Trưng dụng đất nghĩa là gì

Việc nhà nước thu hồi đất trong trường hợp cần thiết thì buộc những cá nhân phải chấp nhận mà không được thu bất kì các loại phí này, chỉ trong một số trường hợp nếu bị ảnh hưởng đến lời ích của chủ thế thì mới sẽ được bồi thường. Các quy định về trưng dụng đất, và các quy định liên quan được diễn ra như thế nào? Hãy cùng luật Thiên Minh tìm hiểu những vấn đề này.

Trưng dụng đất là gì?

Trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó, trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.

Về các trường hợp Nhà nước trưng dụng đất

Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Nếu cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị coi là trái pháp luật hay nói cách khác, cơ quan Nhà nước không có quyền trưng dựng đất ngoài các trường hợp nêu trên.

Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng dụng đất

Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản;

Trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng.

Thời điểm có hiệu lực của Quyết định trưng dụng đất: có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành. [Khoản 2 Điều 72 Luật Đất đai 2013]

Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nội dung của quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất bao gồm:
– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;

– Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;

– Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;

– Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;

– Thời gian bàn giao đất trưng dụng.

Ai có thẩm quyền trưng dụng đất?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên sẽ không được phân cấp thẩm quyền cho người khác hay có nghĩa người có thẩm quyền không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.

Thời hạn trưng dụng đất và gia hạn trưng dụng đất

Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau: “Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.”

Như vậy, trưng dụng đất được tiến hành sau khi có quyết định trưng dụng đất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng vẫn chưa đạt được thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành gia hạn trưng dụng đất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.

Hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất

Khi hết thời hạn trưng dụng đất thì việc hoàn trả đất trưng dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

– Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;

– Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013: “Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.” Như vậy, sau khi hết thời hạn trưng dụng đất thì cơ quan tiến hành trưng dụng đất thực hiện trả lại đất trưng dụng cho người sử dụng đất đó mà không phải trả các bất kỳ khoản lợi nào cho người sử dụng đất trưng dụng trong suốt thời gian trưng dụng đất.

Tuy nhiên, nếu hành vi trưng dụng đất khiến đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mới phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

– Mức bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013.

– Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại, thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Xem thêm:

>>> Chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương

>>> Quyền giám sát của công dân đối với quản lý và sử dụng đất đai

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Trưng dụng đất là gì?

80 / 100

Trưng dụng tài sản được hiểu là việc mà Nhà nước có nhu cầu sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định về hành chính trong trường hợp thật sự cần thiết. Và đất cũng được biết đến là loại tài sản thuộc đối tượng trưng dụng. Vậy trưng dụng đất là gì? Có những hình thức nào liên quan đến trưng dụng đất? Bạn hãy cùng Mua Bán khám phá bài viết dưới đấy nhé.

Trưng dụng đất là gì ?

Khái niệm trưng dụng đất là gì?

Trưng dụng đất là một phương tiện kiểm soát cho phép cơ quan Nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, phòng chống thiên tai, tình trạng khẩn cấp sẽ sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng với điều kiện có bồi thường.

Về bản chất, trưng dụng đất không tước mất quyền sử dụng đất của người sử dụng. Và khi hết thời gian trưng dụng, người sử dụng đất sẽ được nhận lại quyền này. 

So sánh giữa trưng dụng đất và thu hồi đất

Để tránh hiểu nhầm giữa trưng dụng đất là gì và thu hồi đất là gì thì chúng ta có bảng dưới đây phân biệt giữa hai khái niệm này:

Tiêu chí

Thu hồi đất

Trưng dụng đất

Mục đích, căn cứ

  • Thu hồi đất theo nhu cầu của cơ quan Nhà nước.
  • Thu hồi đương nhiên.
  • Bị vi phạm pháp luật về đất đai.

Trường hợp thật sự cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc  trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, phòng, chống thiên tai.

Cách thức thực hiện

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định thu hồi hành chính bằng văn bản.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi hành chính bằng văn bản hoặc bằng lời nói trong trường hợp khẩn cấp nhưng bắt buộc phải viết giấy xác nhận.

Thẩm quyền thực hiện

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể.

  • Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ công an, Giao thông vận tải, Bộ y tế, Bộ công thương, Tài nguyên môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định.
  • Người có thẩm quyền trưng dụng đất không có quyền phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Thời điểm hiệu lực

Quy định trong quyết định.

Từ thời điểm được ban hành.

Thời hạn

Vô thời hạn.

  • Không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực ban hành.
  • Trường hợp trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh thì thời hạn được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng khẩn cấp, chiến tranh.
  • Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng vẫn chưa hoàn thành xong thì được gia hạn nhưng không được quá 30 ngày.

Bồi thường thiệt hại

  • Có hoặc không.
  • Trường hợp không được đền bù được quy định rõ tại Điều 45 Luật đất đai.

Nếu dẫn đến thiệt hại sẽ được đền bù.

Hậu quả pháp lý

Buộc phải chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng.

Không làm mất quyền sử dụng đất, người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền sử dụng khi hết thời hạn trưng dụng.

Sự khác nhau thu hồi đất và trưng dụng đất

Khi nào Nhà nước áp dụng biện pháp trưng dụng đất?

Luật trưng mua, trưng dụng tài sản tại năm 2008 quy định về trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng tài sản tại Điều 5. Cũng trên cơ sở đó tại Khoản 1 Điều 72 Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng đất như sau:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trưng dụng đất trong tình trạng thật sự cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, tình trạng chiến tranh, trong trường hợp khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.

Nếu cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất mà không thuộc các trường hợp như trên thì sẽ bị coi là trái pháp luật hay nói cách khác, cơ quan Nhà nước sẽ không có quyền trưng dụng đất ngoài các trường hợp đã nêu trên.

Khi nào có thể áp dụng biện pháp trưng dụng đất?

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các bước nào?

Hình thức và hiệu lực đối với quyết định trưng dụng đất

Sau khi đã hiểu rõ trưng dụng đất là gì? Hình thức và hiệu lực đối với quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản thay thế;

Trong trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền sẽ quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng bắt buộc phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng.

Quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có những quy định phải tuân thủ tại Điều 26 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008. Cụ thể:

  • Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản sẽ được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.
  • Để quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải đảm bảo viết giấy xác nhận đối với việc trưng dụng tài sản tại thời điểm bắt đầu trưng dụng.
  • Trong nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; bao gồm tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp; tên, số lượng, hiện trạng của loại tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn để trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
  • Chậm nhất là trong bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản đối với việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người mà đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì những nội dung của quyết định liên quan đến trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất bao gồm:

  •  Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất
  •  Tên, địa chỉ của người đang có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng
  •  Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao sử dụng đất trưng dụng
  • Mục đích và thời hạn trưng dụng đất
  • Vị trí, diện tích, loại đất, loại tài sản gắn liền với đất 
  • Thời gian để bàn giao đất trưng dụng.
  • Thời điểm có hiệu lực: có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Hình thức và hiệu lực đối với trưng dụng đất?

>>> Xem thêm: Các hình thức sử dụng đất mà bạn nên biết

Vấn đề bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013: “Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao đất cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng vào đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất sau khi hết thời hạn trưng dụng; sẽ bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.” Tóm lại, sau khi đã hết thời hạn trưng dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành trưng dụng đất thực hiện trả lại đất trưng dụng cho người sử dụng đất trước đó mà không phải trả các bất kỳ khoản lợi nào cho người sử dụng đất trưng dụng trong suốt thời gian trưng dụng đất.

Tuy nhiên, nếu hành vi trưng dụng đất khiến đất trưng dụng bị phá hoại hoặc người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mới phát sinh vấn đề về bồi thường thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

  • Mức bồi thường thiệt hại sẽ được căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013.
  • Trách nhiệm xác định mức độ thiệt hại, thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại trong việc thực hiện trưng dụng đất gây ra được quy định tại Khoản 3, 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và bắt buộc phải tuân thủ.

Hy vọng với những thông tin trên đây, Mua Bán đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể giải đáp câu hỏi trưng dụng đất là gì? Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật các thông tin thị trường về nhà ở và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: 

- Advertisment -

Video liên quan

Chủ Đề