Trung cấp và cao đẳng cái nào hơn

Kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia ngày càng cận kề cũng đồng nghĩa với việc các bạn học sinh cuối cấp đang phải đối mặt với quyết định chọn trường và chọn ngành nghề vô cùng khó khăn. Bên cạnh cấp bậc đại học mà người người mơ ước, sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông, học sinh Việt Nam còn có các sự lựa chọn phổ biến khác đó là cao đẳng và trung cấp, hay sơ cấp nghề. Vậy học đại học, cao đẳng và sơ cấp nghề ở Việt Nam có gì khác nhau? Lựa chọn nào sẽ phù hợp và tốt hơn cho bạn? Hãy cùng Dạy nghề Thanh Xuân so sánh học sơ cấp nghề với học Cao đẳng, Đại học chi tiết tại bài viết này.

1. Học sơ cấp nghề

• Ưu điểm: – Thời gian đào tạo ngắn – Chi phí đào tạo thấp – Cơ hội làm việc sau khi ra trường khá cao – Cơ hội làm chủ cao – Tuy thời gian đào tạo ngắn, nhưng quá trình học chủ yếu học chuyên sâu vào chuyên ngành nghề, lại được thực hành thực tế là chủ đạo, được thực nhiều trên các thiết bị sống nên học viên dễ hiểu và tiếp thu nhanh chóng, nắm bắt kỹ năng nhanh và sớm thành thạo nghề hơn. Tạo sự hứng thú cho người học khi tham gia học nghề. – Phương thức tuyển sinh đơn giản, thời gian tuyển sinh liên tục trong năm

• Nhược điểm: – Theo thực tế của xã hội thì hầu như theo học nghề thì sau khi học xong công việc sẽ vất vả hơn so với những người lao động trí óc của học Đại học, Cao đẳng. – Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến bị hạn chế hơn.

2. Học Đại học, Cao đẳng

• Ưu điểm: – Đào tạo Đại học, cao đẳng với quá trình từ 3 – 6 năm, lượng kiến thức sinh viên được tiếp thu rất lớn, rất nhiều kiến thức tổng hợp đối với ngành học và kiến thức các môn học đại cương chung của chương trình bậc trung cấp, cao đẳng, đại học.Chính vì vậy, sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu về kiến thức đối với ngành học của mình. – Ngoài ra, học Đại học, Cao đẳng dễ xin việc hơn, cơ hội được phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau., mở rộng mối quan hệ, có điều kiện giao lưu và tiếp xúc với nhiều người. – Phần lớn mặt bằng chung thu nhập của những người học Đại học cao hơn so với hướng học nghề.

• Nhược điểm: – Tính thực hành chưa cao: Thiếu tính thực hành, các tiết học phần nhiều là lý thuyết, làm người học khó tiếp thu. – Chi phí đào tạo: Chi phí học tại các trường Đại học, cao đẳng không hề nhỏ. Không chỉ tiền học phí so với học nghề mà chính chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian học tập cũng là một khoản chi phí đáng phải suy nghĩ. – Tình trạng thất nghiệp: Lao động có bằng cấp cử nhân thạc sĩ dư thừa quá nhiều, nên nhiều người lo ngại sau khi ra trường sẽ không xin được việc.Hiện tại có rất nhiều người có đến 2 tấm bằng cử nhân nhưng vẫn mãi không xin được – Thông thường, các trường Đại học, Cao đẳng sẽ chỉ nhận hồ sơ một vài lần cố định trong năm.

Học nghề tại Dạy nghề Thanh Xuân:

Dạy nghề Thanh Xuân, số 83 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội từ lâu đã được biết đến là 1 trong những trung tâm đào tạo nghề uy tín, chất lượng hàng đầu trong cả nước. Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề, trường đã và đang đào tạo đa dạng các ngành nghề kỹ thuật như sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện lạnh, sửa chữa điện tử, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa điện dân dụng….Khi theo học tại Dạy nghề Thanh Xuân, các bạn học viên sẽ được học trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại; với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tay nghề cao; cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, được cập nhật và đổi mới thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn học viên…Đảm bảo tay nghề cho học viên. Sau khi ra trường, các bạn học viên được cấp chứng chỉ nghề và được giới thiệu việc làm hoặc được tư vấn mở cửa hàng nếu có nhu cầu

Học Đại học không phải là con đường duy nhất đến thành công, và học nghề cũng phải là cuối cùng của sự thất bại. Mỗi người sẽ có những định hướng phù hợp riêng cho bản thân và lựa chọn con đường nào tốt nhất cho mình. Mỗi hướng đi sẽ có những kết quả khác nhau nhưng điều quan trọng là sự đam mê và cần nỗ lực hết sức với lựa chọn đó.

