
2 Giá thi công làm trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường m2 165.000

Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc [Thái] hoặc Boral [Pháp]

1 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường m2 195.000
2 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường m2 210.000

Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc [Thái] hoặc Boral [Pháp]

1 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương thường m2 210.000
2 Giá thi công làm vách ngăn thạch cao khung xương Vĩnh Tường m2 240.000

*Đơn giá làm trần thạch cao trên là đơn giá cho phần thô chưa bao gồm sơn bả, chưa bao gồm VAT.

**Đơn áp dụng cho trần có diện tích từ 30m2 trở lên. Nếu diện tích càng nhiều thì giá sẽ giảm nhiều hơn.

Nhìn chung, giá thi công trần thạch cao có thể dao động như sau:

  • Giá thi công trần thạch cao phẳng: 140.000 – 235.000đ/m2 [tùy vào loại tấm: tấm thông thường, tấm chịu ẩm, chịu nước và chiều dày tấm]
  • Giá thi công trần thạch cao giật cấp: 140.000đ – 240.000đ [tùy vào loại tấm: tấm thông thường, tấm chịu ẩm, chịu nước và chiều dày tấm]
  • Giá thi công trần thạch cao thả: giá từ 130.000đ – 160.000đ [tùy vào loại tấm: tấm thông thường, tấm chịu ẩm, chịu nước và chiều dày tấm]

Trên đây chỉ là giá thi công trần thô theo mét vuông, bạn có thể cộng giá trên với giá sơn bả hoàn thiện sau đây:

Cách sơn bả cho trần thạch cao thường sẽ bao gồm:

  • bả matit 2 lớp;
  • sơn lót 1 lớp;
  • sơn phủ 2 lớp.

Loại sơn bột bả

Đơn vị tính

Giá

Sơn Jotun, bột bả thạch cao chuyên dùng m2 70.000 vnđ
Sơn Dulux, bột bả thạch cao chuyên dùng m2 80.000 vnđ
Sơn Maxilite, bột bả thạch cao chuyên dùng m2 70.000 vnđ
Sơn BRIN Paint, bột bả thạch cao chuyên dùng m2 50.000 vnđ

XEM THÊM:

BẢNG MÀU VÀ GIÁ SƠN SPEC MỚI NHẤT 2022

BẢNG GIÁ SƠN JOTUN MỚI NHẤT 2022

Có nên làm trần thạch cao trang trí nội thất không?

Rõ ràng đây là câu hỏi mà ai cũng sẽ trả lời là có. Trần thạch cao với sự biến hóa đa dạng mang đến vẻ đẹp nội thất ngôi nhà sang trọng, tinh tế. Trần thạch cao giúp dễ dàng che đi hệ thống, thiết bị điện và các khuyết điểm của trần nhà.

Với nguyên liệu từ thạch cao, trần thạch cao vừa có khả năng chống ồn, chống nóng, chống cháy còn dễ dàng tạo hình.

XEM THÊM:

Cách sử dụng vách thạch cao cách âm đúng cách

Vách thạch cao là gì? Ưu nhược điểm của vách thạch cao

So với các cách trang trí khác, làm trần thạch cao cũng rất tối ưu chi phí.

Thi công trần thạch cao

Quy trình thi công trần thạch cao

  • Xác định cao độ trần: Việc đầu tiên là cần xác định được cao độ trần. Có thể sử dụng ống nivo hay máy laser. Sau khi xác định được vị trí thanh viền tường, thì dùng viết đánh dấu lại.
  • Cố định thanh viền tường: Cố định thanh viền tường vào vách tường bằng cách bắt vít hoặc đóng đinh theo độ cao đã xác định.
  • Xác định điểm treo khung trần
  • Bố trí khung trần: Xem xét hướng bố trí điểm treo, khoách cách các thanh để bố trí khung trần phù hợp.
  • Lắp đặt thanh chính
  • Cân chỉnh khung trần: cần phải chỉnh khung trần sao cho ngay ngắn và phẳng. Dùng lại ống nivo hoặc máy laser để kiểm tra lại xem khung trần đã khớp với cao độ đo đạc lúc ban đầu hay chưa.
  • Lắp đặt tấm lên khung

Những điều cần lưu ý khi thi công trần thạch cao

Khi đi xương cần tránh vị trí lỗ đèn và hệ thống dây điện. 

Kiểm tra khẩu độ, cao độ, loại và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm. Đồng thời gia cố các vị trí trước khi bắn.

Lắp đặt khung xương trần xong hoàn toàn rồi mới lắp đặt các tấm.

Cấu tạo khung xương trần thạch cao chìm

Cấu tạo khung xương trần thạch cao nổi

Cấu tạo trần thạch cao

Tham khảo thêm các mẫu trần phòng khách sang trọng, thanh lịch cho năm nay TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề