Tốt nghiệp đại học có đi du học được không

Học Đại học trong nước và đi du học bậc Thạc sĩ có thể là một lựa chọn thông minh hơn [so với việc đi du học cả hai bậc Cử nhân và Sau Cử nhân].

>> Cân nhắc về việc học thạc sĩ ngay khi tốt nghiệp cử nhân

Thứ nhất, về vấn đề học hàm học vị thì bao giờ nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn vào tấm bằng cuối cùng mà bạn nhận được. Như vậy, việc sở hữu cả hai tấm bằng Đại học và Thạc sĩ ở nước ngoài hay chỉ có bằng Thạc sĩ ở nước ngoài cũng không khác nhau là bao. Sau cùng, cả hai trường hợp này đều có cùng một học vị học hàm Thạc sĩ như nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt rất lớn lại nằm ở chi phí mà bạn bỏ ra. Dĩ nhiên việc chỉ du học bậc Sau Cử nhân sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều tiền học phí và sinh hoạt phí hơn so với việc du học trong suốt 5,6 năm ròng.

Tiếp theo, đối với những người trẻ chưa có sự chuẩn bị tâm lý và kĩ năng sống tự lập thì đi du học khi chỉ vừa tốt nghiệp phổ thông sẽ vô cùng khó khăn. Cuộc sống du học không chỉ chứa đựng những khó khăn trong học tập mà còn đòi hỏi bạn phải biết cách quản lí chi tiêu, đối nhân xử thế, biết nói không trước những cám dỗ, biết cách vượt qua tâm trạng khủng hoảng vì nhớ nhà… Thế nên, bản lĩnh của một người 22 tuổi chắc chắn sẽ dày dặn hơn một người vừa chớm trưởng thành. Giả sử bạn đã có kinh nghiệm sống qua 4 năm Đại học tại một thành phố lớn ở trong nước, thì việc đi du học cũng không phải là một trải nghiệm xa nhà hoàn toàn mới lạ.

>> Trên 27 tuổi có quá muộn để du học?

>>Câu chuyện du học: Ai đánh cắp cuộc sống của tôi?

Trong trường hợp bạn chưa biết mình thực sự muốn đi theo lĩnh vực nào thì việc đi du học ngay từ những năm Đại học là rất lãng phí. Nếu chẳng may bạn không cảm thấy thích thú với ngành học đó thì quyết tâm học tập cũng bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và những hướng đi kế tiếp. Là một sinh viên nước ngoài, việc đổi ngành, chuyển ngành hay thậm chí là dang dở một năm học để “nhảy” sang một chương trình khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xin thẻ cư trú và được nhận vào học những chương trình tiếp theo.

>> Danh sách tất cả các ngành học

>> Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành khi đi du học

Lại nói về vấn đề CV. Khi trở về Việt Nam và tiếp xúc với nhiều sinh viên ở nhà, tôi thật sự ngạc nhiên về sự năng động của các bạn. Ở trong nước hiện có rất nhiều chương trình tình nguyện, các cuộc thi về chuyên môn, các hội thảo lãnh đạo, chương trình “talkshow” thú vị cho các bạn tham gia. Trên thực tế, việc vừa học vừa tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trong nước thuận lợi hơn rất nhiều so với ở nước ngoài. Nếu các câu lạc bộ, hoạt động ở nước ngoài phần lớn vì mục đích phát triển thể chất và các bộ môn năng khiếu, tóm lại là xoay quanh việc phát triển cá nhân, thì các hoạt động ở nhà lại có tính cộng đồng hơn. Việc không phải bận tâm nhiều đến chuyện “cơm áo gạo tiền” hay tóm lại là không phải đối diện với những vấn đề khác biệt văn hóa sẽ giúp bạn toàn tâm toàn ý vào việc học và tham gia hoạt động của mình hơn. Ở Việt Nam, bạn có thể tham gia 2,3 chương trình cùng một lúc mà vẫn đảm bảo được việc học ở trường [không tốn nhiều thời gian đi thư viện tra từ điển khi gặp rào cả ngôn ngữ mà!], trong khí đó điều này dường như là bất khả thi với các du học sinh.

Hơn nữa, vì sống trong môi trường quen thuộc nên bạn sẽ không khó khăn nhiều khi đi xin thực tập, trong khi đó đây lại là một vấn đề đau đầu của nhiều du học sinh [thực tế là có nhiều du học sinh đã phải trở về Việt Nam đi thực tập vì không xin được ở nước ngoài]. Như vậy, sau khi tốt nghiệp Đại học, một sinh viên Cử nhân trong nước có thể có nhiều chuyện để kể trong CV hơn là một du học sinh Cử nhân ở nước ngoài chỉ quanh năm suốt tháng biết đến việc học.

