Từ 01.01.2023 lương chồng có thể

Hợp đồng bảo hiểm thường được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên kinh doanh bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ được ký kết với phạm vi, nội dung và loại hợp đồng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Hiện có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm? Nguyên tắc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi đang tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm để dự định mua gói bảo hiểm nhân thọ cho gia đình và gói bảo hiểm tài sản cho ô tô của vợ chồng tôi. Tôi muốn Luật sư có thể giải đáp cho tôi, hiện nay có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm? Nguyên tắc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm được quy định cụ thể như thế nào?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề hợp đồng bảo hiểm mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

5 loại hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 là gì?

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thay thế cho Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000. Theo đó, số lượng các loại hợp đồng bảo hiểm đã được mở rộng hơn. 

Căn cứ Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, có 05 loại hợp đồng bảo hiểm được phép thực hiện kinh doanh gồm:

Một là, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Loại bảo hiểm được sử dụng cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết;

Hai là, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe: Loại bảo hiểm được sử dụng cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe;

Ba là, hợp đồng bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm được sử dụng đối với tài sản [bảo hiểm phi nhân thọ];

Bốn là, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại [là một trong những loại bảo hiểm phi nhân thọ];

Năm là, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm [là một trong những loại bảo hiểm phi nhân thọ].

Lưu ý:

+ Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải 2015. Những nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải 2015 thì thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

+ Những nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì có 05 loại bảo hiểm được phép kinh doanh. 


Nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định những nguyên tắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:

Một là, nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Nguyên tắc này quy định các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

Hai là, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Đây là nguyên tắc quy định bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

Ba là, nguyên tắc bồi thường: Đây là nguyên tắc quy định số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

Bốn là, nguyên tắc thế quyền: Nguyên tắc này quy định người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. 

Lưu ý: Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

Năm là, nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: Đây là nguyên tắc quy định rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Như vậy, khi các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì phải tuân thủ 05 nguyên tắc mà Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như trên.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Ngày 12.4, trong phiên họp thứ hai Hội đồng Tiền lương quốc gia, các thành viên đã thống nhất cần tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1.7.2022 với mức tăng 6%.

Hơn 46% lao động phải làm thêm giờ

Nếu như trong phiên họp cuối tháng 3, đại diện người lao động [NLĐ] là Tổng liên đoàn Lao động VN [LĐLĐVN] và đại diện giới chủ sử dụng lao động là Hiệp hội Thương mại - Công nghiệp VN [VCCI] chỉ đưa ra các luận điểm, cơ sở để xây dựng phương án tăng lương tối thiểu, thì tại phiên họp thứ 2 này, các bên đều đã chuẩn bị phương án kèm theo các dẫn chứng cụ thể.

Người lao động được tăng lương tối thiểu thêm 6% từ 1.7

Người lao động sẽ được tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022

T.Hằng

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN, kết quả khảo sát đời sống NLĐ của Viện Công nhân - Công đoàn trong tháng 3.2022 tại 6 tỉnh, thành cho thấy có 46,2% NLĐ phải làm thêm giờ, trung bình là 12,78 ngày/tháng để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống; 56,1% NLĐ cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống.

Bên cạnh đó, một bộ phận lớn NLĐ phải đi vay tiền để chi tiêu: có 11,2% NLĐ hằng tháng phải đi vay; 35,6% NLĐ thỉnh thoảng [từ 3 - 4 tháng/lần] phải đi vay.

“Trong 2 năm dịch bệnh Covid-19, NLĐ không được tăng lương, sức chịu đựng của họ đã đến ngưỡng. Rất nhiều NLĐ không đủ sống phải rút bảo hiểm xã hội [BHXH] một lần. Điều này cho thấy cuộc sống của họ rất khó khăn và đây là sự lựa chọn cuối cùng để lại hệ lụy lớn cho NLĐ và xã hội. Hình ảnh NLĐ những ngày qua xếp hàng từ mờ sáng để chờ rút BHXH 1 lần là điều rất đáng suy nghĩ để các bên đưa ra mức lương tối thiểu vùng hợp lý”, ông Hiểu chia sẻ.

