Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung là thông tin mà nhiều chị em quan tâm. Bởi với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tháng chỉ có một quá trứng rụng, do đó, việc nắm được thời điểm trứng rụng và sống trong tử cung bao lâu sẽ giúp phụ nữ tăng khả năng thụ thai cao. Để được giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về thời gian sống của trứng trong tử cung?

Theo thống kê, từ khi sinh ra, phụ nữ đã sở hữu một lượng trứng nhất định, trung bình khoảng từ 400 – 500 quả trứng trong suốt cuộc đời. Gần vào thời điểm trứng rụng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo ra môi trường phù hợp cho các tinh trùng.
Bên cạnh đó, nồng độ của estrogen tăng cao cũng sẽ giúp gia tăng hormone LH, kích thích cho trứng chín, rụng trong vòng 24 – 36 giờ, chu kỳ này sẽ lặp lại mỗi tháng và được gọi chung là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng sẽ cần khoảng 90 ngày để có thể trưởng thành trước khi rời khỏi tổ.Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau đó, nếu không trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.Lúc này, buồng trứng sẽ ngừng tiết ra hormone đồng thời niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và gây chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu chảy ra ngoài. Đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thai nhưng vẫn thấy chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp rối loạn hormone, dù trứng rụng không xảy ra nhưng bạn vẫn có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt. Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể của nữ giới là 72 giờ, nếu có tinh trùng chờ sẵn thì cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh trong vòng 24 giờ sau đó, nếu không trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

2. Chu kỳ rụng trứng được tính như thế nào?

Vì thời gian sống của trứng rất ngắn và chỉ khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm để quan hệ thụ thai tốt nhất là ngày rụng trứng.Theo nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì cơ hội thụ thai của chị em sẽ cao hơn nếu chị em quan hệ trước thời điểm rụng trứng từ 3- 5 ngày bởi lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn thì cơ hội thụ thai cũng sẽ cao hơn rất nhiều.Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28 đến 30 ngày, thậm chí có người còn kéo dài từ 32 đến 35 ngày. Do đó, với những người có chu kỳ kinh là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng thường không cố định, sự rụng trứng cũng có thể diễn ra chậm hơn và dao động từ ngày 14 đến ngày 17 của chu kỳ. Do đó, phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường không chính xác và có rủi ro cao.

Thời gian rụng trứng ở mỗi chu kỳ chỉ kéo dài khoảng từ 24 đến 28 giờ. Nếu không có sự thụ thai thì noãn sẽ thoái triển. Để có thể biết chính xác được ngày rụng trứng, bạn cần dùng qua thử trứng hoặc phương pháp siêu âm. Nếu bạn đang mong muốn có con thì việc nắm được thời gian này sẽ giúp tăng khả năng thụ thai.

Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Với những người có chu kỳ kinh là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ

3. Những dấu hiệu rụng trứng, chị em cần lưu ý

Có một số phụ nữ vào thời điểm rụng trứng nhưng không nhận thấy được dấu hiệu và sự thay đổi của bản thân, nhưng số khác thì có thể nhận thấy qua sự thay đổi của cơ thể. Điều quan trọng là chị em cần lập kế hoạch quan hệ trong những ngày dễ thụ thai nếu bạn có ý định sinh con. Dưới đây là một số dấu hiệu khi rụng trứng mà chị em có thể nhận biết được:– Chất lỏng ở cổ tử cung thay đổi: Dịch tiết cổ tử cung thay đổi là dấu hiệu bạn đang rụng trứng hoặc sự rụng trứng có thể diễn ra trong một vài ngày tới. Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, ẩm ướt và nó tương tự như lòng trắng trứng gà.– Nhiệt độ cơ thể thay đổi. Nhiệt độ của cơ thể bạn có thể tăng nhẹ trong thời gian rụng trứng.– Cảm giác đau nhẹ, chuột rút ở vùng bụng dưới.– Chị em có thể tăng ham muốn tình dục ở thời điểm này.– Cảm giác đầy hơi.– Âm đạo hoặc âm hộ có dấu hiệu hơi sưng nhẹ.Ngoài những dấu hiệu trên thì bạn cũng có thể được biết được thời gian rụng trứng của mình dựa vào các cách như:– Sử dụng que thử trứng.

– Siêu âm soi trứng, theo dõi sự phát triển của nang trứng.

Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Để có thể biết chính xác được ngày rụng trứng, bạn cần dùng qua thử trứng hoặc phương pháp siêu âm.

4. Yếu tố quyết định chất lượng trứng là gì?

– Độ tuổi của nữ giới: Chất lượng trứng và xác suất thụ thai ở nữ giới phụ thuộc nhiều vào độ tuổi. Phần lớn phụ nữ có độ tuổi từ 21 đến 29 có chất lượng trứng tốt hơn so với phụ nữ ngoài 35 tuổi.– Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh: Phụ nữ có thói quen hút thuốc, bia rượu, thức khuya, ăn uống không khoa học sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone và chất lượng của trứng.– Phụ nữ mắc các bệnh lý phụ khoa: những bệnh lý phụ khoa như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng… đều gây ảnh hưởng đến nang trứng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.– Di truyền: Một số yếu tố di truyền ảnh hưởng NST trong trứng cũng gây ảnh hưởng chất lượng của trứng.

