Trị hen suyễn tại nhà cho phụ nữ mang thai

  • Thuốc giãn phế quản hít và các thuốc corticosteroid

  • Đối với đợt cấp, bổ sung thêm methylprednisolone đường tĩnh mạch, tiếp theo là prednisone đường uống

Thuốc giãn phế quản hít và các thuốc corticosteroid là những thuốc đầu tay trong điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Budesonide là loại corticosteroid hít thích hợp. Dựa vào các dữ liệu sẵn có, budesonit dạng hít dường như không làm tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh trên người. Theophylline từ lâu được khuyến cáo không sử dụng thường xuyên trong thai kỳ.

Đối với trường hợp hen cấp tính, ngoài thuốc giãn phế quản, methylprednisolone 60 mg đường tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 đến 48 giờ có thể được sử dụng, tiếp theo là prednisone đường uống với liều giảm dần.

Phụ nữ mang thai bị hen phế quản [HPQ] thường cố chịu đựng triệu chứng và ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi mà họ không biết rằng việc chịu đựng như vậy rất nguy hiểm. Việc điều trị và kiểm soát tốt bệnh hen trong khi mang thai sẽ tốt cho người mẹ và an toàn cho thai.

Hen phế quản xảy ra do tình trạng viêm mạn tính [kéo dài] và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản dẫn đến khó thở. Bệnh hen làm cho phế quản hoặc đường dẫn khí của người bệnh trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau. Khi phụ nữ mang thai bị HPQ thường có những dấu hiệu như: cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, khò khè, nói hổn hển, độ bão hoà ôxy giảm, nhịp tim nhanh, bệnh nhân có cơn co rút cơ hô hấp và thường ho nhiều về buổi tối.

Ảnh hưởng của HPQ trên thai kỳ và thai nhi

Mức độ ảnh hưởng của HPQ trong thai kỳ tùy thuộc thể trạng của người bệnh. Thực tế đáng tiếc là khó dự đoán được tiến triển của HPQ ở phụ nữ mang thai lần đầu. Độ trầm trọng của triệu chứng HPQ trong lần mang thai đầu tiên thường giống như những lần mang thai tiếp theo. Trong số thai phụ mắc HPQ được cải thiện, sự cải thiện diễn tiến từ từ trong suốt thai kỳ. HPQ thường ít nặng trong tháng cuối của thai kỳ. Nói chung, ở những người HPQ mức độ nhẹ, bệnh thường ít có những diễn biến đáng lo ngại trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, trường hợp HPQ nặng, bệnh thường diễn biến xấu đi trong thời kỳ này.

Mang thai ảnh hưởng đến tình trạng hen: Tình trạng thai nghén ảnh hưởng đến bệnh hen do ảnh hưởng của sự thay đổi hormon như: cortison, estradiol, progesterol; giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch. Ở những người HPQ khi mang thai có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh không thay đổi. Vì vậy, với phụ nữ mắc bệnh hen cần kiểm soát tốt bệnh khi mang thai.

Việc điều trị và kiểm soát tốt bệnh hen khi mang thai sẽ tốt cho người mẹ và an toàn cho thai nhi.

Tình trạng hen ảnh hưởng đến thai nhi: Hầu hết các bệnh nhân HPQ có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp hen nặng, không được kiểm soát tốt có thể gây ra những tác động tiêu cực trên thai do tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài. Thai phụ bị HPQ sẽ không cung cấp đủ ôxy cho thai nhi, có một sự gia tăng nhỏ nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ gây nhiều hậu quả như: có nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân hoặc mắc một số bệnh lý [nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết...] cao hơn so với những bà mẹ không mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ này là rất nhỏ nếu HPQ được điều trị ổn định và duy trì sự kiểm soát bệnh tối ưu trong suốt thai kỳ.

Thuốc nào dùng điều trị?

Điều trị HPQ cho thai phụ cơ bản để đạt được mục đích: dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, ngăn chặn những cơn hen cấp gây thiếu ôxy cho mẹ, đồng thời giúp cung cấp ôxy đầy đủ cho thai nhi, duy trì tốt chức năng hô hấp và đảm bảo được chất lượng sống tốt.

