Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam.

Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu lại được tái lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 và là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam cho đến nay.

Năm 2018, Bạc Liêu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 46 về số dân, xếp thứ 48 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 39 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với dân số 892.930 người, GRDP đạt 37.719 tỉ Đồng (tương ứng với 1,6382 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 42,05 triệu đồng (tương ứng với 1.826 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.

Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Cửu Long qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bạc Liêu từ khi thành hình đã lấy tên của con rạch Bạc Liêu (có giả thuyết cho rằng do Poanh Liêu mà ra, tức là nơi có Đạo quân Lào trú đóng thời xưa). Tên gọi "Bạc Liêu", đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo", có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là "Bạc" và Léo phát âm là "Liêu". Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn", còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên họ gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh". Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Ngã tư cầu Kim Sơn, TP. Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km², chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
  • Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
  • Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau
  • Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang
  • Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km.

Tọa độ địa lý của tỉnh Bạc Liêu:

  • Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’ Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân.
  • Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’ Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
  • Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’ Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai.
  • Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’ Đông tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi.

Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 40.000 km² là một vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng.

Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (Quốc lộ 1), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đến thành phố Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế xã hội.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Địa hình

Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính và thấp vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Độ cao khoảng từ 0,8 đến 1,5m so với mặt biển. Hướng nghiêng đia hình từ đông bắc xuống tây nam, độ nghiêng trung bình từ 1 đến 1,5 cm/km. Trong vùng có nhiều ô trũng như: các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai thuộc vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau. Các giồng cat ven biển tạo hướng nghiêng từ biển vào trong nội đồng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như: Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Điền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai chia cắt địa hình của tỉnh.

Thềm lục địa mở rộng, biển nông và bãi biển thoải từ 30 đến 70, dòng biển Đông Bắc ổn định, có vai trò quan trọng trong bồi tụ, mỗi năm mở rộng thêm ra biển hơn 30m tạo nên các bãi bồi. Bãi bồi mở tới đâu thì rừng ngập mặn tiến ra tới đó. Tuy nhiên, đoạn từ Ấp Gò Cát (xã Điền Hải) tới thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lại đang diễn ra quá trình sạc lở cửa sông và bờ biển lại rất mạnh, khoảng 10m/năm.

Con người tác động rất đáng kể đến địa hình hiện tại của tỉnh. Hàng trăm cây số kênh mương, đường sá với hàng triệu mét khối đất đào đắp, việc cải tạo những vùng đất phèn qua nhiều làm thế hệ đã làm thay đổi nhiều bề mặt địa hình của tỉnh. Từ vùng hoang hóa trở thành vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế.

II. Khí hậu

Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp, trong khu vực gió mùa nên khí hậu Bạc Liêu mang tính chất cận xích đạo gió mùa (nhiệt đới gió mùa) rất điển hình, với nền nhiệt cai và ổn định, biên nhiệt dao độngtrong năm nhỏ, lượng mưa lớn, mưa theo mùa và thất thường.

1. Nhiệt độ

Do góc nhập xạ quanh năm lớn nên tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn. Nhiệt độ trung bình năm dao dộng trong khoảng 26 - 270C. Tháng nóng nhất là tháng 5 nhiệt độ 35 - 360C và có khi lên tới 370C, có nhiệt độ trung bình trên 290C và tháng thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ 200C và có khi từ 18 - 200C, có nhiệt độ trung dưới 250C. Biên độ nhiệt năm trung bình khoảng 3,60C. Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển và trong đất liền nên có tiềm năng lớn về phát triển điện mặt trời.

2. Lượng mưa

Bạc Liêu có lượng mưa vào loại trung bình so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1700 mm/năm.

Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), chiếm khoảng hơn 93% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Mưa không đều giữa các địa phương trong tỉnh, lượng mưa giảm dần từ tây sang đông, giảm dần từ nội địa ra biển. Khu vực giáp các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, vùng tây: thị xã Giá Rai và các huyện Phước Long, Hồng Dân có lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm/năm. Khu vực từ thị xã Giá Rai đến huyện Hòa Bình có lượng mưa trung bình khoảng từ 1800 đến 2000 mm/năm, khu vực đông bắc: huyện Vĩnh Lợi có lượng mưa trung bình khoảng từ 1600 đến 1800 mm/năm. Riêng vùng ven biển từ xã Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lượng mưa thường ít hơn, khoảng 1600 mm/năm. Lượng mưa không đều theo các năm, có năm mưa nhiều, có năm mưa ít.