Với những lý do trên, Tổng LĐLĐVN đưa ra 2 phương án. Phương án 1: tăng từ 270.000 - 330.000 đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 - 2021. Phương án 2: tăng từ 230.000 - 300.000 đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 - 2021. Thời điểm tăng lương, Tổng LĐLĐVN đề nghị cần phải tăng lương ngay từ 1.7. “Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy 81,4% cá nhân người sử dụng lao động cho rằng doanh nghiệp [DN] của họ đồng tình với chủ trương điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7 hằng năm. Do vậy, không có lý do gì để tiếp tục trì hoãn đến đầu năm 2023”, ông Hiểu nói.

Trong khi đó, đại diện các hiệp hội dệt may, da giày, VCCI cũng đã đưa nhiều phương án tăng lương tối thiểu vùng ở mức 3 - 6 % và tăng từ 1.1.2023. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI, bày tỏ: “Cộng đồng DN sau đại dịch cũng đang khó khăn. DN bắt đầu mới phục hồi giống như “người ốm mới ra đường chỉ lo bị ốm lại”. Việc điều chỉnh lương tối thiểu cần thận trọng, phù hợp nhất là tăng từ 1.1.2023”.

\n

Lương tối thiểu tăng 6% là hài hòa cho cả đôi bên

Để dung hòa, đi đến thống nhất cho cả đôi bên, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, đã đưa ra phương án tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 và tăng từ 1.1.2023, với một mức tăng là 6% [tương ứng từ 180.000 - 260.000 đồng]. Kết quả, 15/17 thành viên đồng ý tăng lương ngay từ 1.7.2022 - 31.12.2023 và chỉ có 2/17 thành viên đồng ý tăng từ 1.1.2023.

Mặc dù phương án “chốt” cuối cùng thấp hơn phương án mà Tổng LĐLĐVN đã đưa ra trước đó, song ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: “Mức này thể hiện sự chia sẻ giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Chúng ta cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn. Việc tăng lương cũng chính là việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước là “khoan sức dân” để giúp NLĐ và DN cùng phục hồi phát triển với năng suất lao động cao”.

Lý giải về việc Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất với Chính phủ tăng lương tối thiểu ngay từ 1.7, ông Hiểu cho biết thời điểm này các bên đều thấy cần thiết phải tăng lương để kịp thời hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn. Đây cũng là động lực để các DN đổi mới công nghệ, nâng cao quản trị, giúp các DN phát triển bền vững.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, thời gian tăng lương tối thiểu từ 1.7 quá gấp gáp, sẽ rất vất vả cho các DN bởi họ phải điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh, điều chỉnh lại các chỉ số tăng trưởng. “Các đơn hàng của DN đã được chốt từ đầu năm đến 31.12, bây giờ tăng lương từ 1.7, DN phải điều chỉnh lại thêm vấn đề sổ sách, tính toán lại chi phí... Hội đồng Tiền lương quốc gia đã quyết định phương án tăng lương tối thiểu, chúng tôi sẽ thông tin và trao đổi đầy đủ với cộng đồng DN trong và ngoài nước để có sự đồng thuận, hiểu trúng và hiểu đúng, cùng chia sẻ với NLĐ, Chính phủ để duy trì được mức độ phục hồi và phát triển hơn nữa”, ông Phòng chia sẻ.

Bình luận về mức tăng lương tối thiểu 6% sẽ áp dụng từ 1.7.2022 - 31.12.2023, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, nhìn nhận: “Phương án này ở mức chấp nhận được và hài hòa lợi ích cho cả đôi bên. Quan trọng nhất vẫn là làm sao thúc đẩy được sản xuất, phục hồi kinh tế, từ đó tăng được năng suất lao động, tạo nhiều việc làm, có điều kiện để DN có tài chính tốt hơn từ đó có điều kiện để tăng lương”.

Cũng trong chiều qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã báo cáo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phương án tăng lương vùng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tin liên quan

  • ‘Chốt’ đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1.7.2022
  • Đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động ở mức trên 7-8%
  • Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết

Chủ Đề