Hy vọng bài viết ngắn trên đây đã mang đến cho chị em những thông tin cần thiết. Để có một sức khỏe sinh sản tốt, chị em cần duy trì thói quen sống lành mạnh. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần nhé!

Hành trình tinh trùng đi tìm trứng diễn ra như thế nào?

Sau khi phóng tinh, sẽ có từ 300 – 500 triệu tinh trùng vào trong âm đạo. Các tinh trùng này sẽ bắt đầu “hành trình” tiến về phía trứng bằng cách bơi qua âm đạo đi tới tử cung và vào ống dẫn trứng. Trong quá trình đó, rất nhiều tinh binh sẽ bị “chết yểu” do gặp phải những “chướng ngại vật”.

Đầu tiên là độ axit ở âm đạo là một môi trường “khắc nghiệt”, nhất là với tinh trùng Y. Tiếp theo là màng nhầy ở cổ tử cung, bình thường màng nhầy này sẽ đóng kín cổ tử cung, nhưng nó sẽ giãn ra vào ngày rụng trứng. Tuy giãn ra nhưng nó cũng khiến "quân số" của tinh trùng giảm đi nhiều.

Sau đó, những “chàng” tinh trùng còn lại sẽ phải vượt qua một quãng đường 20cm từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng với tốc độ 2-3mm/phút. Thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút, cũng có những tinh trùng phải mất 12 giờ mới tới được ống dẫn trứng. Tại đây, nếu chưa gặp trứng, chúng có thể sống tối đa 3-5 ngày.

Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Sau khi phóng tinh, sẽ có từ 300 – 500 triệu tinh trùng vào trong âm đạo để tìm đường tìm đến trứng. (ảnh minh họa)

Khi nào trứng gặp được tinh trùng?

Về phía trứng, sau khi được phóng ra từ một trong hai buồng trứng, nó sẽ di chuyển tới đoạn một phần ba ống dẫn trứng từ phía bên ngoài để gặp tinh trùng. Trong trường hợp chưa gặp được, trứng có thể tồn tại ở đây từ 12 – 24 giờ.

Tới khi trứng gặp được tinh trùng, giữa các “chàng” tinh trùng sẽ xảy ra một “cuộc chiến“, chúng thi nhau tiết một chất làm mềm vỏ trứng để chui được vào bên trong noãn. Sau khi có một tinh trùng đầu tiên chui được vào, trứng sẽ tiết ra một chất làm cứng lại vỏ để ngăn không cho các tinh trùng khác chui vào. 12 giờ tiếp theo, trứng và tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.

Như vậy, quá trình thụ tinh có thể diễn ra nhanh nhất khi tinh trùng gặp được trứng luôn tại đoạn một phần ba vòi trứng. Thời gian nhanh nhất là 45 phút và lâu nhất là 12 tiếng. Còn nếu trong trường hợp, tinh trùng không gặp được trứng thì có thể sẽ phải đợi từ 2 – 3 ngày khi trứng rụng.

Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?

Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để vào tử cung, tìm nơi làm tổ. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào với 3 lần: lần 1 thành 2 tế bào mầm, lần 2 thành 4 tế bào mầm, lần 3 thành 8 tế bào mầm trong đó có 4 tế bào mầm to, 4 tế bào mầm nhỏ. 4 tế bào mầm to sau này sẽ phát triển thành lá thai còn 4 tế bào mầm nhỏ hình thành lên lá nuôi.

Trứng rụng bao lâu thì gặp tinh trùng

Tính từ lúc trứng đã được thụ tinh, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 13 – 14 ngày. (ảnh minh họa)

Tế bào mầm nhỏ bắt đầu phát triển nhanh chóng, bao bọc lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu rồi hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên, gọi là phôi nang. Khi tới được buồng tử cung, phôi nang đã hình thành xong. Quá trình này có thể mất vài ngày nhưng cũng có khi mất tới một tuần.

Khi tới được tử cung, phôi nang sẽ tìm một chỗ thích hợp để bám vào thành tử cung bằng cách chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, dần dần hình thành lên nhau thai. Còn lá thai là tiền đề để tạo thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Quá trình làm tổ này thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tức là tính từ lúc thụ tinh, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 13 – 14 ngày.

Điều đó có nghĩa là từ thời điểm quan hệ tới khi thai nhi đã làm tổ trong tử cung, sẽ mất khoảng 14 – 17 ngày. Trong khoảng thời gian này, có tới 1/3 trường hợp thụ thai không thành công, dù là trứng đã được thụ tinh. Nguyên nhân là do trong khi phân bào, hợp tử gặp phải bất thường về nhiễm sắc thể, khiến phôi thai bị vỡ ra trước khi kịp làm tổ.

Xem thêm: Video quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Xem thêm chủ đề Thông tin y tế

Theo Phong Thư (Dịch từ Pregnancyandbaby) (Khám phá)