Các thuốc dùng trong điều trị HPQ ở những người mang thai cũng không có sự khác biệt đáng kể so với những bệnh nhân khác. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hen. Nếu làm tốt điều trị dự phòng và không bỏ thuốc giữa chừng thì việc mang thai và sinh con vẫn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Tất cả các thuốc thường dùng trong điều trị HPQ như thuốc thuộc nhóm cường beta 2 adrenergic, theophyllin, thuốc kháng histamin, corticosteroid dạng hít đều có thể được sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ.

Nhóm cường beta 2 adrenergic: Loại ưu tiên sử dụng với tác dụng cắt cơn khó thở là  thuốc có tác dụng nhanh và ngắn, bao gồm salbutamol, terbutaline...

Thuốc albuterol hít tác dụng ngắn, có tác dụng giãn phế quản, thường được dùng để điều trị và ngăn ngừa co thắt phế quản. Phụ nữ mang thai bị HPQ cần phải mang thuốc này bên mình để dùng bất cứ khi nào cần thiết.

Theophyllin đã được sử dụng trong nhiều năm cho thấy rằng an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên nên dùng ở liều thấp nhất, vì liều điều trị và liều gây độc của theophyllin rất gần nhau.

Thuốc kháng histamin không phải là lựa chọn đầu tay trong điều trị HPQ,  nhưng thuốc có thể được sử dụng để điều trị dị ứng thường kèm theo HPQ. Những thuốc này bao gồm: diphenhydramine, chlorpheniramine, lorataine, fexofenadine đều đã được nghiên cứu chứng minh không làm gia tăng hay chỉ gia tăng rất ít nguy cơ khuyết tật con khi sử dụng trong thai kỳ.

Đối với trường hợp HPQ dai dẳng trong suốt thai kỳ, liệu pháp điều trị có kiểm soát đầu tiên là sử dụng corticosteroid dạng xông hít [đã được chứng minh là an toàn cho thai phụ và thai nhi]. Trong suốt thời kỳ mang thai, budesonide là dạng thuốc corticosteroid dạng xông hít được ưa chuộng. Càng tránh dùng corticoid uống càng tốt. Việc uống corticoid có thể gây nên tật chẻ vòm hầu và nhẹ cân sơ sinh. Tuy nhiên, việc tiêm hay uống trong thời gian ngắn được xem là an toàn. Tật chẻ vòm hầu không xảy ra ngoại trừ trường hợp người mẹ uống prednison hàng ngày. Cần lưu ý việc uống corticoid trong quý đầu của thai kỳ có liên quan nguy cơ gia tăng tật sứt môi. Ngoài ra, corticoid uống cũng gia tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non và sinh thiếu cân. Đối với phụ nữ mang thai bị HPQ, liệu pháp điều  trị cấp cứu cần thiết là sử dụng albuterol dạng xông hít.

Lời khuyên của thầy thuốcPhụ nữ có bệnh HPQ hoặc có tiền sử bị bệnh, khi có ý định mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Phụ nữ mắc HPQ phát hiện có thai cần phải tiếp tục điều trị HPQ, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngưng đột ngột điều trị HPQ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do không cung cấp đủ ôxy.

Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị, thai phụ cần phải chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen như: khói thuốc lá, thuốc lào; lông súc vật, khói bếp, các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng; tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng... Thai phụ và người nhà không được hút thuốc. Khói thuốc là yếu tố dễ kích thích các cơn hen cấp. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân bất ngờ gây các cơn hen.


Hen suyễn là một bệnh phổi làm đường thở của bạn bị thắt lại, khiến bạn khó thở.  Ngay cả khi bạn bị hen suyễn và cảm thấy khỏe mạnh, cơn hen [khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng] có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu bạn đang mang thai, bạn nhất thiết phải tìm gặp bác sĩ để kiểm soát bệnh hen suyễn của mình và được chăm sóc điều trị nếu cần.

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hen suyễn ảnh hưởng đến khoảng 4 đến 8% trong số 100 phụ nữ mang thai. Nếu bạn kiểm soát được bệnh hen suyễn của mình, nó có thể sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì trong thai kỳ của bạn.

Nếu không kiểm soát bệnh hen suyễn của mình, bạn có thể có nguy cơ mắc phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai. Đó là khi phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và có dấu hiệu cho thấy một số cơ quan như thận và gan có thể không hoạt động bình thường. Một số dấu hiệu bao gồm có protein trong nước tiểu, thay đổi thị lực và đau đầu dữ dội.

Bạn có thể bị tiền sản giật nếu không kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình khi mang thai

Nếu bạn không kiểm soát cơn hen của mình, em bé của bạn có thể không nhận đủ oxy. Bé có thể có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn như:

  • Sinh non, sinh trước 37 tuần của thai kỳ.
  • Trẻ sinh ra quá nhỏ và quá sớm có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe trẻ sơ sinh. Chúng có thể bị khó thở và các khuyết tật kéo dài, chẳng hạn như thiểu năng trí tuệ và bại não.
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì?
  • Ho liên tục [đặc biệt vào ban đêm hoặc sáng sớm]
  • Thở khò khè [tiếng rít khi bạn thở]

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng hen suyễn?

Khoảng 7 trong số 10 người bị hen suyễn sẽ bị dị ứng. Dị ứng là một phản ứng với một thứ gì đó bạn chạm vào, ăn hoặc hít phải khiến bạn hắt hơi, phát ban hoặc khó thở. Chất gây dị ứng là những thứ khiến bạn có các triệu chứng dị ứng. Nhiều loại cũng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Các chất gây dị ứng thường gặp là phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bụi.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc dị ứng. Nếu bạn đã tiêm phòng dị ứng, bạn có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai. Nhưng nếu bạn không tiêm phòng dị ứng, đừng bắt đầu tiêm khi bạn đang mang thai vì bạn có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ.

  • Chất kích ứng là những thứ có thể làm tổn thương phổi của bạn và gây ra các triệu chứng hen suyễn, bao gồm ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và khói từ lò đốt củi hoặc lò sưởi, không khí lạnh và các mùi mạnh như sơn hoặc nước hoa.

Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi do vi rút, có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn ở một số người.

Điều trị hen suyễn khi mang thai như thế nào?

Bác sĩ cần theo dõi phổi của bạn khi bạn đang mang thai để họ có thể điều chỉnh các loại thuốc điều trị hen suyễn của bạn nếu cần. Hãy cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng của bạn cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Bằng cách hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng và các tác nhân gây hen suyễn khác, bạn có thể cần dùng ít thuốc hơn để kiểm soát các triệu chứng của mình.

Hãy hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng và các tác nhân gây hen suyễn khác

Dùng thuốc hen suyễn khi mang thai có an toàn không?

Các triệu chứng hen suyễn không dừng lại hoặc trở nên tồi tệ hơn có thể là nguy cơ cho bạn và đứa bé. Nếu bạn đang dùng thuốc hen suyễn trước khi mang thai, đừng ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn trong khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ về cách tốt nhất để điều trị hoặc quản lý nó.

Có cần xét nghiệm nếu đang mang thai và bị hen suyễn không?

Nếu bệnh hen suyễn của bạn không được kiểm soát tốt hoặc nếu bệnh hen suyễn của bạn ở mức độ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm nhiều lần để đảm bảo rằng con bạn đang phát triển bình thường. Bác sĩ có thể siêu âm cho bạn vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ.

Quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn không?

Chỉ khoảng 1/10 phụ nữ mang thai bị hen suyễn có các triệu chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở . Uống các loại thuốc hen suyễn thông thường trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn vẫn có các triệu chứng hen suyễn, bác sĩ của bạn có thể kiểm soát chúng.

Thuốc hen suyễn có an toàn khi cho con bú không?

Thuốc trị hen suyễn có đi vào sữa mẹ của bạn, nhưng số lượng rất thấp và an toàn cho em bé. Nếu bạn dùng liều cao một số loại thuốc hen suyễn, con bạn có thể trở nên cáu kỉnh hoặc khó ngủ. Để giúp ngăn ngừa điều này, hãy uống thuốc hen suyễn của bạn 3 hoặc 4 giờ trước lần cho ăn tiếp theo. Bác sĩ có thể giúp bạn điều chỉnh lịch dùng thuốc để đảm bảo những lợi ích sức khỏe khi bạn đang cho con bú.

Bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lịch dùng thuốc hen suyễn phù hợp khi bạn đang cho con bú

Hãy lưu lại những chia sẻ trên để kiểm soát bệnh hen suyễn trong thai kỳ. Chúc bạn sức khỏe và hy vọng bài viết trên từ Máy Tạo Oxy sẽ có ích cho bạn!

Bài viết liên quan:

Cách trị sổ mũi cho bà bầu 3 tháng đầu không ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thì chữa như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề