Văn 8 thuyết minh về chiếc xe đạp năm 2024

Xe đạp là một phương tiện giao thông được ra đời từ rất sớm, là một phương tiện rất quan trọng trong cuộc sống con người từ xưa đến nay, từ thời chiến cho đến thời bình. Bài viết dưới đây Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa xin được cung cấp một số những mẫu thuyết minh về chiếc xe đạp. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1.Dàn ý thuyết minh về chiếc xe đạp

  1. Mở bài:

Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cả hai đều phải tập trung giới thiệu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc xe đạp.

II. Thân bài:

* Nguồn gốc, sự ra đời của chiếc xe đạp

Năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên được ra đời bởi một nam tước người Đức có tên là Baron von Drais. Ông đã có ý tưởng từ trước đó về một cỗ máy dùng sức người giúp ông đi nhanh hơn, cụ thể là quanh khu vườn hoàng gia. Và chiếc xe đạp đầu tiên ấy có tên là “Cỗ máy chạy bằng chân”, được làm hoàn toàn từ gỗ. Nó đã giúp ông đi được 13km chỉ trong 1 giờ đồng hồ mà thôi. Cách sử dụng chính là người ngồi lên sẽ dùng chân đẩy về phía sau, bánh xe sẽ đẩy xe lên phía trước. Nhưng chiếc xe này khó giữ được thăng bằng và sau này bị chính phủ cấm.

Năm 1860 – 1870, xe đạp ban đầu đã có thêm bàn đạp ở bánh xe trước, bánh trước cũng lớn hơn bánh sau rất nhiều.

Năm 1885, chiếc xe với hai bánh bằng nhau và khá đầy đủ các bộ phận ra đời. Chiếc xe này chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng.

Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn.

* Hình dáng và các bộ phận của xe đạp

Tay lái: Tay lái của xe đạp bao gồm có phần tay nắm để lái, phanh và chuông. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau. Phanh xe là một phát minh vô cùng tuyệt vời giúp chúng ta làm chủ tốc độ trong quá trình sử dụng điều khiển xe.

Bánh xe: Là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường.

Bàn đạp: Đây là nơi mà chân chúng ta sẽ dùng để tác dụng lực lên làm bánh xe quay nhờ có hệ thống xích xe. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta.

Yên xe: Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái.

Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe…

* Các loại xe đạp khác nhau

Đầu tiên là loại xe đạp phổ biến mà chúng ta vẫn thường thấy, các bà các mẹ hay đi. Tay lái cong cong, xe khá là cao.

Xe đạp địa hình: Loại xe này có lốp to, có hệ thống giảm xóc rất tốt, phù hợp để đi trên đường đất đá gồ ghề, đường núi. Tuy nhiên xe hơi nặng và đi hơi lâu.

Xe đi đường dài: Dành cho các bạn dùng để khám phá du lịch dài ngày, hay còn gọi là xe đạp tour.

Hybrid bike: Loại xe này phù hợp đi trong thành phố, có tốc độ cao.

Ngoài ra còn một số loại xe đạp khác như xe đạp gấp, xe đạp tối giản… tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng mà có sự lựa chọn khác nhau.

* Công dụng và cách sử dụng xe đạp

– Công dụng:

Trước hết thì xe đạp là công cụ giúp con người di chuyển thô sơ nhất, đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Gần như chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa khiến môi trường ô nhiễm thì sử dụng xe đạp sẽ không thải khí độc ra môi trường như nhiều loại phương tiện khác. Đồng thời dễ di chuyển ở những thành phố lớn vào giờ cao điểm, giao thông ùn tắc…

Đạp xe là một cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ thừa, lượng calo thừa, giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp.

– Cách sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngồi lên yên, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Xe sẽ di chuyển về phía trước, khi ta cần phanh lại đã có tay phanh…

* Cách bảo quản, giữ gìn xe đạp

Xe đạp khá nhỏ gọn nên chúng ta có thể cất ở một chỗ có diện tích nhỏ, hoặc có thể tháo ra cất đi nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài.

Cần chú ý tra dầu cho xích thường xuyên, đồng thời kiểm tra độ căng của hai bánh xe để tránh bị hỏng lốp…

III. Kết bài:

Nêu tình cảm, cảm nghĩ của chính mình về công dụng cũng như lịch sử, hình dáng của xe đạp.

2.Thuyết minh về chiếc xe đạp

Trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những phương tiện giao thông ra đời để phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người. Tất cả những phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa,… đều rất thuận tiện và dễ sử dụng. Trong đó có một phương tiện được con người phát minh ra đầu tiên và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay chính là chiếc xe đạp.

Nói đến xe đạp ai cũng biết rằng đây là một phương tiện giao thông hai bánh. Nguyên lý chuyển động của xe đạp là nhờ vào lực đạp bàn chân của người lái và giữ cho xe thăng bằng bởi định luật bảo toàn mo men quán tính. Đây là một phương tiện giao thông hết sức thân thiện với môi trường sinh thái. Ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp thì xe đạp là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng đi lại hằng ngày.

Ở những nước phát triển như phương Tây thì xe đạp được dùng cho những mục đích dã ngoại hay thể thao. Tại các nước này người dân cũng được khuyến khích sử dụng xe đạp để di chuyển bằng việc có lối đi riêng dành cho xe đạp. Tại các đô thị cổ như Amsterdam ở Châu Âu thì xe đạp chính là phương tiện di chuyển thông dụng nhất.

Xe đạp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1790 do bá tước Sivrac sáng chế. Ban đầu nó là một cỗ máy bằng gỗ và không hề có bánh xe để điều khiển lái được. Vì vậy lúc này khi muốn chuyển hướng sẽ phải lắc mạnh phần trước của xe. Đến năm 1813 đã có bước ngoặt trong công cuộc phát triển xe đạp.

Nam tước người Đức Karl Friedrich Drais đã cải tiến phần bánh trước để có thể thay đổi hướng xe được. Chiếc xe này bấy giờ được đặt tên là Draisienne và được nhiều người ưa chuộng. Tiếp đó hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux đã có sáng kiến là lắp thêm pê đan cho bánh trước. Năm 1865 chiếc xe đạp được lắp thêm một chỗ để chân.

Sáng kiến này được mô phỏng theo tay quay của máy quay tay. Tác dụng của pê đan bánh trước là làm cho bánh trước có kích thước lớn hơn bánh sau. Nhờ vậy quãng đường đi trong mỗi vòng đạp sẽ dài hơn. Từ khi phát minh chiếc xe đạp vốn được làm bằng gỗ nhưng đến năm 1869 thì chúng được làm bằng thép.

Đến năm 1879 xe đạp mới được thiết kế phần dây xích để truyền động tới bánh sau bởi ông Lawson. Dần dần theo thời gian chiếc xe đạp đã được cải tiến những chi tiết nhỏ nhặt để trở nên tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Đến năm 1920 những chiếc xe đạp được áp dụng các hợp kim nhẹ để giảm trọng lượng của xe. Năm 1973 tại California chính thức chế tạo xe địa hình.

Cấu tạo của xe đạp bao gồm hệ thống chuyên chở, hệ thống chuyển động và hệ thống điều khiển. Đầu tiên phải kể đến hệ thống chuyển động. Bao gồm có khung xe, hai bánh xe, bàn đạp, ổ bi giữa, trục giữa, đĩa ổ líp, dây xích và hai trục. Để sử dụng xe đạp thì khi đi người lái xe ngồi lên yên xe.

Hai tay đưa về phía trước cầm ghi đông, còn chân chuyển động đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động. Lúc này đĩa sẽ chuyển động kéo theo dây xích, khiến cho ô líp và bánh sau quay để tạo lực đẩy cho xe đi về phía trước.

Ghi đông xe có hai tay cầm có thể dễ dàng điều khiển qua trái, phải nhờ ổ bi được gắn ở cổ xe. Điều này giúp cho người lái có thể điều khiển hướng đi theo ý muốn của mình.

Phần ghi đông của xe không chỉ là tay cầm lái mà còn là điểm tựa để người đi giữ thăng bằng. Về phần phanh xe hoạt động theo nguyên lý khi người lái bóp phanh, má phanh sẽ ép vào hai bên vành xe tạo lực ma sát để giảm tốc độ chuyển động của bánh xe. Nhờ vậy có thể khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn.

Ngoài ra còn có hệ thống chuyên chở bao gồm giỏ đựng hàng, yên xe và bộ phận đèo hàng. Ngoài những bộ phận này ra trên xe đạp còn có bộ phận dùng để chắn bùn cho cả bánh sau và bánh trước.

Ở phần xích xe còn có hộp bảo vệ che chắn phần xích xe chuyển động để tránh việc dễ bị dị vật bên ngoài tác động vào. Xe còn được trang bị thêm nhiều những điểm nhỏ nhặt nhưng hết sức cần thiết khác như chuông được lắp ở phía tay cầm, đèn tín hiệu lắp ở sau xe,…

Đối với những quãng đường ngắn như đi trong thành phố nhỏ hay trong làng thì xe đạp là một phương tiện giao thông rất thuận lợi. Vì xe đạp chuyển động bằng sức của con người nên không hề có khí thải gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe chỉ cần bỏ ra một chút sức lực để có những quãng đường đi nhẹ nhàng mà êm ái. Không những thế đạp xe còn chính là một phương thức hữu hiệu để rèn luyện cơ thể.

Chiếc xe đạp còn đóng vai trò là một phương tiện hữu ích trong công cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiếc xe đạp là phương tiện vận chuyển lương thực, vũ khí qua những tuyến đường trường sơn. Góp phần trong công cuộc quét sạch bè lũ xâm lược ra khỏi đất nước ta.

Ngày nay khi đất nước hòa bình, chiếc xe đạp chính là phương tiện đưa những em học sinh đi trên con đường đến với tri thức. Chiếc xe đạp ngày nay vẫn góp một phần đi cùng với những mầm non đất nước và mọi tầng lớp trong xã hội. Dù cho ngày nay có rất nhiều loại phương tiện hiện đại và đi nhanh hơn thế nhưng những chiếc xe đạp vẫn không hề hết được ưa chuộng. Nhất là trong thời đại ô nhiễm môi trường như ngày nay thì việc sử dụng xe đạp là một hành động được khuyến khích. Không chỉ mang đến sức khỏe cho người đi mà nó còn góp phần nào trong việc bảo vệ môi trường.

Chiếc xe đạp còn gắn bó với biết bao thế hệ học sinh, là biểu tượng gắn liền với tà áo dài ngây thơ. Nếu ai đã mang trong mình những kí ức thời học sinh với bao lần cùng bạn bè tíu tít trên những chiếc xe đạp về thì quả thật hạnh phúc. Tiếng tăm xe đạp khi thả dốc như những dòng kí ức trong ta, không bao giờ bị lãng quên.

Hy vọng với bài viết trên về “thuyết minh về chiếc xe đạp” sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về chiếc xe đạp, hãy đọc những bài viết tiếp theo của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Chủ Đề