Vận tải hành khách công cộng là gì

Đáp ứng nhu cầu đi lại các phương tiện vận tải phát triển không ngừng là một thách thức với hệ thống giao thông đô thị hiện nay. Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ để giải quyết tình trạng này, trong đó phát triển vận tải hành khách công cộng được xem là giải pháp hữu hiệu, trọng tâm Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề: Mức ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về mức ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề mức ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
  • Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
  • Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
  • Căn cứ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
  • Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 5/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị có được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì: Ngành nghề ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị [mục A về Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư – Phụ lục I] là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư.

Mức ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị như thế nào?

Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng

Căn cứ khoản 16 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13 quy định:

“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
  1. > Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.”

Theo đó, hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Vận tải hành khách công cộng là biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông và bớt gây gánh nặng cho môi trường nên được Nhà nước quy định nhiều chính sách đầu tư hấp dẫn – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì được hưởng ưu đãi về thuế suất theo điểm a, khoản 1, điểm a, khoản 3, Điều 15, được miễn giảm thuế theo điểm a, khoản 1, khoản 3 Điều 16; Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 [được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2014/NĐ-CP và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.

Đối với thu nhập của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng từ thực hiện dự án đầu tư mới tại các đô thị sẽ không thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế suất theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013.

Trường hợp đầu tư phát triển cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì được áp dụng Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm [theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP].

Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu

Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:

  1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu [sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP].
  1. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư [trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy… và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ] được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 [năm] năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.”

Theo đó, đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo ra tài sản cố định, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  • Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư nêu trên được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 [năm] năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

Ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.”

Theo đó, đối với Dự án đầu tư thuộc ngành nghề phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị [thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư] thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê thì dự án phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị sẽ được miễn tiền thuê đất 11 năm sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản [vì dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư].

Ngoài ra, theo điểm h Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho Đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe [bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng] phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng theo quy định của pháp luật về vận tải giao thông đường bộ.

Một số ưu đãi khác

Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi như vốn vay viện trợ phát triển chính thức [ODA], vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Căn cứ Điều 5, Điều 8 Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt quy định:

“Điều 5. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện vận tải
  1. > Miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
  2. > Miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch.
  3. > Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.”

Theo Điều 8 Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg quy định về điều kiện được áp dụng ưu đãi trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng như sau:

“1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được áp dụng ưu đãi theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Quyết định này cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
  1. Đảm bảo các quy định hiện hành trong kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
  2. Các dự án đầu tư phương tiện, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
…Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.”

Ngoài ra, Chính phủ cũng trợ giá cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Trên đây là các vấn đề liên quan tới mức ưu đãi khi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và dịch vụ đăng ký đầu tư của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp. Khi sử dụng đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư của chúng tôi khách hàng được nhiều lợi ích: Dịch vụ trọn gói, hồ sơ nhanh gọn, chi phí ít, chính sách hậu mãi tốt, giảm phí tới 20% cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo.

Hoạt động vận tải hành khách công cộng là gì?

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành. Từ nay đến năm 2020, các thành phố lớn tăng cường giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân.

Phương tiện vận tải công cộng là gì?

Giao thông công cộng là phương tiện giao thông độc lập dành cho các cá nhân [không đi bộ hoặc đi xe đạp] như trẻ em quá nhỏ để lái xe, người già không có điều kiện đi ô tô, những người không có bằng lái xe và những người ốm yếu như người ngồi xe lăn.

Phương tiện vận tải hành khách công cộng là gì?

Phương tiện giao thông công cộng gồm: xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách [gồm cả phương tiện đường sắt đô thị], tàu thủy chở khách, phà chở khách. Trên đây là nội dung tư vấn về phương tiện giao thông công cộng.

Xe vận tải công cộng là gì?

Vận chuyển công cộng là loại hình vận tải mà trong đó các công ty vận chuyển công cộng có trách nhiệm cung cấp dịch vụ vận chuyển phục vụ công dân và nền kinh tế quốc dân với mức giá chung do nhà nước quy định mà không có sự phân biệt đối xử.

Chủ Đề