Ví dụ nào dưới đây thể hiện sự phát triển

Câu hỏi:Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A.Người có lúc vinh, lúc nhục.

B.Giấy rách phải giữ lấy lề

C.Một tiền gà, ba tiền thóc

D.Ăn cây nào, rào cây nấy

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Giấy rách phải giữ lấy lề

Giải thích:

"Giấy rách phải giữ lấy lề" là câu thành ngữ thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũngphải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong".

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng nhé!

Thế nào là phủ định?

Theo triết học Mác - Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trongthế giớiđều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.

Theo quan điểm duy vật biện chứng,sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất,sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lậplàm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.

Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Cụ thể gồm:

+ Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ.Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.

+ Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

Phủ định của phủ định

Khái niệm “phủ định của phủ định” hay “phủ định cái phủ định” hoặc “phủ định sự phủ định” có 2 nghĩa cơ bản:

+ Một là, dùng để chỉ quá trình phủ định lặp đi lặp lại trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. [A - B -C.., trong đó: A bị B phủ định, nhưng đến lượt nó lại bị C phủ định,...].

+ Hai là, dùng để chỉ quá trình vận động, phát triển diễn ra dưới hình thức có tính chu kỳ “xoáy ốc”: sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất [P2]. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

  • A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.
  • B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.
  • C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.
  • D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Câu 2: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

  • A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.
  • B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.
  • C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá
  • D. Học cách học →biết cách học.

Câu 3: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

  • A. Luôn luôn vận động.
  • B. Luôn luôn thay đổi.
  • C. Sự thay thế nhau.
  • D. Sự bao hàm nhau.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?

  • A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.
  • B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.
  • C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.
  • D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.

Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

  • A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
  • B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.
  • C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.
  • D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.

Câu 6: Sự sống trên Trái đất được hình thành từ sự chuyển hóa của hình thức vận động nào?

  • A. Vận động cơ học
  • B. Vận động sinh học
  • D. Vận động hóa học

Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

  • A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.
  • B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.
  • C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.
  • D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Câu 8: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

  • A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
  • B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
  • C. Cây khô héo mục nát.
  • D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

Câu 9: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

  • A. Rút dây động rừng
  • B. Nước chảy đá mòn.
  • C. Tre già măng mọc
  • D. Có chí thì nên.

Câu 10: Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sông xã hội được gọi là gì?

  • B. Phát triển 
  • C.Nhận thức 
  • D. Tuần hoàn.

Câu 11: Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

  • A. Cơ học      
  • B. Vật lí
  • C. Sinh học      
  • D. Xã hội

Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.
  • B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.
  • C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.
  • D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 13: Ví dụ nào dưới đây không phải là vận động cơ học?

  • A. Bạn A đang nhảy
  • B. Con chim đang bay
  • C. Đoàn tàu đang chạy.

Câu 14: Triết học Mác - Lê nin khái quát thế giới vật chất có mấy hình thức vận động?

  • A. Bốn hình thức.
  • B. Ba hình thức.
  • C. Hai hình thức

Câu 15: Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, vận động là mọi sự

  • A. phát triển nói chung của các sự vật, hiện tượng.
  • C. di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng.
  • D. biến mất nói chung của các sự vật, hiện tượng.

Câu 16: Khẳng định nào dưới đây không đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

  • B. Vận động và phát triển có quan hệ mật thiệt với nhau.
  • C. Phát triển khái quát xu hướng vận động đi lên của các sự vật.
  • D. Phát triển khái quát các hình thức vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Câu 17: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian là hình thức vận động nào dưới đây?

  • B. Vận động hóa học
  • C. Vận độngvật lý
  • D. Vận động xã hội.

Câu 18: Sự biên đổi các công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại là vận động:

  • B. sinh học
  • C. hóa học
  • D. xã hội        

Câu 19: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động xã hội:

  • A. Quá trình bốc hơi của nước
  • C. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.
  • D. Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.

Câu 20: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình điện, nhiệt là hình thức vận động nào dưới đây?

  • A. Vận động cơ học. 
  • B. Vận động hóa học.
  • D. Vận động xã hội.

Câu 21: Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển?

  • A. Tư duy trong quá trình học tập.
  • B. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B.
  • C. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó.

Câu 22: Giai đoạn cách mạng nào dưới đây có vai trò quyết định trực tiếp đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. 1030-1931
  • B.1932-1935
  • C. 1936-1939


Xem đáp án

Video liên quan

Chủ Đề