Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non

Các nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ đối với trẻ là cực kì quan trọng. Cho sự phát triển trí não tư duy và kể cả sức khỏe một cách toàn diện nhất. Ở trẻ em nhu cầu ngủ cao hơn người lớn gấp 4 lần. Giấc ngủ ảnh hưởng tới sự tiết hormone tăng trưởng. Lấp đầy khoảng trống trong não cho sự phát triển tư duy cũng như sức khỏe và chiều cao của bé. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại chỉ chú ý đến việc cho con uống nhiều sữa, ăn uống cung cấp chất này, chất kia mà không thực sự để ý đến giấc ngủ của bé. Vì thế bài viết ngày hôm nay của Kiddihub sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy con đúng cách nhé.

Vai trò của giấc ngủ

Giấc ngủ giúp trẻ thông minh, tỉnh táo và có khả năng tập trung tốt. Nếu mất ngủ trẻ thường tỏ ra mệt mỏi, không chơi đùa, phản ứng chậm chạp, nhận thức kém do mất tập trung. Bù lại khi ngủ đủ giấc trẻ luôn hứng khởi, năng động,hoạt bát và tăng trưởng rất tốt về khả năng tư duy não bộ cũng như chiều cao. Ngược lại nếu trẻ ngủ muộn, đồng nghĩa với việc trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, không được hoạt bát và phát triển tư duy một cách toàn diện, lúc nào cũng uể oải, lười vận động và biếng ăn và quấy khóc.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non
Tầm quan trọng giấc ngủ của trẻ

Không những vậy giấc ngủ đủ còn giúp các bé dữ trữ năng lượng giúp phục hồi sức khỏe nếu như trước đó có bị mệt. Trẻ dưới 1 tuổi phải ngủ từ 14-18 tiếng, trẻ từ 2-5 tuổi cần phải ngủ từ 11-13 tiếng, trẻ từ 6-13 tuổi cần phải ngủ 9-10 tiếng (1 ngày).

Giải pháp khắc phục giấc ngủ giúp bé ngủ ngon và ngủ sâu

Về chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu của lứa tuổi, đủ về số lượng và đảm bảo dinh dưỡng về các chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, canxi, vitamin B6, magie,…. đây là các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ, đối với trẻ bị thiếu hụt canxi ngủ chập chờn và dễ bị giật mình tỉnh giấc. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất còn giúp các bé làm dịu thần kinh, nghỉ ngơi, thư giãn cơ bắp, giảm sự căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ. Các loại vitamin này còn giúp huyển hóa chất béo, chất đạm và cacbonhydrat giảm tình trạng mệt mỏi quấy khóc ở trẻ.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non
tầm quan trọng của giấc ngủ cho trẻ

Để tăng cường các loại vitamin này, mẹ nên lựa chọn các ản phẩm rau củ quả hay thịt tươi sống để lượng vitamin được giữ lại cao nhất. Tránh các ản phẩm ăn nhanh hay đồ đông lạnh đóng gói.

Về chế độ sinh hoạt

Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm: cha mẹ nên cố định thời gian ngủ cho trẻ, theo các chuyên gia thì thời gian ngủ thích hợp đối với trẻ là 21h và thời gian thức giấc nên là khoảng từ 6h đến 6h30.Thời gian ngủ khoa học được rèn ngay từ nhỏ sẽ giúp bé quen và có múi giờ sinh hoạt tốt nhất có thể.

Cha mẹ hãy cố gắng sắp xếp phòng ngủ cho bé rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Không cho các bé sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ. Hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài, cũng như ánh sáng quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên để bé ăn quá lo hoặc quá đói. Đặc biệt mẹ có thể mở nhạc EQ cho con trong suốt quá trình con ngủ giúp con thư giãn tốt nhất có thể.  Âm nhạc giúp con ngủ ngon hơn, tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài.

Kết luận

Có thể thấy rằng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, mà bài viết trên đây Kiddihub muốn gửi tới cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con yêu. Nếu thấy hay cha mẹ hãy like và ủng hộ tiếp cho Kiddihub có những bài viết bổ ích và hay hơn nữa nhé!

KiddiHub – Nhận xét công tâm, chọn trường xứng tầm!