Trình độ trung cấp là cấp bậc đứng sau bậc Đại học và Cao đẳng trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đây là hình thức đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho học viên để có thể xin việc làm luôn.

Theo thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH về quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng [02/03/2017]: Học sinh tốt nghiệp THCS được ứng tuyển vào các trường thuộc hệ trung cấp bao gồm Trung cấp chuyên nghiệp [TCCN] và Trung cấp nghề [TCN]. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống trường trung cấp này là về mặt đơn vị quản lý đào tạo, TCCN trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi đó TCN lại trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; về hệ thống giáo dục đào tạo hầu như không có sự phân biệt nào.

Tuy nhiên, hiện nay, do tất cả các hê thống trường trung cấp và cao đẳng đã đặt dưới quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nên khái niệm phân biệt giữa TCCN và TCN đã không còn tồn tại.

Và những lầm tưởng

“Học Trung cấp nghề khó tìm việc? Lương thấp bấp bênh? Học xong chỉ làm công nhân, không thể thăng tiến, xã hội không coi trọng, rớt đại học mới vào trường nghề?...” Vậy điều này có đúng?

Trung cấp nghề là bậc học quan trọng, đánh dấu việc định hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều bạn trẻ và bậc phụ huynh hoài nghi về lợi thế của bậc học này, vẫn còn e dè và chưa dám mạnh dạn đồng ý cho con em mình theo đuổi nghề nghiệp ước mơ. Một số lầm tưởng thường xuất hiện trong tâm trí của phần đông người Việt hiện nay như:

Quan điểm “Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề”?

Chọn một ngành học yêu thích, đúng với năng lực, tính cách là điều tối quan trọng của bất kỳ bạn trẻ nào nếu muốn phát triển sự nghiệp. Vì vậy, việc chọn học tại các trường nghề không chỉ được các chuyên gia giáo dục khuyến khích mà còn được đánh giá cao. Việc học tại các trường trung cấp nghề đang thể hiện được những lợi thế “đáng gờm” hơn so với các bậc học khác. Vì lẽ đó, ngày càng có nhiều bạn trẻ chủ động tìm hiểu và chọn học nghề ngay từ tuổi 16 hoặc sau khi tốt nghiệp cấp 3.

Việc lựa chọn học nghề hay học đại học không còn quá quan trọng. Quan niệm “Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề” hoàn toàn không chính xác. Nếu các bạn trẻ tìm được ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê, năng khiếu, tính cách và quan điểm sống của bản thân thì luôn có thể thành công cho dù là học ở đâu hay học hệ nào.

Tốt nghiệp trung cấp nghề khó xin được việc?

Lầm tưởng thứ hai mà nhiều người đang nghĩ đó là về vấn đề việc làm của Hệ trung cấp nghề. Thực chất, học nghề hay học Đại học thì cơ hội có việc làm ổn định là như nhau. Thậm chí, ở nhiều thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang… dẫu cho có được tấm bằng đại học trong tay, thế nhưng chưa hẳn công việc mà bạn sẽ làm đúng với chuyên môn, đúng với sở thích.

Theo thống kê của Bộ Lao động quý 4/2018, cả nước có 1,062 triệu người trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó, ở nhóm có trình độ đại học trở lên là 135,8 nghìn người; nhóm trình độ cao đẳng số người thất nghiệp là 81,4 nghìn người; ngược lại, nhóm có trình độ trung cấp là 68,8 nghìn người.

Con số thất nghiệp ở hệ đại học, cao đẳng cao hơn do tình trạng thừa thầy thiếu thợ, chuộng đại học của phần lớn sinh viên. Việc học bậc trung cấp, sinh viên được tiếp cận kiến thức thông qua thực hành là chủ yếu, do đó khi ra trường các em có đủ năng lực để làm việc ngay. Trong khi học đại học các em chủ yếu được học lý thuyết và tư duy cấp cao, thiếu kỹ năng làm việc, thiếu kinh nghiệm là thứ mà sinh viên đại học cần khắc phục. Học trung cấp nghề mở ra cơ hội việc làm lớn, đa dạng và đầy sức hút chứ không như nhiều người vẫn thường nghĩ.

