Trình bày cấu trúc của hệ thống máy tính

Câu hỏi: Sơ đồ cấu trúc máy tính

Trả lời:

Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra. Trong đó CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, nó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hệ thống cấu trúc máy tính nhé!

1. Khái niệm về hệ thống tin học

- Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.

- Hệ thống tin học gồm 3 phần:

+ Phần cứng [Hardware]

+ Phần mềm [Software]

+ Sự quản lí và điều khiển của con người. Đây là yếu tố quan trọng nhất.

2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính

- Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin.

- Máy tính gồm các bộ phận chính sau:

+ Bộ xử lý trung tâm [CPU –Central Procesing Unit].

+ Bộ nhớ trong [Main Memory].

+ Bộ nhớ ngoài [Sencondary Memory].

+ Thiết bị vào [Input Device]

+ Thiết bị ra [Output Device]

Sơ đồ cấu trúc máy tính:

a. Bộ xử lý trung tâm [CPU]

- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.

- CPU gồm hai bộ phận chính:

Bộ điều khiển [CU – control Unit]: điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình.

Bộ số học/lôgic [ALU – Arithmetic/Logic Unit]: thực hiện các phép toán số học và lôgic.

- Ngoài ra còn có thanh ghi [Register] và bộ nhớ truy cập nhanh [Cache]. Tốc độ truy cập đến Cache khá nhanh, chỉ sau tốc độ truy cập thanh ghi.

b. Bộ nhớ trong [Main memory]

- Bộ nhớ trong còn có tên là bộ nhớ chính.

- Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.

- Bộ nhớ trong gồm 2 thành phần:

ROM [read only memory]: chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn.

Chương trình trong ROM ktra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu với các chương trình.

Dữ liệu trong ROM không xóa được và cũng không bị mất đi.

RAM [random access memory]: là phần bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy dữ kiệu trong RAM sẽ bị mất đi.

- Các địa chỉ trong máy được ghi trong hệ Hexa, mỗi ô nhớ có dung lượng 1 byte.

c. Bộ nhớ ngoài [Secondary Memory]

- Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.

- Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

d. Thiết bị vào [Input device]

- Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.

- Có nhiều loại thiết bị vào như:

Bàn phím [keyboard]

Chuột [mouse]

Máy quét [scanner]

Micro

Webcam [là một camera kĩ thuật số]

e. Thiết bị ra [Output device]

- Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.

- Có nhiều loại thiết bị ra như:

Màn hình [monitor]

Máy in [printer]

Máy chiếu [projector]

Loa và tai nghe [speaker and headphone]

Modem [thiết bị vào/ra]: Là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.

3. Hoạt động của máy tính

* Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:

- Máy tính hoạt động theo chương trình.

- Tại mỗi thời điểm máy chỉ thực hiện 1 lệnh, nó thực hiện rất nhanh.

* Nguyên lý lưu trữ chương trình:

Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

* Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:

Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.

* Nguyên lý Phôn Nôi-man:

Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Phôn Nôi-man.

Sơ đồ cấu trúc của một máy tính bao gồm các bộ phận chính sau: Bộ xử lý trung tâm [CPU], bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào và thiết bị ra. Máy tính tự động hóa các quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Những nguyên lý hoạt động của máy tính: nguyên lý điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ, Phôn Nôi-man.

Máy tính là một thiết bị quan trọng trong xã hội hiện đại hóa ngày nay. Việc sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị điện tử khác giờ đây cũng là một yêu cầu thiết yếu của nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các em về cấu trúc sơ bộ của máy tính. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nội dung học kì 1 tin học lớp 10

Tin học là một môn học tập với máy tính một cách thú vị. Môn học giúp hướng dẫn các em biết các bước cơ bản khi sử dụng máy tính. Tin học lớp 10 giới thiệu cho các em về các khái niệm và kỹ thuật máy tính cơ bản và đơn giản nhất. Dưới đây là nội dung học kì 1 môn tin học lớp 10 và đề cương ôn tập tin học kì 1 lớp 10:

  • Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
  • Bài 2: Thông tin và dữ liệu
  • Bài 3: Giới thiệu về máy tính
  • Bài 4: Bài toán và thuật toán
  • Bài 5: Ngôn ngữ lập trình
  • Bài 6: Giải bài toán trên máy tính
  • Bài 7: Phần mềm máy tính
  • Bài 8: Những ứng dụng của tin học
  • Bài 9: Tin học và xã hội
  • Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
  • Bài 11: Tệp và quản lý tệp
  • Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành
  • Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Lê Anh

[Last Updated On: 17/08/2021]

Một máy tính bao gồm các bộ phận: Bộ xử lý trung tâm [CPU], Bộ nhớ [Memory], Bộ vào [Input Device] và Bộ ra [Output Device]. Cấu hình chuẩn của một máy vi tính bao gồm các bộ phận: màn hình, bàn phím, bộ vi xử lý [Microproceser], máy in [Printer], chuột [Mouse], ổ đĩa mềm [Driver], ổ đĩa CD và ổ USB.

– Bộ xử lý trung tâm [CPU – Central Processing Unit] là thành phần quan trọng nhất của máy tính, giúp xử lý các biểu tượng, chữ số, chữ cái,… đồng thời điều khiển các bộ phận khác của hệ thống. CPU chứa hai bộ phận chính:

+ Bộ số học và logic [ALU – Arithmetic Logic Unit] thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản của máy tính như cộng, trừ, nhân, chia, xác định giá trị lớn hơn, nhỏ hơn… ALU có thể thực hiện các phép tính logic trên cả chữ số và chữ cái.

+ Bộ điều khiển [CU – Control Unit] không trực tiếp thực hiện các chương trình mà chứa các chỉ lệnh nhằm phối hợp và điều khiển các thành phần khác của hệ thống và phát tín hiệu để thực hiện chúng.

Ngoài ra, CPU còn có thêm một số bộ phận khác như thanh ghi [Register] và bộ nhớ truy cập nhanh [Cache]:

+ Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lý. Việc truy cập đến thanh ghi được thực hiện với tốc độ rất nhanh.

+ Bộ nhớ truy cập nhanh đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi. Tốc độ truy cập đến bộ nhớ này khá nhanh, chỉ sau tốc độ thanh ghi.

Cấu trúc của một máy tính

– Bộ nhớ trong [hay còn gọi là Bộ nhớ chính – Main Memory] là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. Bộ nhớ trong gồm hai phần:

+ Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [RAM – Random Access Memory] là nơi cất giữ tạm thời dữ liệu và các chỉ lệnh trong quá trình xử lý. RAM có ba chức năng: chứa một phần hoặc toàn bộ các phần mềm cần thiết; lưu các chương trình hệ điều hành quản lý hoạt động của máy tính; chứa các dữ liệu chương trình đang sử dụng [chỉ lưu tạm thời dữ liệu hoặc chỉ lệnh chương trình, không giữ được nội dung khi tắt máy tính].

+ Bộ nhớ chỉ đọc [ROM – Read Only Memory] chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất cài đặt sẵn để thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động. Khi tắt máy tính dữ liệu trong ROM không bị mất đi. Nó được dùng để chứa những chương trình quan trọng hoặc thường dùng.

Các đặc tính của CPU và RAM rất quan trọng trong việc xác định tốc độ và năng lực xử lý của máy tính.

– Bộ nhớ ngoài [hay còn gọi là bộ nhớ thứ cấp – Secondary Memory] dùng để lưu trữ dữ liệu tương đối lâu dài bên ngoài CPU, ngay cả khi đã tắt máy tính. Những phương tiện lưu trữ thứ cấp thường là đĩa từ [đĩa cứng, đĩa mềm], đĩa quang [đĩa CD, đĩa DVD] và thiết bị nhớ flash. Để truy cập dữ liệu trên đĩa, máy tính có các ổ đĩa mềm, đĩa cứng, ổ đĩa CD, cổng giao tiếp

+ Đĩa cứng thường được gắn sẵn trong ổ đĩa cứng [Hard Disk Driver – HDD]. Loại đĩa này có dung lượng lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh. Ngày nay, với các chuẩn giao tiếp ngoài như USB và FireWire, ổ đĩa cứng lắp ngoài cũng đã trở nên khá phổ biến và thông dụng với người dùng.

+ Đĩa mềm thường được sử dụng trước đây, còn ngày nay ít được sử dụng do một số nhược điểm: kích thước lớn, dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian [chỉ dùng đối với một số máy tính đời cũ].

+ Đĩa CD [Compact Disk] sử dụng công nghệ laser lưu trữ dung lượng dữ liệu lớn dưới dạng nén, thích hợp cho các ứng dụng cần lưu trữ dữ liệu không đổi có dung lượng lớn hoặc ứng dụng có phối hợp văn bản, âm thanh và hình ảnh. Đĩa CD-R cho phép ghi dữ liệu một lần và đọc nhiều lần, còn CD-RW cho phép ghi đè dữ liệu lên nhiều lần.

+ Đĩa DVD [Digital Video Disk] cũng tương tự CD nhưng có khả năng chứa dữ liệu nhiều hơn hẳn CD. DVD cũng có nhiều loại như DVD-ROM [có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi], DVD-R [có thể ghi một lần, sau đó có chức năng như DVD-ROM], DVD- RW [chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần]…

+ Thiết bị nhớ flash sử dụng cổng giao tiếp USB nên thường được gọi là USB. Chúng có nhiều ưu điểm hơn hẳn các thiết bị lưu trữ khác như nhỏ gọn, dung lượng lưu trữ rất lớn [hiện nay lên đến 256GB] và khá tin cậy nên ổ USB hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa mềm cho các máy tính cá nhân được sản xuất trong những năm gần đây.

Ngoài ra, một số công ty lớn đang hướng tới các cơ sở hạ tầng lưu trữ mới bằng phương pháp nối mạng lưu trữ. Nối mạng lưu trữ [SAN – Storage Area Network] lắp đặt nhiều thiết bị lưu trữ vào một mạng tốc độ cao riêng biệt dành cho mục đích lưu trữ. SAN tạo ra một khu vực lưu trữ chung cho nhiều máy chủ giúp người sử dụng có thể nhanh chóng chia sẻ hoặc truy cập dữ liệu qua SAN. Phương pháp này khá tốn kém và khó quản lý nhưng rất có ích cho các công ty cần chia sẻ thông tin ở mức độ cao.

Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ ngoài với bộ nhớ trong được thực hiện ở hệ điều hành.

– Thiết bị vào và thiết bị ra giúp người sử dụng tương tác với hệ thống máy tính. Thiết bị vào tập trung dữ liệu và chuyển đổi chúng thành dạng điện tử để máy tính xử lý, còn thiết bị ra hiển thị dữ liệu từ máy tính sau khi chúng đã được xử lý.

+ Thiết bị vào [Input Device] bao gồm: bàn phím [Key board – được sử dụng nhiều nhất để nhập dữ liệu]; chuột vi tính [Computer mouse – dùng định vị con trỏ với chọn lệnh]; màn hình cảm ứng [Touch screen – nhập dữ liệu bằng cách chạm ngón tay hoặc con trỏ vào màn hình]; nhận dạng ký tự quang [công cụ chuyển đổi những ký tự, mã số, dấu hiệu đặc biệt thành dạng số hoá, ví dụ như mã vạch]; máy quét hình kỹ thuật số [Digital scanner – tiến hành số hoá những văn bản và hình ảnh]; thiết bị xử lý âm thanh [như micro – số hoá âm thanh để xử lý trên máy tính]; webcam [camera kỹ thuật số – thu và truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng]; cảm biến [Sensor – thu thập dữ liệu trực tiếp từ môi trường để nhập vào máy tính. Ví dụ trong nông nghiệp có thể giám sát độ ẩm và tưới nước khi cần thiết]; xác minh tần số video [Radio Frequency Identification – sử dụng các thẻ có gắn vi mạch để truyền thông tin về một vật và vị trí của nó. Ứng dụng trong giám sát giao thông và vật nuôi…].

+ Thiết bị ra [Output Device] bao gồm màn hình [Screen – hiển thị nội dung thông tin cần thiết để người sử dụng xem được]; máy in [Printer – in văn bản hoặc các hình ảnh ra giấy]; đầu ra âm thanh [Audio output – Thiết bị chuyển dữ liệu số thành âm thanh, ví dụ như loa]; máy chiếu [Projector – dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng].

– Các tuyến bus cung cấp đường truyền dữ liệu và tín hiệu giữa CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và các thiết bị khác của máy tính.

Video liên quan

Chủ Đề