Vĩ dụ về cái cao cả trong mỹ học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

Chủ đề tương tự

Phạm trù cái cao cả [1]được mỹ học đề ra muộn hơn nhiều hơn so với các phạm trù khác như cái đẹp, cai bi, cái hài. Bởi vì, trước đây người ta thường coi cái cao cả chỉ là một bộ phận của cái bi, hoặc nó gắn với cái đạo đức – cái cao thượng. Chỉ đến thời kỳ Ánh sáng[2] phạm trù cái cao cả lần đầu tiên mới có ý nghĩa độc lập của nó, mặc dù các hiện tượng của cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật cổ đại. Chẳng hạn, như vở kịch của Etsin về “Prômêtê bị xiềng” trên đỉnh Olympia, truyện “Thánh gióng” của Việt Nam đã thể hiện cái cao cả trong nghệ thuật.

Cái cao cả không thuần túy là thuộc phạm trù đạo đức mặc dù, nó khía cạnh đạo đức về những nhân vật lịch sử về vai trò của họ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, hành vi đạo đức trong cái thiện - cái ác, lương tâm - trách nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ được thể hiện trong cái cao cả có thể là cái thanh tao – cái thán phục về một nhân cách, một con người. Cái cao cả một mặt, phản ánh những nhân vật lịch sử vĩ đại như những khiá cạnh thẩm mỹ, phản ánh tính toàn vẹn, tính miêu tả của các nhân vật lịch sử đó; mặt khác, cái cao cả còn phản ánh tính toàn vẹn, tính hùng vĩ của các hiện tượng tự nhiên.

Cái cao cả khác với cái bi vì trong cái bi có bóng dáng của cái cao cả. Nó là những cái đẹp to lớn, vĩ đại tạm thời bị thất bại gây cho con người tình cảm đồng khổ, thương xót; nhưng nó không đồng nhất với cái đẹp vì cái đẹp là cái hài hoà tạo ra tình cảm khoan khoái. Cái cao cả là cái đẹp lý tưởng, là cái độ to lớn của cái đẹp tạo ra những tình cảm khâm phục, sự ngưỡng mộ và noi theo. Nhiều quan điểm mỹ học cho rằng cái cao cả là cái đẹp vượt trên mức bình thường, là cái đẹp vô tận, là cái đẹp cao nhất.

Cái cao cả là một phạm trù mỹ học chỉ các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực bao gồm những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

- Các hiện tượng hùng vĩ của tự nhiên như: Biển mênh mông vô tận, thảo nguyên bao la, núi non trùng điệp tuyết phủ, bầu trời xanh vô tận…

- Các quang cảnh xã hội vĩ đại như: các công trình xây dựng vĩ đại của các con kênh, các nhà máy thủy điện, các phong trào cách mạng thông qua cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân…

- Những nhân vật lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhân loại như: C. Mác, Lênin, Hồ Chí Minh. Găngđi…

- Các hình tượng nghệ thuật phản ánh cái to lớn, cái vĩ đại của cuộc sống của quá trình con người chinh phục tự nhiên và năng lực sáng tạo phi thường của con người như: sự độ sộ, uy nghi thần bí của các kim tự tháp Ai Cập, kiến trúc gôtích, hình tượng Thần Dớt trong điêu khắc, hình tuợng Phù Đổng Thiên Vương.

Cái cao cả tồn tại khách quan, vốn là đặc tính của các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ của nó đối với con người. Cái cao cả là cái có tầm vóc to lớn, phi thường, có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp, chiêm nguỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi. Tuy nhiên, trong lịch sử mỹ học cũng có rất nhiều những quan điểm khác nhau về cái cao cả.

