Trung tâm trọng tài thương mại là gì năm 2024

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam [tiếng Anh: Vietnam International Arbitration Centre, viết tắt là VIAC] được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương [thành lập năm 1963] và Hội đồng Trọng tài Hàng hải [thành lập năm 1964]. Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Điều lệ hiện hành, VIAC là tổ chức độc lập. Phán quyết của các Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC là chung thẩm và được công nhận, thi hành tại Việt Nam và trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới theo Công ước về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài [Công ước New York 1958].

Là tổ chức trọng tài, hòa giải hàng đầu tại Việt Nam và có uy tín quốc tế, những năm gần đây, VIAC đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp trong nước và quốc tế liên quan đến tất cả lĩnh vực như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư và các lĩnh vực khác với các bên tranh chấp đến từ hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trải qua gần ba thập kỷ hình thành và phát triển, VIAC đã không ngừng lớn mạnh, đem lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh [TRACENT] mong muốn góp phần phát triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Hòa giải thương mại tại Việt Nam. Trung tâm phấn đấu trở thành sự lựa chọn hàng đầu của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam và các thương nhân nước ngoài có giao thương với Việt Nam.

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

VÌ SAO CHỌN TRACENT

ĐỘI NGŨ UY TÍN

Trọng tài viên và Hòa giải viên của Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh [TRACENT] đều có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có uy tín xã hội

CHUYÊN NGHIỆP

TRACENT được tổ chức và hoạt động một cách chuyên nghiệp, đảm bảo phát huy các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải thương mại

CHI PHÍ HỢP LÝ

Thông qua việc tối ưu hoá quy trình và tận dụng các nguồn lực có sẵn, TRACENT vẫn đảm bảo việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hoà giải thương mại với chi phí hợp lý, cạnh tranh hơn so với các đơn vị khác

QUY TRÌNH MINH BẠCH

Quy tắc tố tụng trọng tài và Quy tắc hòa giải thương mại của TRACENT phù hợp với các chuẩn mực quốc tế

HIỆU QUẢ

Các bước tố tụng trọng tài và hòa giải thương mại tại TRACENT được tiến hành một cách linh hoạt, đem lại hiệu quả giải quyết tranh chấp cao nhất cho các bên

Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế theo Nghị định số 04/TTg ngày 04/01/1960 để ban hành Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế; Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước. Trọng tài kinh tế thời kỳ này được tổ chức ở cấp Trung ương, thành phố, tỉnh và các Bộ với chức năng chủ yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Nghị định số 54-CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thay Nghị định số 04-TTg.

Nghị định số 75-CP ngày 14/4/1975 ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế. Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế. Nghị định số 62/HĐBT ngày 17/4/1984 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế cấp Bộ, tỉnh, thành phố, huyện.

Ngày 12/01/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh về Trọng tài kinh tế quy định tổ chức, phân cấp thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Đặc biệt, Pháp lệnh Trọng tài kinh tế đã bỏ Trọng tài cấp Bộ, nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn Trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế được ghi nhận. Quyết định số 204/TTg ngày 28/03/1993 sáp nhập Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải Việt Nam thành Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Nghị định số 116-CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, lúc này. Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý Nhà nước như trước đây, được tồ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài.

Pháp lệnh Trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25/2/2003 và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2011, gồm 13 chương và 82 điều, thể hiện sự phát triển mạnh của chế định trọng tài thương mại tại Việt Nam.

Sau khi Nghị định số 116-CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế được ban hành, các Trọng tài kinh tế nhà nước giải thể và các tổ chức Trung tâm trọng tài phi chính phủ được thành lập theo Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/1/1995 của Bộ Tư Pháp về việc hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị Định 116/CP ngày 05/9/1994.

Pháp lệnh Trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành từ 01/7/2003 theo công bố của Chủ tịch nước tại Lệnh số 08/2003/L-CTN ngày 10/3/2003, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Lúc này thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại và hình thức thỏa thuận trọng tài cũng giống như trên đã trình bày. Tên gọi chính thức là Trung tâm Trọng tài [trước đây là Trung tâm Trọng tài kinh tế].

Khái niệm về Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, được định nghĩa là “phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận”. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Điều kiện để thực hiện phương thức trọng tài

Điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phải có thoả thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được các bên thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp tùy từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở dạng một điều khoản của hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng bắt buộc thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản:

+ Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin giữa các bên.

+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.

+ Trong giao dịch của các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng cứ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.

+ Qua trao đổi về đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Hình thức thể hiện của thoả thuận trọng tài

Luật Trọng tài Thương mại 2010, Điều 16 quy định hình thức thỏa thuận trọng tài: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản”.

Các hình thức thỏa thuận sau cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên, thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên, trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác, qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Ví dụ: trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác. Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Thỏa thuận trọng tài được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên. Thỏa thuận trọng tài được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.

Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 quy định: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”.

Thỏa thuận Trọng tài

Bản chất của thoả thuận trọng tài là thể hiện ở chí thống nhất sự đồng thuận, tự nguyện của tất cả các bên tranh chấp. Một thoả thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu chỉ là ý chí chủ quan của một bên hay là sự áp đặt của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Pháp luật của các nước thường đưa ra khung pháp lý chung nhất mà trong phạm vi đó ý chí của các bên được tôn trọng tuyệt đối và điều kiện tiên quyết để xác lập thoả thuận Trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên tự do, bình đẳng. Sự thống nhất ý chí đó không bị ràng buộc bởi pháp luật hay bất kì một tổ chức, cá nhân nào. Khi một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài là những hành động đi ngược lại với nguyên tắc tự do thỏa thuận và sẽ bị vô hiệu.

Tùy vào thời điểm phát hiện thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu sẽ mang lại những hậu quả pháp lý như tại Điều 6: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Như vậy Tòa án sẽ phải thụ lý vụ việc tranh chấp khi thỏa thuận Trọng tài vô hiệu được quy định rõ tại Điều 43.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung Tracent giới thiệu sơ lược về Trọng tài thương mại, kính gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Mọi thông tin trên bài viết chỉ có giá trị tham khảo, nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến chúng tôi thông qua địa chỉ: //tracent.com.vn

Chủ Đề