Xem thêm: Hành trình cho sự phát triển trí não của con yêu

Theo các ý kiến của các chuyên gia, tầm quan trọng của giấc ngủ trưa là vô cùng lớn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Dù chỉ là giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng giá trị mà giấc ngủ trưa đem lại là tương đương với việc bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mọi hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương đều phụ thuộc vào chu trình của giấc ngủ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên thiết lập cho trẻ một lịch trình giấc ngủ cố định và khoa học ngay từ những tháng đầu đời.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non
Giấc ngủ trưa đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ

Giúp tăng cường khả năng ghi nhớ

Giấc ngủ trưa đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện khả năng tập trung và tăng cường sự lưu thông máu lên não. Một giấc ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc vào sau giờ ăn sẽ giúp trẻ nhỏ tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập, khả năng ghi nhớ vượt trội hơn những bạn đồng trang lứa. Những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi. Vì vậy, nếu muốn bé có một não bộ minh mẫn với trí nhớ tốt thì mẹ không thể lơ là giấc ngủ trưa của con.

Giúp não bộ của trẻ xử lý thông tin nhanh hơn

Với những trẻ nhỏ được ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc thì khả năng tư duy logic, kết hợp và xâu chuỗi những dữ liệu thông tin của trẻ đó sẽ phát triển tốt hơn. Những sự việc khác nhau, xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ được não bộ của trẻ phân tích và xử lý để đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó. Điều này là rất cần thiết trong quá trình học đi đôi với hành, được thể hiện rõ nhất là khi trẻ bước vào lứa tuổi đi học.

Phát triển trí tưởng tượng

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non
Giấc ngủ trưa đúng cách sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng giấc ngủ trưa đúng cách và khoa học sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ một cách vượt trội. Khi ấy, các nơ-ron thần kinh của não bộ sẽ xử lý những thông tin mà bé tiếp nhận được và mau chóng kết nối lại với trí tưởng tượng của trẻ.

Hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa không kém gì giấc ngủ ban đêm của trẻ nhỏ. Nó có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi, là thời điểm “vàng” để hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Đó là cơ hội để cơ thể trẻ tăng trưởng tốt cả về chiều cao lẫn cân nặng, giữ gìn sức khỏe luôn ổn định.

Khi một đứa trẻ không được ngủ trưa thường xuyên hoặc giờ ngủ trưa không cố định, tất nhiên sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến việc giải phóng năng lượng trở nên ‘ì ạch’ từ đó gây khó khăn cho việc tiêu hao calo trong cơ thể. Từ việc này, hệ tiêu hóa của trẻ cũng trở nên kém hấp thu các chất dinh dưỡng hơn, tức là ăn được mà không lớn nhanh được.

Giúp trẻ nhanh nhẹn hơn

Ngoài ra, giấc ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc giúp trẻ nhỏ phát triển nhanh hơn trong việc cầm, nắm đồ vật. Kỹ năng cầm, nắm đồ vật của trẻ phát triển càng sớm và nhanh nhạy càng chứng tỏ não bộ và hệ thần kinh của trẻ đang phát triển rất tốt. Nó là dấu hiệu vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ. Khả năng cầm, nắm đồ vật giúp trẻ hoàn thiện hơn hệ thần kinh trung ương, phát triển các giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác) và chắc chắn rằng trẻ không bị mắc các hội chứng khuyết tật về tâm thần, trí tuệ như bệnh Down.

Những thói quen nên tập cho trẻ nhỏ để có giấc ngủ ngon

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ mầm non
Ngủ trưa cùng với mẹ là phương pháp tuyệt vời để dỗ giấc ngủ của con

Thiết lập thói quen đi ngủ nên kéo dài khoảng 30-40 phút và có thể gồm việc tắm và cùng đọc sách với bất kì ngôn ngữ nào mà các bậc cha mẹ muốn sử dụng với các trẻ nhỏ. Nên thực hiện thói quen này vào khoảng thời gian tương tự mỗi buổi tối.

Duy trì tính nhất quán và cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ, đặc biệt là thời gian ngủ trong tuần. Nếu bạn muốn con ngủ trễ hơn xíu vào cuối tuần thì chỉ nên thay đổi xê xích trong vòng một tiếng. 

Ngủ trưa cũng là một dịp để bạn cùng dành chút thời gian với con, ôm con, ngủ cùng con đồng thời cũng là khoảng thời gian mà cả hai đều có thể cùng tận hưởng sự thoải mái, bởi giấc ngủ trưa với người lớn cũng vô cùng quan trọng. Ngủ cùng với người thân là một cách xử trí khi bé khó ngủ rất hiệu quả vì sẽ giúp bé con cảm thấy thư giãn hơn và dễ ngủ hơn.

Tắt TV và giới hạn thời gian xem TV nên tắt các thiết bị như máy tính bảng, iPad và thiết bị di động của trẻ ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu chỉ dành 30 phút xem màn hình trước khi các em đi ngủ, các em có thể vẫn còn thức thêm 2 tiếng. Để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc mẹ có thể chuẩn bị thêm gối ôm hoặc những con thú đồ chơi nhồi bông để giúp con ngủ nhanh hơn sau khi đã ổn định trên giường.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp