Trẻ ăn nhiều trứng gà có tốt không

Trong quả trứng, thành phần protein thường nằm phần lớn ở lòng trắng, còn phần lòng đỏ lại chứa nhiều lipit [chất béo] và hàm lượng lớn cholesterol. Nhiều bà mẹ cũng băn khoăn hỏi các chuyên gia dinh dưỡng về việc cho con ăn bao nhiêu trứng là đủ vì trẻ nhỏ rất thích ăn trứng. Với trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần; trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa/tuần; trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày. 

Dù là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn và trung bình trẻ nhỏ ăn 3 - 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.

Về giá trị dinh dưỡng, trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt. Chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu. Do vậy, nên cho trẻ ăn trứng gà sẽ tốt hơn. Một số người có thói quen ăn trứng sống nhưng thực tế, nếu ăn trứng gà sống, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc chín tới là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp la là 85%, trứng chưng 87,5%.

Trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng, thế nhưng việc ăn trứng thế nào cho đúng và ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày thì không phải ai cũng biết.

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên ăn quá nhiều trứng cũng không phải là tốt. Ảnh: Healthline

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt tương đối giống nhau, nhưng chỉ tính riêng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt, hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm.

Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Trẻ nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá tuỳ theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau :

Trẻ 6 -7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần

Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol, trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày.

Cũng có nhiều nghiên cứu ủng hộ khuyến nghị này. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA cho thấy rằng ăn nhiều cholesterol trong chế độ ăn - và đặc biệt là trứng - có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Điều đó có nghĩa là bạn nên theo dõi lượng trứng ăn vào, nhất là đối với trẻ em.

Lưu ý khi chế biến trứng cho trẻ

Theo Viện dinh dưỡng, nhiều gia đình Việt còn có thói quen cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà sống, hay hoà vào cháo nóng. Tuy nhiên, ít ai biết, trứng gà khi sống có rất nhiều vi khuẩn. Sức đề kháng của trẻ còn rất non nớt, nên khó có thể chống chọi được những vi khuẩn gây bệnh.

Khi rán trứng ốp cho trẻ, các bậc phụ huynh nên hạn chế dùng lửa quá to, như vậy, mặt ngoài của trứng sẽ dễ cháy, trong khi mặt trong lại chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt.

Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi: nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau. Nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được. Không nên đun kỹ quá, trứng khó hấp thu cũng không nên luộc chín trứng rồi nghiền lòng đỏ nấu bột vì qua nhiều lần chế biến trứng khó hấp thu.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm, tốt nhất là ăn trứng luộc chín tới.

Trứng là một thực phẩm phổ biến trong cuộc sống thường ngày, mềm dễ ăn, dễ chế biến lại dồi dào vitamin, nguyên tố vi lượng rất bổ dưỡng… Trẻ em thường rất thích ăn. Tuy nhiên, ăn trứng nhiều không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây bệnh. Vậy, cần cho trẻ ăn trứng như thế nào?

Thành phần của trứng

Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Trong đó, lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất, tập trung các chất dinh dưỡng.

  • Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.
  • Lòng trắng chủ yếu là nước, 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp.

Lòng đỏ trứng tập trung dinh dưỡng, chất đạm, chất béo…[Ảnh minh họa]

Giá trị dinh dưỡng của trứng

  • Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone.
  • Trứng chứa vitamin: B6, B12…
  • Các nguyên tố vi lượng, choline, kali, phốt pho…
  • Giàu hàm lượng protein, acid folic.
  • Axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể…

Tác dụng của trứng đối với sức khỏe

  • Một lượng trứng vừa phải rất tốt cho sức khỏe và thể chất của con người.
  • Chất đạm của trứng là nguồn bổ sung các acid amin rất cần thiết cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.
  • Các chất dinh dưỡng trong trứng làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
  • Các chất dinh dưỡng trong trứng làm hạn chế các bệnh của tuổi già.
  • Sự kết hợp của vitamin A, vitamin B2 và lutein trong trứng ngăn cản sự lão hóa của mắt.
  • Acid folic trong trứng rất tốt cho phụ nữ có thai và sau sinh nở…

Trứng bổ sung acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ [Ảnh minh họa]

Trẻ ăn nhiều trứng có hại gì?

  • Ăn nhiều trứng là nguyên nhân gây táo bón.
  • Ăn quá nhiều trứng khiến cơ thể không tiêu hóa hết năng lượng, khiến trẻ bị đi ngoài phân sống.
  • Trứng rất giàu hàm lượng protein, vì vậy nếu ăn quá nhiều khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gặp trục trặc, thận phải làm việc quá tải.
  • Trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol, vì vậy nếu trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.
  • Protein trong trứng không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như: amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ…

Trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài dẫn đến xơ hoá động mạch [Ảnh minh họa]

Cho trẻ ăn trứng như thế nào là khoa học?

  • Người lớn: từ 3 – 5 quả/tuần.
  • Thanh niên: Không quá 7 quả/tuần.
  • Trẻ em: 3 quả/tuần.
  • Trẻ dưới 1 tuổi khi ăn trứng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Một số lưu ý:

  • Cho trẻ ăn trứng đã được nấu chín [cho trẻ ăn trứng gà lành hơn trứng vịt].
  • Cho trẻ ăn trứng luộc là tốt nhất [bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất…các vitamin bị mất đi ít].
  • Không nên cho trẻ đang bị sốt, tiêu chảy hoặc sỏi mật ăn trứng.
  • Không cho trẻ ăn trứng trần, trứng húp…
  • Trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 2 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo…

Lời kết

Trứng là thực phẩm dễ sử dụng lại chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormon … rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trứng là món ăn “khoái khẩu” của các bé nên đôi khi vì chiều con, các mẹ thường cho trẻ ăn nhiều trứng hơn bình thường.

Tuy nhiên, trẻ ăn quá nhiều trứng gây nên các bệnh về đường ruột: táo bón, đi ngoài phân sống, ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận, ảnh hưởng đến tim mạch….Vì vậy, chỉ nên cho trẻ nhỏ ăn 3 quả trứng/tuần, hạn chế ăn lòng trắng [đầy bụng, giá trị dinh dưỡng không cao]… trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn trứng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Chủ Đề