Vay nặng lãi bao nhiêu 1 ngày

Một trong những vấn đề nhức nhối mà mọi người quan tâm hiện nay là cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp. Để giúp cho mọi người biết cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề “cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp” chúng tôi xin đưa ra một số tình huống cụ thể để anh chị bạn đọc hiểu và tham khảo vào trường hợp của mình. Trong bài viết dưới đây Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về vấn đề cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp, các bạn hãy cùng tìm hiểu.

>> Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Gọi ngay 1900.633.705

Vay nặng lãi bao nhiêu 1 ngày

  • Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp và được công nhận?
  • Cho vay lãi suất bao nhiêu thì không bị phạt tội hình sự?
  • Cho vay lãi suất bao nhiêu thì được coi là tội cho vay nặng lãi?

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp và được công nhận?

Anh Vũ (Ninh Bình) có câu hỏi:

Chào Luật sư tôi có một câu hỏi cần được qúy Luật sự hỗ trợ tư vấn. Gia đình tôi làm ăn có dư giả một số tiền là 5 tỷ đồng do không biết dùng vào việc gì nên có sử dụng số tiền này cho người khác vay. Gia đình tôi có cho hàng xóm là anh Hà vay 2 tỷ đồng với lãi suất 1 nghìn đồng/1 triệu một ngày.

Cho hỏi với lãi suất như vậy nếu chẳng may xảy ra tranh chấp, tôi cho vay như vậy có bị truy cứu gì không, và tôi phải cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp?

>> Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp và được công nhận? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời/Luật sư tư vấn:

Chào anh Vũ cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến cho chúng tôi. Với câu hỏi của anh Vũ chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất với số tiền anh cho anh Hà vay là 2 tỷ đồng với mức lãi suất 1 nghìn/1 triệu/1 ngày chúng tôi tính được mức lãi suất doanh thu của anh Hà hàng tháng như sau:

Lãi suất một tháng sẽ là 1 nghìn x30 ngày = 30 nghìn/1 triệu, Suy ra lãi suất sẽ là 3%/1 tháng tương đương với 36%/1 năm

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất cho vay trong quan hệ dân sự như sau:

+ Lãi suất cho vay sẽ do các bên được thỏa thuận.

+ Trường hợp các bên thỏa thuận về lãi suất cho vay thì lãi suất theo thỏa thuận sẽ không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật có quy định khác. Căn cứ này dựa trên tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói cho vay nói trên cùng với báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

+ Trường hợp nếu lãi suất theo thỏa thuận cho vay vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy căn cứ tại quy định nêu trên thì mức lãi suất anh cho bên anh Hà vay là 36%/1 năm là mức lãi suất cao và đã vượt mức lãi suất quy định tại điều luật này.

Trường hợp của anh sẽ xem xét trên 3 khía cạnh để đưa ra các trường hợp vi phạm cũng như hướng giải quyết cụ thể cho anh:

Mức lãi suất để xác định một vụ án dân sự hay là hình sự, điều kiện để xem xét xử lý trách nhiệm hình sự sẽ được chia làm ba trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Mức lãi suất từ 0% đến dưới 20% thì đây là giao dịch mà các bên tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa là các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận sẽ không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Như vậy, nếu mức lãi suất dưới 20%/năm đây là mức lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên căn cứ tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải quyết trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử vụ án dân sự (sau đây viết tắt là Công văn 212) thì đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, tuy nhiên đây cũng là khoản tiền phát sinh từ phạm tội mà ra.

Do đó, để đảm đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền trái pháp luật này.

Tuy nhiên việc tịch thu khoản tiền lãi này là không hợp lý vì đối chiếu với quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm thì đây không thuộc trường hợp bị tịch thu sung công quỹ vì đây là khoản tiền lãi phù hợp với quan hệ giao dịch dân sự.

Đây không phải là khoản tiền phát sinh do thu lợi bất chính trong vụ án Hình sự và khi có sự thỏa thuận đồng ý xác lập giao dịch về lãi suất giữa các bên và phù hợp với quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì không nên tịch thu công quỹ.

Trường hợp 2: Nếu các bên trong giao dịch dân sự vay mượn tài sản có thỏa thuận với mức lãi suất từ 21% trở lên đến dưới 100% thì đây là “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận đã vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.” và hậu quả là “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy đây là một giao dịch dân sự vô hiệu cũng theo Công văn 212 hướng dẫn thì khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm đến dưới 100%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền trừ những trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy là phù hợp vì bản chất đây là quan hệ giao dịch dân sự có sự thỏa thuận, tự nguyện xác lập giao dịch.

Hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự để xem xét trách nhiệm hình sư là cho vay vượt quá mức lãi suất 100%/năm, nếu chỉ dừng lại dưới 100%/năm thì hành vi này không cấu thành tội phạm như vậy sẽ được điều chỉnh bởi một quan hệ pháp luật khác mà cụ thể là quan hệ pháp luật dân sự.

Trường hợp 3: Nếu các bên thỏa thuận lãi suất từ 100%/năm trở lên thì hậu quả là cơ sở và điều kiện thứ nhất để xem xét xử lý trách nhiệm hình sư theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

Nghĩa là, nếu cho vay với lãi suất gấp 05 lần (100%/năm) trở lên và điều kiện thứ 2 là thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng thì có thể thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

Số tiền lãi năm ở mức lãi suất từ 100%/năm trở lên là khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự nên sẽ được tịch thu sung công quỹ nhà nước theo quy định Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015.

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì không bị phạt tội hình sự?

Anh Hải (Hà Nam) có câu hỏi:

Chào Luật sư tôi nhà tôi có do có việc gấp nên có vay nóng một người hàng xóm một khoản tiền là 300 triệu đồng với mức lãi suất họ cho nhà tôi vay là 3 nghìn đồng trên 1 triệu một ngày. Đến ngày trả nợ tổng số tiền cả gốc cả lãi tôi phải trả là 400 triệu đồng nhưng do tôi không thể chi trả nên phía cho vay có tình trạng vứt rác thải nhiều lần vào nhà tôi.

Luật sư cho tôi hỏi với mức lãi suất họ cho vay như trên liệu họ có bị phạm tội cho vay nặng lãi hay không và theo quy định pháp luật cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Hành vi vứt rác vào nhà tôi như vậy của họ có bị truy cứu gì không? Cảm ơn Luật sư.

>>Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp, không bị phạt tội hình sự? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời/ Luật sư tư vấn:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến cho chúng tôi với trường hợp của anh chúng tôi xin được tư vấn như sau

Thứ nhất về hành vi cho vay với mức lãi suất là 3 nghìn đồng/ 1 triệu đồng /1 ngày của bên cho anh vay như trên theo như cách tính lãi suất thì lãi suất tính theo tháng sẽ là 3×30=90 nghìn/1 triệu/1 tháng tương đương với 9%/tháng và 108% trên 1 năm
Số tiền lãi bên cho vay thu lợi bất chính từ anh là 400 triệu – 300 triệu = 100 triệu

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo như quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định như sau:

1.  Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (cụ thể là 20%/1 năm), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.  Phạm tội mà số tiền thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Với câu hỏi cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp, theo đó mức lãi tối đa trong giao dịch dân sự được công nhận sẽ không quá 20%/năm tương đương với khoảng 1.67%/ tháng để như vậy để không vi phạm pháp luật dân sự

Trong trường hợp trên bên cho vay có cho anh vay với mức lãi suất 108%/tháng và thu lợi bất chính từ bị hại là anh 100 triệu đồng với hành vi này người cho vay có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Như vậy với mức lãi cho vay trên người cho anh vay có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm

Ngoài ra nếu anh chứng minh được bên cho vay có hành vi đe dọa, ném rác, chất bẩn vào nhà anh. Trường hợp này chưa đủ để truy cứu trách nhiệm về hình sự tuy nhiên người này có thể bị xử phạt hành chính tại Nghị định 144/2021 NĐ-CP theo đó hành vi này có có thể bị xử phạt hành chính lên đến 2 triệu.

Vay nặng lãi bao nhiêu 1 ngày

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì được coi là tội cho vay nặng lãi?

Chị Quỳnh (Lạng Sơn) có câu hỏi:

Chào Luật sư tôi có câu hỏi cần được tư vấn như sau nhà anh trai tôi có tự sử dụng tiền của mình để cho người khác vay nóng với lãi suất anh cho vay giao động từ 10 đến 15% một tháng tùy vào số tiền mà người khác vay.

Cho tôi hỏi cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Với mức lãi suất như vậy nếu những người cho vay trước đó đồng loạt kiện anh tội về tội cho vay nặng lại thì số tiền lãi thu lợi của anh trai tôi sẽ bị cộng dồn hay chỉ tính trên một giao dịch. Liệu anh trai tôi có bị đi tù hay không tại vì tổng số tiền mà anh trai tôi thu lợi từ hoạt động này là trên 5 tỷ đồng.

>>Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp, không bị coi là tội cho vay nặng lãi? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời/ Luật sư tư vấn:

Chào chị Quỳnh cảm ơn chị đã gửi phản hồi của mình đến cho chúng tôi với câu hỏi của chị chúng tôi xin được tư vấn như sau

Trường hợp chỉ vi phạm về dân sự chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất cho vay trong dân sự là không được vượt quá 20%/ năm nếu chủ thể vi phạm là người cho vay với lãi suất vượt quá 20 % thì nguyên tắc hợp đồng này sẽ bị vô hiệu do vi phạm tuy nhiên mức xử lý áp dụng cho trường hợp dân sự phải không được trên 5 lần lãi suất cao nhất do Luật này quy định cụ thể là dưới 100%

Thứ hai về mức lãi suất cho vay hàng tháng của anh trai chị là từ 10 đến 15% trên 1 tháng tính theo lãi suất hàng năm sẽ lên đến 120% đến 180%/1 năm

Về số tiền thu lợi bất chính sẽ là tổng số tiền mà anh trai chị thu lợi bất chính dựa trên việc cho vay với mức lãi suất trên 100%/1 năm như vậy cả hai mức lãi trên đều đủ điện kiện để cho quy vào mức thu lợi bất chính làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó mức phạt cho trường hợp của anh trai chị có thể lên đến 3 năm tù giam hoặc bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng.

Vay nặng lãi bao nhiêu 1 ngày

Trên đây là một số thông tin cơ bản và lời giải đáp liên quan đến quy định pháp luật về cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì không bị phạt tội hình sự? … Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào hay muốn được hỗ trợ bạn có thể liên hệ ngay tới cho tổng đài tư vấn pháp Luật đường dây nóng 1900.633.705 để được các luật sư của Tổng đài pháp luật hỗ trợ giải đáp cụ thể hơn.