Mưa thường diễn ra theo từng đợt, một đợt mưa có thể kéo dài từ 7 ngày tới 20 ngày, trường hợp cá biệt có thể tới hơn 1 tháng. Giữa hai đợt mưa có một đợt khoảng thời gian không mưa hoặc ít mưa, khoảng thời gian này có thể kéo dài hàng tuần, cá biệt có thể kéo dài hàng tháng gây hạn hán ngay trong mùa mưa, đó là hạn bà chằng. Phần lớn các địa phương trong tỉnh nằm trong khu vực có hạn bà chằng. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Bạc Liêu từ trồng lúa đến nuôi trồng thủy hải sản cần chú ý tới đặc điểm này. Bên cạnh đó, đầu và cuối mùa mưa thường xuất hiện hiện tượng giông sét rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của nhân dân.

3. Gió

Nằm trong khu vực gió mùa nên Bạc Liêu có hai mùa gió:

- Gió mùa mùa hạ: Thổi từ cuối tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ yếu là Tây và Tây Nam mang theo lượng mưa lớn cho vùng. Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Vào mùa này, đôi khi có hiện tượng giông sét và vòi rồng, có gió giật mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống nhân dân.

- Gió mùa mùa đông: Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chính là hướng Đông, ngoài ra có gió thổi theo hướng Đông Bắc (thường vào tháng 11 và tháng 12), Đông Nam (thổi vào tháng 2, 3, 4) và hướng Đông Bắc (thổi xen kẽ với gió Đông và Đông Bắc trong tháng 11 và tháng 12). Những tháng chuyển tiếp từ chế độ gió mùa mùa hạ qua gió mùa đông thường xuất hiện gió Đông và Tây.

Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển gió thổi mạnh nên có tiềm năng lớn về phát triển điện gió.

III. Sông ngòi và nước ngầm

1. Sông ngòi

Hệ thống sông rạch ở Bạc Liêu chủ yếu là kênh đào, với mật độ cao, phân bố đều, có vai trò quan trọng trong tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là rửa phèn, rửa mặn cho đất. Do ảnh hưởng của biển nên hầu hết các hệ thống sông rạch của tỉnh có vai trò như những lạch truyền triều. Chế độ nước của các dòng sông phụ thuộc vào chế độ triều và chế độ mưa. Đây là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu phát triển nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy triều cũng làm cho nhiều vùng đất đang bị mặn hóa, triều cường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng phía Nam Quốc lộ 1.

2. Nước ngầm

Đây là nguồn nước rất quan trọng cung cấp nước ngọt sinh hoạt và sản xuất của tỉnh, có 3 tầng nước: tầng Plêitôxin, Plêiôxen và Miôxen. Tuy trữ lượng nước ngầm khá phong phú, song việc khai thác, sử dụng cũng cần tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống sông ngòi tại Bạc Liêu chia làm hai nhóm:

  • Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam:
    Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
    Sông Gành Hào, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
  • Nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc.
    Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
    Sông Cái, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang
    Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
    Kênh Nhà Mát ở TP. Bạc Liêu

IV. Thổ nhưỡng

Đất ở Bạc Liêu gồm:

- Đất phèn hoạt động: diện tích 93.265 ha, chiếm 38,6%. Phân bố ở các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai. Đất này được cải tạo thông qua chương trình ngọt hóa, một phần đang chuyển đổi để phát triển nông nghiệp với hệ thống canh tác mới: lúa - tôm, lúa - cá.

- Đất mặn: đất phù sa được tích tụ trong môi trường nước mặn, có diện tích là 80.863 ha, chiếm 33,6%. Phân bố dọc bờ biển và khu vực phía Nam Quốc lộ 1. Chia làm 4 nhóm phụ: mặn nhiều, mặn trung bình, mặn ít và đất rừng ngập mặn.