>> Tìm hiểu về các hoạt động ngoại khóa khi đi du học

>> Làm đẹp CV bằng các hoạt động ngoại khóa khi đi du học

Một khi đã có được bản CV hấp dẫn và một môi trường học tập không nhiều thử thách, các sinh viên Cử nhân trong nước không những tích lũy được nhiều trải nghiệm quý giá thời sinh viên mà họ còn có cơ hội đạt được những thành tích cao trong học tập. Ở nước ngoài, cơ hội đạt những số điểm tuyệt đối hay gần như tuyệt đối ít phổ biến hơn với môi trường Đại học trong nước. Có thể vì tâm lí cạnh tranh điểm số của sinh viên nước ngoài ít hơn nên cũng ảnh hưởng phần nào đến nỗ lực học tập của các du học sinh chăng? Nói tóm lại, nếu chịu khó học tập và trau đồi các trải nghiệm thủ lĩnh, ngoại khóa, bạn sẽ có nhiều cơ hội xin học bổng [đặc biệt là các học bổng chính phủ dành cho những người có thiên hướng lãnh đạo] hơn là du học sinh ở nước ngoài. Chưa kể, rất nhiều học bổng quốc tế còn đưa ra điều kiện là người xin học bổng phải tốt nghiệp Đại học ở trong nước!

>> Tìm học bổng du học

>> Kinh nghiệm xin học bổng toàn phần bậc Cao học

Cuối cùng, việc học Đại học trong nước rồi mới đi du học có thể sẽ giúp bạn định hình được chuẩn xác hơn lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi, cho phép bạn tận dụng được những năm Thạc sĩ ở nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Trong suốt 4 năm làm sinh viên trong nước, bạn cũng sẽ có thời gian quan sát và đánh giá tiềm năng của ngành nghề đó tại thị trường lao động trong nước, trước khi quyết định có nên đầu tư vào chương trình học đó hay không.

>>Có nên học Thạc sĩ?

>>Nên học Thạc sĩ vào thời điểm nào?

P/s: Tất nhiên là việc đi du học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông cũng sẽ có những điểm mạnh mà Hotcourses sẽ phân tích trong một bài viết khác, nhưng trước hết hãy chia sẻ với Hotcourses suy nghĩ của bạn về bài viết này đã nhé!

Ai cũng sẽ rất hạnh phúc khi lần đầu được cầm giấy báo trúng tuyển đại học trên tay. Bởi thế mà trong giây phút ấy, nhiều học sinh quên lãng đi dự định du học đã ấp ủ bao lâu nay của mình. Nhiều bạn xin bố mẹ cho ở lại Việt Nam học đại học thêm 1, 2 năm rồi mới đi du học để tận hưởng cho hết niềm tự hào đậu đại học. Thế nhưng, sau một thời gian học đại học, học sinh lại nhanh chóng chán nản, đổi ý muốn bỏ giữa chừng để đi du học.

Thực trạng này xảy ra ở rất nhiều học sinh bởi nhiều lý do khác nhau. Sau một thời gian trải nghiệm cảm giác là sinh viên đại học, nhiều bạn nhận thấy những bất cập trong môi trường đại học tại Việt Nam. Hoặc do những bỡ ngỡ ban đầu, do học tài thi phận và không nắm bắt trước được mức điểm tuyển sinh của các trường, nhiều học sinh chọn nhầm trường, nhầm ngành. Rơi vào sự nhầm lẫn này một thời gian, học sinh mới dần nhận thấy nó thực sự không phù hợp với bản thân, học tập không có hứng khởi và đam mê. Một phần nữa cũng vì muốn trải nghiệm một môi trường học tập mới mẻ hơn, tân tiến và năng động hơn nên học sinh quay trở lại với giấc mơ du học đang còn ấp ủ dang dở của mình.

Dự định du học của các bậc phụ huynh và học sinh đôi khi được lên kế hoạch từ rất sớm, ngay từ khi các em còn học lớp 11, 12. Tuy nhiên sau khi kết thúc kì thi tốt nghiệp, nhiều bạn lại rơi vào trạng thái lưỡng lự, không biết nên chuẩn bị hồ sơ du học luôn hay đợi sau 1, 2 năm trải nghiệm môi trường đại học Việt Nam rồi mới đi du học.

Ở bài viết này Du học Edutime sẽ chỉ ra cho bạn 1 số những ưu điểm và cơ hội cần nắm bắt lấy để đi du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT

1. Du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT sẽ tiết kiệm thời gian cho học sinh
Hầu hết các bậc phụ huynh và các bạn học sinh ở Việt Nam có 1 suy nghĩ sai lầm rằng việc cố gắng hoàn thành 1 nấc bằng cấp là THPT hay Đại học hoặc Cao Đẳng rồi mới đi du học. Tuy nhiên, đó không phải là 1 suy nghĩ hoàn toàn đúng.

Đối với du học bạn càng đi sớm bạn càng có nhiều cơ hội học tập và phát triển. Với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực tư vấn du học. Nếu gia đình không thực sự có điều kiện để cho con trải nghiệm nền giáo dục nước ngoài từ bậc THPT thì lộ trình học tập tuyệt vời nhất, tiết kiệm chi phí, thời gian và có nhiều cơ hội vào trường TOP nhất chính là sau khi học xong lớp 11.

Nếu bạn vừa tốt nghiệp THPT cơ hội của bạn vẫn còn và hay nhanh chóng chớp lấy thời gian này để du học bởi:

– Khoảng thời gian trống càng rộng bạn sẽ càng khó làm hồ sơ Visa duhocj

– Có rất nhiều bạn chỉ trải qua được khoảng 2 – 3 năm học đại học ở Việt Nam nhưng do ngần ngại phải học hết Đại học ở trong nước trước khi học tập tại nước ngoài sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho sự nhầm lẫn này.

– Đi học càng sớm càng có nhiều cơ hội định cư ở lại sau tốt nghiệp

2. Tiết kiệm chi phí học tập
Mất thêm thời gian đồng nghĩa với việc mất thêm tiền bạc. Thời gian cố ở lại Việt Nam để “thử làm sinh viên” sẽ tiêu tốn không ít khoản phí: tiền học phí, tiền sinh hoạt, tiền thuê trọ, tiền đồng phục… Và khi học sinh bỏ giữa chừng để đi du học, bắt đầu lại từ đầu chương trình đại học ở ngôi trường mới bên nước ngoài, phụ huynh cũng phải đóng lại tất cả các chi phí đó một lần nữa.

3. Hạn chế tình trạng “Sốc” vì phương pháp giảng dạy tại Việt Nam và quốc gia du học quá khác nhau
Chúng ta đều biết, du học là con đường để học sinh được trải nghiệm những điều mới mẻ từ nước ngoài. Từ văn hóa, đến ngôn ngữ, môi trường sống và đặc biệt là sự mới mẻ trong phương pháp giảng dạy từ các trường nước ngoài so với học đại học trong nước. Phải nói là chương trình đào tạo ở nước ngoài và đặc biệt là ở các quốc gia du học tiêu biểu như Anh, Úc, Mỹ, Canada… rất khác biệt so với chương trình đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam.

Sự khác biệt này rất dễ làm du học sinh “sốc” trong thời gian đầu tiếp xúc. Nhất là khi các em đã có một thời gian gắn bó với môi trường đại học tại Việt Nam sẽ càng thấy sốc hơn bởi nó quá khác biệt. Một ngôn ngữ mới, bạn bè mới, thầy cô giáo mới… tất cả đều cần có một thời gian khá dài nữa để thích nghi.

4. Cơ hội học bổng rộng mở
Thời điểm sau khi học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT cũng là lúc các trường Đại học, cao đẳng và học viên tại nhiều quốc gia du học có những chính sách học bổng hấp dẫn cho du học sinh quốc tế. Các học bổng này áp dụng cho kỳ nhập học tháng mùa thu, thường là vào đầu tháng 9. Do đó, nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ du học cũng như thủ tục apply học bổng ngay từ tháng 7, thời điểm sau kỳ thi THPT Quốc Gia sẽ giúp cho học sinh có nhiều cơ hội sở hữu những suất học bổng du học danh giá hơn.

Bắt đầu du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT giống như là học sinh đang chuẩn bị cuộc đua từ vạch xuất phát. Tâm lý tuy sẽ có áp lực, căng thẳng nhưng đầy háo hức với chặng đường đua phía trước. Háo hức chờ đợi những điều mới mẻ phía trước, chờ đợi những người bạn đua gặp trên đường, chờ đợi đích đến tươi sáng với nhiều cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

Năng lượng khi bắt đầu làm một điều gì đó mới mẻ luôn tràn đầy hơn năng lượng khi làm dở dang rồi quay lại làm từ đầu. Do đó, nếu đã sớm ấp ủ dự định du học từ lâu thì thời điểm VÀNG thuận lợi nhất để học sinh nộp hồ sơ du học đó là ngay sau khi các em tốt nghiệp THPT. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để thực hiện ước mơ du học của mình sớm nhất có thể bạn nhé. Liên hệ với Du học Edutime ngay ngày hôm nay để nhận được sự trợ giúp tốt nhất.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề