Văn khấn cúng thần tài thổ địa ngày 30 tết

Để tiến hành nghi lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ; trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất... tùy theo phong tục từng vùng miền.

Sau khi công việc trang hoàng nhà cửa hoàn tất, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên để gặp mặt gia đình cuối năm. Mâm lễ cúng tất niên thường có: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng [hoặc bánh tét].

Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn thì không thể thiếu gà trống.

Văn khấn lễ, bài cúng tất niên chiều 30 Tết [Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin]:

Nam Mô A Di Đà Phật! [3 lần]

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

Tín chủ [chúng] con là: ...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật [3 lần, 3 lạy].

Lễ cúng Rằm tháng Giêng [Tết Nguyên Tiêu] là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Các bạn có thể tham khảo bài cúng Rằm tháng Giêng dưới đây.

Rằm tháng Giêng [Tết Nguyên Tiêu] là một trong những ngày Rằm quan trọng nhất của năm nhưng nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng không phải ai cũng biết.

Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, theo PGS - TS Trịnh Sinh thì không phải ai cũng hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó.

Thần Tài – Thổ Địa là những vị thần được người dân ta tôn thờ từ xưa đến nay, là những vị tượng trưng cho sự phát tài, may mắn và thịnh vượng. Vì vậy, cuối năm những hộ kinh doanh, làm ăn kinh tế thì không thể bỏ qua việc tổ chức cúng Thần Tài và Thổ Địa, đây đã trở thành tục lệ vô cùng quen thuộc của mỗi gia đình người Việt. Với mong cầu các vị sẽ mang đến nhiều điều may mắn trong công việc làm ăn, giúp cho gia chủ tài chính vững mạnh, phát tài phát lộc.

Nhưng làm sao để bày biện một mâm cúng đơn giản nhưng vẫn phù hợp tâm linh của người Việt đồng thời giúp cho gia chủ tiền tài vào như nước thì đừng quả qua bài viết này. Gốm Bát Tràng sẽ tổng hợp các thông tin hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Thần Tài, ông Địa ngày 30 Tết đầy đủ nhất.

1. Ý Nghĩa Của Việc Cúng Thần Tài – Ông Địa Ngày 30 Tết.

1.1. Ông Địa – Thần Tài Là Ai?

Về nguồn gốc của hai vị thần linh này thì có rất nhiều câu chuyện, quan điểm khác nhau nhưng đều có chung là những vị thần mang đến may mắn, tiền tài.

Ông Địa còn được gọi là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Thần. Ông cha ta từ xưa đều tin rằng ở mỗi vùng đất, gia cư nào đều có Thổ Công – vị thần trông coi gia đình, cai quản khu vực đó, trong dân gian có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Ở Việt Nam, Ông Địa được khắc hoạ với hình ảnh một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, điển hình là chiếc bụng phệ tay cầm chiếc quạt lá, đặc biệt gương mặt hiền hậu lúc nào cũng cười tươi.

Ông Địa và Thần Tài là những vị thần hiền lành

Ông Địa cũng thường được bắt gặp khi múa lân cùng năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử và thuần hóa chúng thành những linh vật mang đến điềm tốt lành.

Thần Tài thì lại có nhiều giai thoại khác nhau về ông tuỳ từng quốc gia, vùng miền. Nhưng truyền thuyết được nhiều người biết đến là Thần Tài là bị thần cai quản tiền bạc, của cải trên thiên đình, trong một lần say rượu đã lỡ rơi xuống trần gian. Vị thần này khi đi đến gia đình nào đều mang đến may mắn cho họ nên họ rất tôn sùng ông. Chính vì thế vào ngày Thần Tài bay về trời [mùng 10 Âm lịch], người dân liền lấy ngày đó làm ngày vía thần tài. Trong ngày này, người Việt ta tin rằng khi mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc, dư dả quanh năm.

Thần Tài được biết đến là với ngoại hình cao tuổi, phúc hậu, tay cầm cục vàng thỏi và có trang phục trang nghiêm, chỉnh tề. Quan niệm của dân gian thì Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình nên hầu hết các gia đình làm ăn kinh tế đều tin thờ. Dù là cửa hàng to hay những quán phố chợ thì đều có bàn thờ Thần Tài.

1.2. Ý Nghĩa Của Việc Cúng Thần Tài Ngày 30 Tết.

Cúng Thần Tài – Thổ Địa ngày 30 Tế là một nghi lễ không thể thiếu bởi ý nghĩa văn hoá tâm linh phía sau. Việc cúng 2 vị thần linh này vào dịp cuối năm như một lời báo cáo về tình hình kinh doanh, làm ăn, buôn bán một năm qua.

Sắp mâm cũng Thần Tài – Thổ Địa ngày 30 Tết để báo cáo và thể hiện ngưỡng vọng tới thần linh

Đồng thời cũng là lời cảm ơn của gia chủ đến họ vì đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ công việc của gia đình trong suốt thời gian quá. Và mong muốn trong năm tới, các vị thần linh vẫn tiếp tục phù hộ độ trì, mang thêm nhiều điều may mắn trong cuộc sống, tài chính, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

2. Mâm Cúng Thần Tài Ngày 30 Tết Gồm Những Gì?

Đối với quan niệm của người Việt ta từ xưa đến nay, mâm cúng ông Thần Tài cuối năm sẽ được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày bình thường. Mâm cúng Thần Tài ngày 30 Tết là sự phản ánh chân thực về sự thành tâm và chỉn chu đối với công việc buôn bán. Tuy với mỗi vùng miền sẽ có phong tục khác nhau nhưng cơ bản sẽ bao gồm những lễ vật như sau:

  • Một bộ tiền vàng mã ông Thần Tài.
  • Một ít tiền lẻ
  • Một mâm ngũ quả hoặc một đĩa hoa quả tuỳ chọn.
  • Một đĩa bánh kẹo.
  • Một đĩa gạo, một đĩa muối.
  • Mộ lọ hoa tươi [thường thì mọi người chọn hoa cúc thể hiện cho sự phát triển trường tồn hoặc hoa đồng tiền tượng trưng cho tiền tài].
  • Chén rượu, chén nước sạch.
  • Thuốc lá.
  • Trầu, cau
  • Nến cốc [hoặc đèn cầy], nhang thơm.
  • Kỷ nước hoặc khay nước 5 chén bao gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
  • Bộ Tam Sên: Thịt heo luộc [quay] để nguyên miếng, 3 con tôm, 3 quả trứng [Bộ Tam Sên có thể thay đổi tùy theo văn hóa vùng miền]. Bộ Tam Sên theo truyền thống là đại diện cho Thổ, Thuỷ và Thiên
  • Bên cạnh đó, có thể bày một mâm cỗ mặn cúng tất niên cùng gia đình hoặc cúng 2 món và Thần Tài – Thổ Địa thích ăn nhất đó là heo quay và chuối chín vàng.

Heo quay là món ăn ưa thích của Thần Tài – Ông Địa

Lễ vật trong mâm cúng tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, không cần quá cầu kỳ, cốt ở là sự thành tâm. Mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa ngày 30 Tết, gia chủ nên chu đáo trong việc lựa chọn thực phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh, Tuyệt đối không sử dụng lễ vật giả như: hoa giả, quả giả, … điều này mang đến sự việc không may mắn.

Bàn thờ thần tài đêm 30 cũng nên có mâm ngũ quả nhưng quy mô nên nhỏ và đơn giản hơn trên ban thờ gia tiên

Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới

3. Những Lưu Ý Khi Bày Mâm Cúng Thần Tài Đêm 30.

Cần lưu ý những điều sau để buổi cúng Thần Tài – Thổ Địa được suôn sẻ, thuận lợi, giúp tiền tài đủ đầy.

  • Trước khi bày biện đồ lễ, gia đình cần dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, khu vực sắp lễ.
  • Bao sái lại vật phẩm đồ thờ. Đặc biệt , 2 ông là người ưa sạch sẽ nên không thể thiếu việc “tắm” cho Thần Tài – Thổ Địa bằng khăn sạch với nước lá bưởi hoặc nước pha rượu để 2 vị thần đón năm mới.
  • Trong quá trình dọn dẹp thì tránh việc di chuyển bát hương để đảm bảo mang lại nhiều may mắn và tài lộc.
  • Khi làm lễ, đọc văn khấn phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, chỉnh tề, rửa tay sạch sẽ và có thái độ nghiêm túc, thành tâm khấn. Trong quá trình cúng, gia chủ nên giữ thái độ vui vẻ, hoà đồng, tránh căng thẳng bực tức, kỵ nhất là cãi cọ, xô xát.
  • Nên thắp hương sáng và tối.
  • Giờ cúng nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng [ từ 5h -7h] hoặc buổi trưa [từ 11h – 13h]. Đây là các khung giờ tốt giúp gia chủ được Thần Tài phù hộ làm việc, công danh sự nghiệp thăng tiến.
  • Ngoài ra, đồ cúng khi lễ xong nên để người nhà thụ lộ không nên chia cho người ngoài tránh mất lộc, chia sẻ lộc cho người khách.

4. Bài Văn Khấn Cúng Thần Tài – Thổ Địa Ngày 30 Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật?

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là: …………………………………………………………..

Ngụ tại: …………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày …….….tháng …….……. năm …………

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngày Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở chuyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý: Nội dung bài văn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép

Chủ Đề