Các nhà mỹ học duy tâm chủ quan như Cantơ, thì cái cao cả không có thuộc tính khách quan, mà nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Còn mỹ học duy tâm khách quan Hêghen thì cái cao cả là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối của lực lượng siêu nhiên. Ông cho rằng, cái cao cả là biểu hiện trong diện mạo nội dung đè nén hình thức. Tinh thần vượt khỏi hình thức là bản chất của cái cao cả, rằng cái cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh – đó là cái cao cả. Dĩ nhiên cái cao cả có nhân tố cái đẹp, là cái đẹp hơn, chứ không phải là giới hạn cao nhất, cuối cùng của cái đẹp. Nét tương đồng chủ yếu giữa hai hiện tượng này là cả hai đều gợi ra những cảm giác tích cực. Đồng nhất cái đẹp với cái cao cả là tước mất tầm vóc, sư kỳ vĩ của cái cao cả nhất là đối với các hiện tượng thẩm mỹ của tự nhiên. Ngược lại đối lập cái đẹp với cái cao cả sẽ làm cho cái cao cả chỉ còn là những cái khủng khiếp, ghê gớm, đáng sợ, mất đi chất lãng mạn, vẻ huyền bí của cái đẹp.

Đối lập với quan điểm cuả mỹ học duy tâm nói chung nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga Tsecnưsepxki, cho rằng cái cao cả là cái lớn hơn nhiều, mạnh hơn nhiều so với những hiện tượng khác mà chúng đem ra so sánh. Nhưng thế nào là cái lớn hơn cái mạnh hơn? Một gáo nước có vĩ đại hơn so với giọt nước, một hạt nổ có vĩ đại không khi nó có sức mạnh tàn phá đến thế? Đúng là cái cao cả là cái mạnh hơn, to lớn hơn nhưng nó là cái đẹp hơn, to lớn và phi thường hơn. Cái đẹp gắn với lý tưởng thẩm mỹ mới có thể trở thành cái cao cả.

Quan niệm cái cao cả dựa vào tiêu chí so sánh không phải không có lý nhưng tiêu chí so sánh theo Tsecnưxsépxki chỉ dừng lại về mặt số lượng chứ không nói đến chất lượng. Bởi ông tách rời đối tượng thẩm mỹ với chủ thể thẩm mỹ, chưa quan niệm được chất và lượng của bản thân cái thẩm mỹ. Định nghĩa của ông về cái cao cả chưa nói được bản chất sâu xa của nó, nhưng có giá trị tích cực khi ông cố gắng xác định cơ sở hiện thực khách quan của cái cao cả và có khuynh hướng duy vật, chống lại quan niệm duy tâm về bản chất cái cao cả.

Cái cao cả thể hiện trong tự nhiên khi nó có giá trị xã hội đích thực. Cùng một hiện tượng, một sức mạnh to lớn của thiên nhiên nhưng khi trình độ xã hội còn thấp, con người chưa chinh phục được nó thì nó cái xấu, là có hại, là khủng khiếp. Trái lại khi con người có khả năng chinh phục và tin vào sức mạnh của chính mình thì chúng lại có giá trị xã hội tích cực, gợi nên lòng tự hào về quá trình cải tạo tự nhiên của con người thì nó lại là cái cao cả.

Trong xã hội con người không phải vì tầm vóc to lớn, bắp thịt mạnh mẽ phi thường mà do sức mạnh của tính cách, do nhân cách vĩ đại, lớn lao của các vĩ nhân. Cái cao cả gắn với cái đạo đức, gắn với cái đẹp ở bên trong bản thân những vĩ nhân, những anh hùng.

Khác tất cả những quan niệm khác về cái cao cả, và tiếp thu những quan điểm tích cực mỹ học duy vật trước đây thì mỹ học hiện đại giải thích cái cao cả xuất hiện trong quá trình lao động và chiến đấu của con người nhằm chinh phục tự nhiên, biến đổi xã hội làm cho cuộc sống của con người ngày càng đẹp hơn, tốt hơn cao hơn những gì đã có, đã đạt được trong cuộc sống của con người. Do đó, các kinh điển của mỹ học học Mác – Lênin đã có quan niệm về cái cao cả như sau: “Bản chất riêng của con người vĩ đại hơn nhiều và cao qúy hơn nhiều, so với bản chất tưởng tượng của tất cả những “thượng đế”[3].

Như vậy, theo quan điểm mỹ học hiện đại, cái cao cả là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, song không coi nó là cái lớn hơn, mạnh hơn mà ta mang ra so sánh, mà cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Cái cao cả phải tạo ra được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng, sự tự tin vào chính sức mạnh của bản chất con người trong quá trình con người vươn lên làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình.

Tóm lại, cái cao cả thể hiện sức mạnh bản chất của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, biến đổi xã hội và hoàn thiện bản thân con người. Nó mang giá trị cái đẹp, nhưng là cái đẹp trên mọi cái đẹp phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến.

Page 2

[Last Updated On: 07/07/2021]

Cái cao cả là những hiện tượng, những tính cách, những hành vi, những tinh thần, những ý chí vượt ra khỏi cái giới hạn bình thường hàng ngày, cái có tầm cỡ lớn lao, phi thường của nội dung và hình thức biểu hiện; cái cao cả tạo ra ở con người cái cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng kính phục, đôi khi pha chút sợ hãi.

Đặc điểm

a. Cái cao cả là những sự vật, hiện tượng, tính cách, tư tưởng vĩ đại; cái tầm cỡ cao lớn phi thường, to lớn về thể tích và khối lượng. Chẳng hạn: núi đá cheo leo sừng sững, biển rộng bao la; không gian mênh mông, ngọn tháp cao chót vót, tiếng gầm của loài hổ, cánh chim bằng che rợp khoảng trời, con cá tràng kình ở biển khơi, cây tùng dầm mưa dãi nắng, cây đa sừng sững giữa đất trời… Đây là cái cao cả- sự hùng vĩ của của thác nước:

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên.

Đây là cái hùng vĩ của vực sâu và núi cao:

Một lá về đâu xa thăm thẳm

Nghìn làng trông xuống bé con con.

b. Cái cao cả là cái gây ra ở con người cái cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục và đôi khi pha chút sợ hãi. Đây là đặc điểm tâm lý của cái cao cả. Nếu như trạng thái tâm lý của chúng ta trước cái đẹp thanh tú như cây liễu, con chim hoàng anh… đơn thuần chỉ là sự khoan khoái, hoan hỉ, khẳng định, tích cực, không có chút băn khoăn, thắc mắc. Thì, trạng thái tâm lí trước cái hùng vĩ có khác. Cái hùng vĩ là cái khuynh sơn đảo hải khiến ta có cảm giác mình quá nhỏ bé, cảm thấy bất lực, không thể đề kháng, chẳng dám tiếp nhận nó, rồi muốn lùi bước trước nó.

c. Cái cao cả tạo ra ở con người cảm giác thích thú, tự đề cao. Có thể chia quá trình tâm lí của sự tiếp nhận cái cao cả ra thành hai gia đoạn. Giai đon 1 là giai đoạn sợ hãi. Giai đoạn 2 là giai đoạn vui vui thích. Trong bước đầu vì tính chất to lớn của sự vật, ta thấy ta như bé lại. Sang bước 2 cũng do vô ý hay hữu ý ta thấy mình trở nên vĩ đại. Trạng thái tâm lý bước đầu được Kant gọi là sự đề kháng nhất thời. Trong trạng thái ấy có chút ít bứt rứt khó chịu. Bước 2 thì tâm tư hân hoan, thoải mái, lại thêm cái ray rứt ban đầu nên gây những phản ánh vang dội, cho nên sự thoải mái hân hoan càng đậm đà. Tâm tình ở bước 2 là tâm tình của kinh nghiệm mỹ cảm. Còn tâm tình của bước 1 là những cảm giác đặc hữu khi đứng trước một vật hùng vĩ. Nếu không mang một ít cảm giác kinh khiếp, một ý thức mình quá nhỏ bé thì không thể nào cảm giác được sự hùng vĩ. Học giả Anh quốc Bruke từng khẳng định trong cái hùng vĩ bao hàm một ít của sự sợ hãi [Terrible]. [Lưu ý: nói sự sợ hãi thì hơi quá vì sợ hãi tạo ra phản ứng trốn chạy, còn đối tượng hùng vĩ lại có sức hấp kì lạ]. Sợ hãi là một thứ tình cảm thực dụng, còn cảm giác hùng vĩ cũng giống như mọi mỹ cảm khác: tách rời khỏi sự ràng buộc của thực dụng; tất cả tinh thần tập trung, hội tụ say mê đối tượng trước mắt. Trong cảm giác hùng vĩ có ít nhiều tính chất sợ hãi nhưng chưa đạt đến trạng thái sợ hãi đích thực. Cảm giác hùng vĩ thường xuất hiện bất thình lình. Do bất thình lình mà ta hốt hoảng không biết đối phó ra sao. Nhưng trạng thái tâm lý ấy thoáng hiện, không biểu hiện rõ nơi ý thức. Cái tính chất bất thình lình ấy chính là vai trò chủ yếu của sự đề kháng nhất thời. Nhưng nếu mất tính chất bất thình lình thì cũng mất luôn vẻ hùng vĩ của sự vật.