- Đất phèn tiềm tàng: hình thành những vùng đất trẻ, còn bị nhiễm mặn, khả năng thoát nước kém. Diện tích khoảng 55.584 ha, chiếm 23,1%. Phân bố ở một số xã phía tây huyện Đông Hải và một số xã tây bắc huyện Hồng Dân, đang được khai thác nuôi trồng thủy sản và trồng cây công nghiệp như mía, khóm, tràm, bạch đàn, trúc.

- Đất bãi bồi và đất khác: diện tích hơn 10.000 ha, chiếm 4,5%. Phân bố ở vùng ven biển của thành phố Bạc Liêu, các huyện Hoà Bình, Đông Hải và ven kênh rạch các huyện, thị xã trong nội địa. Phần lớn còn hoang hóa.

- Đất cát giồng: diện tích 447 ha, chiếm 0,2%. Phân bố ở ven biển các xã Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) và xã Vĩnh Hậu (huyện Hoà Bình). Nhãn là loại cây ăn trái có mặt hàng trăm năm, là cây trồng chính trên đất này và còn là vùng chuyên canh rau, củ, hoa màu của tỉnh.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

  1. Sinh vật

1. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất rừng 4.657 ha, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường các loại cây ở đây chủ yếu là cây mấy (còn gọi là cây mắm), tràm, cây đước. Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật.

2. Động vật

Động vật trên cạn có nhiều loài, số lượng lớn. Chim là động vật có số lượng lớn nhất. Các loài chim như cồng cộc, bồ nông, cò trắng, cờ đen, diệc, chim cuốc, bìm bịp,... Cư trú và sinh sản tại các cánh rừng ngập mặn hoặc những vạc rừng trồng phân tán trong khu dân cư. Bò sát có 12 loài như trăn, rắn, kì đà, kì nhông, tắc kè, thằn lằn, rắn mối,... Một số loài sống dưới đất, làm hang và sinh sản ở các gò đất cao, một số loài sống trên cây. Một số loài quý hiếm như rắn hổ mang, cò quắm trắng có trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều loài có hại như chuột và côn trùng phát triển nhanh, phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

Động vật dưới nước rất phong phú, thủy sản nước mặn như cá: hồng, thu, chim,... Nguồn thủy sản nước ngọt gồm 14 loài cá đồng, ưu thế là cá: lóc, trê, rô, thát lát, ltôm càng,... Thủy sản nước lợ gồm cá: keo, đối, tôm, cua, sò,...

Biển

Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ. Trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết. Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính của Bạc Liêu

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 512 khóm, ấp).

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bạc Liêu Tên Diện tích (km²) (2021) Dân số (người) (2021) Mật độ dân số (người/km²) Năm thành lập Loại đô thị Hành chính Thành phố (1) Bạc Liêu 213,80 158.264 740 2010 Loại II 7 phường, 3 xã Thị xã (1) Giá Rai 354,49 145.340 410 2015 Loại IV 3 phường, 7 xã Huyện (5) Đông Hải 579,63 154.607 267 2002 1 thị trấn, 10 xã Hòa Bình 426,49 119.290 280 2005 1 thị trấn, 7 xã Hồng Dân 423,95 113.351 267 1947 1 thị trấn, 8 xã Phước Long 417,84 125.186 300 1920 1 thị trấn, 7 xã Vĩnh Lợi 252,80 102.169 404 1900 1 thị trấn, 7 xã

Theo quyết định Quy hoạch số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong giai đoạn 2021 – 2030: thành phố Bạc Liêu sẽ từ đô thị loại II tiến lên đô thị loại I; thị xã Giá Rai từ đô thị loại IV lên đô thị loại III; các đô thị loại V như Gành Hào (huyện Đông Hải), Hòa Bình (huyện Hòa Bình), Phước Long (huyện Phước Long), Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi), Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) sẽ lên đô thị loại IV.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bạc Liêu từng là vùng đất có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Bạc Liêu cũng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca dao:

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1680, Mạc Cửu với vai trò là một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Kampốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.

Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, lúc này Mạc Cửu được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, dân cư ngày càng đông đúc hơn.

Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn.

Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên

Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào. Thời vua Tự Đức, vùng này thuộc phủ Ba Xuyên, rồi sau đó lại tách ra lập thành huyện Phong Thạnh trực thuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Bản đồ hạt Bạc Liêu năm 1896
Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Bản đồ hạt Rạch Giá năm 1895

Ngày 5 tháng 1 năm 1867, thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh. Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 7 năm 1867, Pháp đổi hạt Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng.

Đến ngày 5 tháng 6 năm 1876, Nam Kỳ được Pháp chia thành 24 khu tham biện (inspection) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.

Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều chỉnh lại còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18 tháng 12 năm 1882, Pháp cắt 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và 2 tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Chủ tỉnh Bạc Liêu đầu tiên là Eugene Chabrier (1897 - 1903)

Tỉnh Bạc Liêu ban đầu chỉ có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Năm 1903, lập đại lý hành chánh Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu, gồm 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy; Nguyễn Tấn Đức làm quan cai trị đầu tiên của Cà mau. Năm 1904, cắt một phần đất của quận Vĩnh Lợi để lập thêm quận Vĩnh Châu. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng đại lý hành chánh Cà Mau lên thành quận Cà Mau trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, do đốc phủ sứ Trần Quang Phước làm chủ quận đầu tiên. Năm 1918, cắt thêm phần đất thuộc quận Cà Mau và tỉnh lỵ thành lập thêm quận Giá Rai. Tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích là 705.000 mẫu tây.

Ngày 5 tháng 10 năm 1918, thực dân Pháp chia địa bàn tỉnh Bạc Liêu thành 4 quận trực thuộc:

  • Quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy với 521.000 mẫu tây
  • Quận Vĩnh Lợi gồm 5 làng: Hoà Bình, Hưng Hội, Long Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch của tổng Thạnh Hoà với 44.784 mẫu tây
  • Quận Vĩnh Châu gồm 5 làng: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hoà, Khánh Hoà, Lạc Hoà của tổng Thạnh Hưng với 31.688 mẫu tây
  • Quận Giá Rai gồm làng Vĩnh Mỹ của tổng Thạnh Hoà; làng Phong Thạnh, Long Điền của tổng Long Thủy với 107.531 mẫu tây.

Ngày 6 tháng 4 năm 1923, thời viên chủ tỉnh Bạc Liêu là Adrien Petit, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924).

Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh (lúc này là L. le Strat) bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.

Ngày 24 tháng 9 năm 1938, giải thể quận Vĩnh Châu, nhập vào địa bàn quận Vĩnh Lợi; đồng thời tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới có tên là quận Quảng Xuyên.

Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hành chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận Cà Mau Bắc và Cà Mau Nam thành một quận có tên là quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1947, chính quyền thực dân Pháp cũng giao quận Phước Long (trước đó thuộc tỉnh Rạch Giá) cho tỉnh Bạc Liêu quản lý.

Giai đoạn 1945-1954[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Nhà Công tử Bạc Liêu ở TP. Bạc Liêu

Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Nam đã nhiều lần thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947, quận Hồng Dân (trước đó có tên là quận Phước Long) thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển. Ngày 13 tháng 11 năm 1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.

Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Năm 1952, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.

Sau Hiệp định Genève, tháng 10 năm 1954 huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập.

Giai đoạn 1954-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.

Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau; tỉnh lỵ ban đầu cũng có tên là Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu còn lại 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này vùng đất tỉnh Bạc Liêu cũ thời Pháp thuộc có sự thay đổi hành chính như sau:

  • Đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ Cà Mau thì đổi tên là "Quản Long".
  • Thành lập tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng". Như vậy, lúc này tỉnh Bạc Liêu đã bị giải thể.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quận Vĩnh Châu bị giải thể để sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi.

Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Ba Xuyên. Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao về cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, thành lập mới quận Kiến Thiện thuộc tỉnh Chương Thiện trên cơ sở tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ cùng tỉnh.

Bạc Liêu hồi thời Pháp thuộc rất sung túc, dân cư đông đảo, là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa phong nhã, chợ búa mua bán phồn thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính phủ Ngô Đình Diệm chấp chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng cũ) trước kia thịnh vượng đông đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra u trệ bấy nhiêu. Vì bỗng dưng bị thu hẹp lại thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trọn 9 năm châu thành Bạc Liêu lâm vào cảnh vắng vẻ, nền kinh tế bị sụp đổ, du khách có dịp đi ngang qua cảm tưởng cho là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá.

Suốt 9 năm dưới thời chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Bạc Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời Pháp thuộc bị thu hình lại thành một quận lỵ nhỏ nhoi (tức quận Vĩnh Lợi). Thời Pháp thuộc, Cà Mau chỉ là một quận lỵ nhỏ thì lúc này, Bạc Liêu lại trở thành quận lỵ Vĩnh Lợi nhỏ hơn nhiều tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau cũ).

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện được chia thành 5 tổng, 17 xã với diện tích là 238.000 mẫu tây và dân số 257.154 người (trong đó, dân số thị xã Bạc Liêu là 40.000 người). Riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu có tên là "Vĩnh Lợi", do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Bạc Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long cho đến năm 1975.

Diện tích và dân số tỉnh Bạc Liêu STT Quận Diện tích năm 1964 (mẫu tây) Dân số năm 1964 (người) Dân số năm 1967 (người) 1 Giá Rai 109.119 86.946 79.897 2 Phước Long 56.800 39.448 37.624 3 Vĩnh Châu 37.060 50.157 50.323 4 Vĩnh Lợi 35.172 80.622 79.625 Tổng số 238.000 257.154 247.469

Ngày 11 tháng 7 năm 1968, tách một phần nhỏ đất đai của xã Hưng Hội, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu giao về cho quận Hòa Tú mới được thành lập trực thuộc tỉnh Ba Xuyên; còn quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm xã Châu Thới vốn trước đó thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên.

Ngày 11 tháng 3 năm 1970, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm một phần đất đai trước đó thuộc xã Châu Hưng, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên và cũng nhận lại phần đất đai trước đó thuộc xã Hưng Hội nhưng từng bị cắt chuyển về thuộc quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên; đồng thời nửa phía bắc xã Châu Thới thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũng lại sáp nhập vào xã Châu Hưng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Bên cạnh đó, dải đất rộng 1.500 m chạy dọc sông Mỹ Thanh thuộc các xã Khánh Hòa và Vĩnh Phước của quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng giao về cho quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu để tái lập huyện Vĩnh Lợi và huyện Vĩnh Châu. Ngày 7 tháng 3 năm 1972, nhập xã Vĩnh Hưng của huyện Giá Rai vào huyện Vĩnh Lợi.

Trong giai đoạn 1964–1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý, ngoại trừ huyện Giá Rai thuộc tỉnh Cà Mau. Tháng 11 năm 1973, Khu ủy Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.

Tỉnh Minh Hải giai đoạn 1976-1996[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Rạch Bạc Liêu-Cà Mau ở Tp Bạc Liêu

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên thành thị xã Minh Hải và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi về tên cũ là thị xã Bạc Liêu và tỉnh lỵ cũng được dời về thị xã Cà Mau.

Tỉnh Bạc Liêu từ năm 1997 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Logo trước đây của tỉnh Bạc Liêu
Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Thị xã Giá Rai
Từ cà mau đi bạc liêu bao nhiêu km năm 2024
Kênh Xáng Bạc Liêu - Cà Mau đoạn qua Thị xã Giá Rai

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, ra Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Tỉnh Bạc Liêu lúc này có 4 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Bạc Liêu (tỉnh lỵ) và 3 huyện: Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi.

Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Hồng Dân để tái lập huyện Phước Long.

Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Giá Rai để thành lập huyện Đông Hải.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Vĩnh Lợi để thành lập huyện Hòa Bình.

Từ đó, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thị xã Bạc Liêu và 6 huyện: Đông Hải, Giá Rai, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi.

Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bạc Liêu.

Ngày 16 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 930/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập thị xã Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.