Tải: Top 5 trường Trung cấp tốt nhất TP.HCM

Thu nhập thấp, chế độ phúc lợi “bấp bênh”, cuộc sống không ổn định?

Hiện nay, tùy vào năng lực, tay nghề, người học hoàn toàn có thể “deal” mức lương của mình lên cao. Đặc biệt, nếu có thêm các kỹ năng mềm như: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống và tiếng Anh, thì việc bạn nhận được mức lương như mong muốn, ổn định cuộc sống gia đình và cá nhân là điều hiển nhiên.

Theo đó, chế độ phúc lợi như: ngày nghỉ phép; thưởng lễ tết, kinh doanh; đãi ngộ.. vẫn đảm bảo theo chế độ nhà nước quy định. Người làm sau từ 1-2 năm kinh nghiệm, có nỗ lực được xét duyệt tăng lương, tăng thêm cấp bậc như nhóm trưởng, tổ trưởng, giám sát, quản lý…Như vậy, chưa hẳn là việc lựa chọn học nghề sẽ khiến cho các bạn không ổn định được cuộc sống của mình.

Học trung cấp nghề không thể thăng tiến?

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, việc làm thợ hay làm chủ là nhờ sự thể hiện và nỗ lực của bản thân mỗi người, càng chủ động trong công việc thì việc bạn nhận được cơ hội thăng tiến là một ước mơ không quá xa vời.

Có không ít người là chủ doanh nghiệp đi đến thành công từ việc học nghề ở mọi ngành như: dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ… Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm ứng viên đã qua đào tạo bài bản, đáp ứng được ngay công việc, có khả năng đảm nhiệm các vị trí quản lý trong một số ngành nghề đặc thù.

Rất nhiều bạn trẻ đã xác định được đam mê, sở thích của mình nhưng vì danh vọng bằng cấp, vì nguyện vọng của gia đình muốn con vào đại học nên không ít bạn đã nhắm mắt làm liều - thi vào một trường đại học để vừa lòng cha mẹ. Nhưng, do không có đam mê nên nhiều bạn đã tạm biệt ngôi trường đại học khi chưa cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp.

Quan niệm cũ của xã hội không mấy thiện cảm với trung cấp nghề

Những năm gần đây, Trung cấp nghề đang nhận được sự quan tâm của các cấp nhà nước, các chính sách hỗ trợ học phí để khuyến khích người học theo học nghề khi vừa tốt nghiệp THCS. Việc chuyển sang một hướng đi khác đó là học trung cấp nghề vốn không còn quá mới mẻ với xã hội hiện nay. Học trung cấp nghề giúp cho người học tiết kiệm được đáng kể về thời gian và tiền của.

Tâm lý chuộng đại học đã và đang giết chết hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp

Đánh vào tâm lý chuộng đại học, nhiều trường mới thành lập gắn cho mình cái mác đại học và sử dụng mọi chiêu trò để kêu gọi học sinh ứng tuyển. Ví dụ như việc tuyển sinh ngành công nghệ thông tin khối C, bắt nguồn từ những tổ hợp "dị", vậy chất lượng đào tạo của những ngôi trường đại học này sẽ như thế nào? Liệu ra trường các em có đủ kiến thức và đam mê để theo đuổi ngành nghề?

Nhiều trường đại học ở top dưới thậm chí chương trình đào tạo và chỉ tiêu đầu vào còn thấp hơn cả hệ cao đẳng, thế nhưng hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp khác cũng đang chật vật trong công tác tuyển sinh, duy trì các nhóm ngành đào tạo. Đơn cử như trường cao đẳng sư phạm, càng ngày càng khó tuyển sinh. Cả nước chỉ còn khoảng 30 trường cao đẳng sư phạm, số còn lại đã chuyển sang đào tạo đa ngành. Vậy thời gian tới, liệu các trường cao đẳng sư phạm có còn tồn tại hay không?

Bằng đại học không tạo giá trị cho bản thân và doanh nghiệp, học để làm được việc và giỏi nghề, đó là mục tiêu mà các em cần phải làm được trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Chủ Đề