Tước giấy phép lái xe tính từ ngày nào năm 2024

Con tôi vi phạm nồng độ cồn, bị tạm giữ phương tiện và tước giấy phép lái xe (GPLX) 12 tháng. Do cần GPLX để đi lại làm việc, con tôi có thể xin giảm thời gian tạm giữ GPLX không?

Nguyễn Thị Cẩm Linh

(Bình Tân)

Trả lời:

Tại Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về trật tự ATGT hoặc có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và an toàn xã hội. Tùy từng hành vi vi phạm, thời hạn tước GPLX sẽ từ 1-24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước GPLX có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian trên; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian quy định.

Theo đó, con của bạn có thể xin giảm nhẹ thời gian tước GPLX nhưng không được thấp hơn 1 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và phải có đủ điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ mới được xem xét.

Bị tước giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính như thế nào? Tôi đang có dự định thi nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2, tuy nhiên có đã từng bị xử phạt hành chính với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Như vậy thời gian lái xe an toàn để thi nâng hạng giấy phép lái xe của tôi được tính như thế nào?

Bị tước giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT' onclick="vbclick('505F6', '360042');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

  1. Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  1. Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  1. Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
  1. Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, theo quy định như trên thời gian lái xe an toàn trong trường hợp bạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ được tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Học nâng hạng giấy phép lái xe phải chuẩn bị các hồ sơ gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về hồ sơ của người học lái xe như sau:

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
  1. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  1. Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  1. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
  1. Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
  1. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tước giấy phép lái xe tính từ ngày nào năm 2024
Bị tước giấy phép lái xe không được lái xe. Ảnh: LN

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe từ 01 - 24 tháng.

Theo đó, Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

- Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Theo đó, trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.