Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối

Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau, khoảng 120 độ

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay, không cho không khí đi ra theo đường mũi

- Hít một hơi căng lồng ngực rồi thổi hết sức vào miệng để không khí đi vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp, lặp lại động tác trên.

- Thổi liên tục với 15 - 30 lần/phút có thể kết hợp ấn lồng ngực cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân trở lại bình thường

- Yêu cầu:

+ Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200 ml.

Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Tin tức sức khỏe

Thứ Tư ngày 11/10/2017

  • Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy
  • Nằm lòng cách sơ cứu khi bị bỏng mắt đúng chuẩn
  • Mách mẹ cách xử trí khi trẻ sốt co giật

Mới đây cộng đồng mạng cảm phục trường hợp ông bố đã sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, bóp tim để cứu sống kịp thời cậu con trai của mình đột ngột ngừng

  • Mới đây cộng đồng mạng cảm phục trường hợp ông bố đã sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, bóp tim để cứu sống kịp thời cậu con trai của mình đột ngột ngừng thở. Vậy bạn đã biết cách hà hơi thổi ngạt chưa?

1. Vì sao cần nắm bắt cách hà hơi thổi ngạt?

Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng thở đột ngột do bị thiếu oxi mà bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên [đuối nước, ngộ độc, điện giật, sập hầm…] có thể là chưa ngừng tuần hoàn hoặc đã ngừng tuần hoàn. Trong đó, thổi ngạt được tiến hành bằng cách người cấp cứu sẽ thổi trực tiếp hơi của mình qua mồm nạn nhân để thông đường thở.

Phương pháp hà hơi thổi ngạt giúp cứu sống nạn nhân kịp thời

Hiện tượng tim ngưng đập, ngưng thở là một tình huống cần được sơ cứu khẩn cấp trước khi chuyển vào bệnh viện. Bởi lẽ, dù chỉ với vài phút đợi xe cứu thương tới hoặc để đến được với các cơ sở y tế gần đó đôi khi cũng là trễ đối với người bị nạn và thậm chí là tử vong ngay sau đó

Khi xung quanh không có các dụng cụ y tế hỗ trợ thì thổi ngạt là biện pháp sơ cứu an toàn nhất trong tình huống này. Đây là phương pháp sơ cấp cứu không khó làm nhưng cũng khiến không ít người lúng túng do không nắm được các nguyên tắc cơ bản. Việc ép tim hay thổi ngạt sai phương pháp có thể khiến việc sơ cấp cứu không hiệu quả.

2. Hướng dẫn cách hà hơi thổi ngạt đúng khoa học

Trước khi bắt đầu tiến hành thổi ngạt, hãy đánh giá tình hình trước: Kiểm tra hoặc quan sát xem người bệnh tỉnh hay không tỉnh.

Trường hợp người bệnh có vẻ bất tỉnh: 

Hãy đập hoặc lắc vào vai nạn nhân và hỏi to: Anh hoặc chị không sao chứ? Hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu nếu người bệnh có dấu hiệu bất tỉnh. Trong trường hợp bạn chỉ có một mình và nạn nhân là trẻ em hoặc trẻ từ 1 – 8 tuổi, hãy tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.

Các thao tác cần thực hiện:

1. Làm thông đường thở nạn nhân

Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc [tuyệt đối không đặt lên nệm hoặc chăn]. Quỳ xuống cạnh cổ và vai người bị nạn. Bạn cần làm sạch miệng và cổ họng nạn nhân bằng cách móc hết ngoại vật và đờm dãi ra, kéo lưỡi để không bít cuống họng.

Tiến hành mở thông đường thở của nạn nhân bằng cách đẩy cằm lên và đặt lòng bàn tay bạn lên trán của nạn nhân và đẩy nhẹ xuống. Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở.

Hướng dẫn cách hà hơi thổi ngạt

Tiếp đó thực hiện kiểm tra nhịp thở bình thường gồm: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở. Ghé má hoặc tai bạn lại gần để cảm nhận hơi thở của nạn nhân. Những người có tiếng thở hổn hển không đều là không bình thường.

Nếu nạn nhân thở không bình thường hoặc bạn không dám chắc, hãy bắt đầu hà hơi thổi ngạt kiểu miệng-miệng. Thao tác này phải tiến hành ngay và nhanh, không quá 10 giây.

2. Tiến hành cách hà hơi thổi ngạt

Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng – miệng. Trong trường hợp miệng nạn nhân bị tổn thương nặng hoặc không thể mở được thì hà hơi thổi ngạt kiểu miệng – mũi.

Kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và áp miệng bạn vào miệng nạn nhân.

Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Thổi ngạt hơi thứ nhất – kéo dài một giây – và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho mình và người thân tốt hơn hết hãy nắm vững và trang bị cho mình kiến thức, cách hà hơi thổi ngạt để sơ cấp cứu người bệnh kịp thời.

Bảo Bảo

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách sơ cứu
  • hướng dẫn sơ cứu

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề