Văn bản bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại văn học nào

1. Tác giả

Tạ Duy Anh [1959]

Tên khai sinh: Tạ Việt Đãng.

Bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm.

Quê quán: Chương Mĩ, Hà Nội.

- Vị trí: Là cây bút trẻ thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong "Con dế ma" [1999].

@325008@

Thể loại: Truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Ngôi kể: Thứ nhất.

Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đến vui lắm]: Tâm trạng người anh trước khi phát hiện tài năng của em gái.

+ Phần 2 [Tiếp đến đi nhận giải]: Tâm trạng người anh khi tài năng của em được phát hiện.

+ Phần 3 [Còn lại]: Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật người em

Ngoại hình:

+ Tên là Kiều Phương.

+ Anh trai đặt biệt hiệu là Mèo.

+ Dùng tên Mèo để xưng hô với bạn bè thật vui vẻ.

+ Hay lục lọi các đồ vật.

→ Hồn nhiên, vô tư, trong sáng, hiếu động đáng yêu.

@325182@

Sở thích: vẽ.

+ Em tự chế thuốc vẽ bằng những vật dụng có sẵn trong nhà, bí mật vẽ tranh.

+ Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào tranh, vẽ rất có hồn.

→ Cô bé say mê nghệ thuật, có tài năng hội họa, đáng khâm phục.

Tính cách:

+ Vui vẻ chấp nhận biệt danh anh tặng.

+ Hòa đồng, thân thiện: dễ thân với bé Quỳnh, chú Tiến Lê họa sĩ.

+ Lễ phép, hiền lành: Bị anh mắng vô cớ nhưng không khóc hay cãi lại.

+ Tình yêu thương anh: vẽ tranh về anh trong cuộc thi vẽ; được giải hồ hởi ôm cổ anh.

→ Mèo là mọt cô bé vui vẻ, hiền lành, thân thiện, bao dung và có lòng yêu thương vô bờ.

2. Nhân vật người anh

@325094@

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

2. Nghệ thuật

Truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh. Tác giả muốn nói tới quá trình tự thức tỉnh của người anh. Đây cũng là nhân vật có ý nghĩa giáo dục lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.

- Việc để cho người anh là người kể chuyện có tác dụng như sau:

+ Được kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện sẽ trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi". Tác giả có thể miêu tả câu chuyện của người anh một cách sinh động bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Độ tin cậy trong câu chuyện vì thế cao hơn so với lời kể của các nhân vật khác trong câu chuyện.

+ Người em hiện lên hoàn toàn qua lời kể của người anh. Điều này tạo nên vẻ khách quan cho câu chuyện. Hơn nữa, nhân vật người em luôn thay đổi theo diễn biến tâm trạng của người kể nên câu chuyên hiện lên hết sức sinh động.

2. Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

Ở nhân vật Mèo - Kiều Phương, điều em thích nhất đó là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa. Ở cô bé toát lên những phẩm chất đáng quý, đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô bé không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô bé lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do mình tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên. Mặc dù tài năng hội họa của cô bé được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô bé vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô bé vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của Phương . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình.

3. Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" [người anh] trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ: Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.

4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi": Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

5. Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Bức tranh của em gái tôi trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

Tóm tắt truyện: Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hay nghịch đồ vật trong nhà và bôi bẩn lên mặt. Cô hay vẽ những đồ đạc trong nhà và chế màu vẽ. Người anh đặt tên cho em là Mèo. Một lần tình cờ, tài năng của Kiều Phương được chú Tiến Lê bạn của bố phát hiện. Từ đó, mọi người trong gia đình quan tâm đến Kiều Phương hơn. Người anh từ đó cảm thấy tự ti và không còn thân với em như trước. Người anh hay gắt gỏng em và còn lén xem trộm những bức tranh em vẽ. Trong cuộc thi vẽ quốc tế, Kiều Phương được giải nhất. Trong buổi nhận giải, người anh nhận ra em đã vẽ mình từ đó anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và lỗi lầm của mình.

B. Tìm hiểu tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

1. Tác giả: Tạ Duy Anh sinh năm 1959 quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây [ nay thuộc Hà Nội]

2. Tác phẩm

a] Xuất xứ: Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

- In trong “Con dế ma”

b] Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ có vẻ vui lắm”: trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện

- Phần 2: Tiếp theo đến “ bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi”: tài năng của Kiều Phương được phát hiện và sự tự ti, lòng ghen tị của người anh.

- Phần 3: Phần còn lại: Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.

c] Thể loại: Truyện ngắn

d] Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

e] Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

f] Giá trị nội dung:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện “ Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

g] Giá trị nghệ thuật

Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

C. Sơ đồ tư duy Bức tranh của em gái tôi

D. Đọc hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi

1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh.

- Khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con.

- Người anh không để ý em vẽ những gì. Thấy em hay nghịch đồ đạc, bôi bẩn lên mình nên đặt tên là Mèo.

- Khi tài năng của em gái được phát hiện: Cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh cảm thấy buồn. Cậu ta thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào. Cậu cảm thấy mình như bị cả nhà lãng quên.

- Tâm trạng của người anh: cảm thấy khó chịu, hay gắt gọng với em gái và không thể thân với em như trước nữa. Cậu lén xem những bức tranh mà em vẽ và thầm thán phục tài năng của em gái mình.

- Khi cậu đứng trước bức tranh mà em được giải nhất: điều bất ngờ đầu tiên là bức tranh vẽ chính cậu.

- Tâm trạng của người anh: ban đầu là ngạc nhiên sau đó là hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.

=> Người anh đã nhận ra bức chân dung của mình được vẽ bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

2. Nhân vật Kiều Phương

- Cô có năng khiếu hội họa: hay lục lọi đồ đạc, tự chế tạo màu vẽ, vẽ những vật rất sinh động và đáng yêu

- Kiều Phương có sự hồn nhiên, hiếu động, tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu.

- Mặc dù có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là dành cho anh trai mình.

- Trong bức tranh, “ Anh trai tôi” đã thể hiện tình cảm của cô với người anh. Chính điều đó giúp cho người anh nhận ra lỗi lầm của mình.

Video liên quan

Chủ Đề