Văn bản hướng dẫn thu chi tài chính công đoàn

Ngày 23 tháng 5 năm 2023, Liên đoàn Lao động [LĐLĐ] Thành phố Hồ Chí Minh [TPHCM] ban hành công văn số 518/LĐLĐ-TC về việc triển khai thực hiện Quyết định số 7201/QĐ-TLĐ [file đính kèm] ngày 18/5/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, LĐLĐ TPHCM đề nghị LĐLĐ thành phố Thủ Đức và Quận, Huyện; Công đoàn Ngành, Sở, Khối, Tổng Công ty và cấp trên tương đương; Các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TPHCM; Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ TPHCM nghiên cứu và triển khai thực hiện Quyết định số 7201/QĐ-TLĐ. Đồng thời, giao các đơn vị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn các đơn vị công đoàn cơ sở trực thuộc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong quy chế [quy định] về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của đơn vị đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.

Quyết định số 7201/QĐ-TLĐ quy định về việc sửa đổi Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở; Quyết định số 4301/QĐ-TLĐ ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy quản lý tài chính công đoàn; tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm Trưởng ban Tài chính, Trưởng phòng kế toán; phân công Chánh Văn phòng, Phó chánh Văn phòng phụ trách bộ phận Tài chính; phân công người làm công tác kế toán tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở; chế độ phụ cấp trách nhiệm làm nhiệm vụ kế toán trưởng trong các đơn vị kế toán công đoàn [sau đây gọi tắt là Quyết định số 7201/QĐ-TLĐ].

Nghị định 161/1028/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng/nâng ngạch/thăng hạng công chức/viên chức và hợp đồng lao động

Lượt xem:12363 | lượt tải:4036

102/QĐ-LĐLĐ

Quyết định số: 102/QĐ-LĐLĐ, ngày 20/12/2018 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng và hoạt động quỹ "Mái ấm Công đoàn" LĐLĐ tỉnh Tây Ninh

Lượt xem:2353 | lượt tải:0

06/2018/TT-BNV

Thông tư số: 06/2018/TT-BNV, ngày 31/5/2018 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chí

Lượt xem:2043 | lượt tải:0

148/2018/NĐ-CP

Nghị định số: 148/2018/NĐ-CP, ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số: 05/2015/NĐ-CP, ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hà

Lượt xem:1846 | lượt tải:0

153/2018/NĐ-CP

Nghị định số: 153/2018/NĐ-CP, ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm

Ngày 01/3/2022, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở. Quyết định 4290/QĐ-TLĐ có hiệu lực từ ngày 01/3/2022 và thay thế Quyết định 1910/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016.

Sau đây là những điểm mới, bổ sung, điều chỉnh trong quy định:

Thứ nhất, về sử dụng và phân bổ nguồn tài chính công đoàn CĐCS

Điều chỉnh tỷ lệ sử dụng nguồn tài chính CĐCS:

Theo đó từ năm 2022, CĐCS được sử dụng 75% số thu KPCĐ, 60% số thu ĐPCĐ theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn [thay vì CĐCS được sử dụng 71% tổng số thu KPCĐ và 60% tổng số thu ĐPCĐ theo Quyết định 1355/QĐ-TLĐ ngày 01/10/2020 áp cho năm 2021].

Phân bổ lại nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn cho các khoản mục chi:

+ Trước đây, theo Quyết định 1910, nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, CĐCS được sử dụng chung cho các khoản, mục chi: chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%; chi quản lý hành chính 10% và chi hoạt động phong trào 60%.

+ Nay theo Quyết định 4290, việc phân bổ nguồn thu ĐPCĐ và KPCĐ được tách riêng, cụ thể như sau:

- Phân bổ nguồn thu ĐPCĐ được sử dụng cho 03 khoản, mục chi: chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn tối đa 45%; chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40%; chi khác tối đa 15%.

- Phân bổ nguồn thu KPCĐ được sử dụng cho 03 khoản, mục chi: chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60%. Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, CĐCS dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.

-Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động được chi tối đa 25%.

-Công tác quản lý hành chính được chi tối đa 15%.

- Các nội dung được quy định tỷ lệ chi tối đa nếu không chi hết bổ sung cho các nội dung chi có tỷ lệ tối thiểu.

- Với nguồn thu khác, CĐCS quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi, mức chi và đối tượng CĐCS được phép bổ sung ngoài các đối tượng là cán bộ, đoàn viên, người lao động, người thân của người lao động, giảng viên,… đã được quy định theo Điều 6 của Quyết định 4290.

Thứ hai, về nội dung chi tài chính công đoàn

Theo Quyết định 1910 trước đây, chi tài chính gồm 03 khoản chi: lương, phụ cấp và các khoản đóng theo lương; quản lý hành chính; hoạt động phong trào.

Còn theo Quyết định 4290, chi tài chính gồm 05 khoản chi: trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động; quản lý hành chính; lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương [theo Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thay thế Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn]; chi khác.

-Trong đó, với công tác tuyên truyền, bổ sung mục chi đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: trang trí, khánh tiết, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống, các hội nghị...

-Với công tác quản lý hành chính, bổ sung mục phí phát sinh tại ngân hàng nơi CĐCS mở tài khoản giao dịch; chi phương tiện vận tải: thuê phương tiện vận tải, phí, lệ phí cầu phà…

-Ngoài ra, các khoản chi khác bổ sung mục chi phối hợp hoạt động với các tổ chức Chính trị - Xã hội khác…; chi cho các công việc hoàn thiện các thủ tục để đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên đây là những điểm mới, bổ sung, điều chỉnh trong quy định của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở mà Công đoàn và đoàn viên, người lao động cần biết để thực hiện; đảm bảo cho công tác tài chính Công đoàn phát huy được hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động của tổ chức và đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động./.

Chủ Đề