Như vậy, cảm giác sợ hãi- cảm giác tiêu cực chỉ phát sinh trong chốt lát rồi tiêu biến, nhường chỗ cho cảm giác mới phát sinh: ngưỡng mộ, khâm phục, ngơ ngác, rồi ta tự quên mình đắm chìm vào cảnh vật. Ta đột nhiên hứng khởi, phấn chấn lạ lùng và ta như đứng dậy, vươn lên, cao đầu mà bước, ngẩng đầu mà đi, rồi bị ảnh hưởng của di tình tác dụng, một cách vô ý thức ta xóa bỏ sự cách biệt giữa ta và vật. Cái hùng vĩ như in sâu vào trong tiềm thức của ta, biến thành cái hùng vĩ của ta. Trong giây phút ấy ta không còn biết ta đang thưởng ngoạn cái hùng vĩ của vật hay ta đang tự cao với cái hùng vĩ của ta. Chỉ biết rằng lúc ấy ta vô cùng khoan khoái.

Tóm lại, trước sự vật hùng vĩ, bước đầu có cảm giác như kinh khiếp, nhưng bức tiếp theo là cảm giác tự tin, phấn chấn và tự đề cao.

d. Cái cao cả là phạm trù gần gũi với cái đẹp. Nghiên cứu cái cao cả, có xu hướng đối lập cái cao cả với cái đẹp. Do chỗ họ căn cứ vào tính chất đặc thù của cái cao cả là quy mô to lớn, kì vĩ, đồ sộ. Tính chất này tạo nên tạo nên cảm giác khó chịu, cảm giác sợ hãi. Tính chất bất thình lình của cái cao cả vượt ra ngoài ý liệu của chúng ta, tri giác bình thường không sao nắm bắt được, do đó cái hùng vĩ còn nhiều khuyết điểm, khiến người ta có cảm giác là nó còn cảm giác thô sượng. Cho nên, những nhà mỹ học thuộc phái Kant thường đối lập cái cao cả với cái đẹp.

Lại có xu hướng hòa tan cái cao cả vào cái đẹp. Họ cho rằng cái cao cả bản chất của nó là cái đẹp, vì cái cao cả chẳng qua là cái đẹp vô tận, vĩnh hằng, cái có mức độ to lớn khiến người ta không quan niệm nổi.

Thực ra, cái cao cả là một phạm trù gần gũi với cái đẹp. Nét tương đồng chủ yếu: đều gợi nên ở ta cảm giác tích cực. Các phạm trù thẩm mỹ, một mặt có tính chất bản thể, mặt khác là một phạm trù giá trị. Cái cao cả phản ánh tính chất thanh cao, mạnh mẽ sâu lắng và vô cùng thanh khiết, trong sáng, đồ sộ, hùng vĩ, vũ bão của sự vật khách quan. Mặt khác, phản ánh xu hướng khát vọng vươn cái vĩ đại của đời sống con người. Vì vậy, nếu cái đẹp thúc đẩy con người vươn lên cái hoàn thiện, hoàn mỹ, thì cái cao cả phản ảnh xu hướng hùng vĩ hóa bản thân mình một cách bất tận để đáp ứng những nhiệm vụ vô cùng to lớn và bất tận của con người. Cái đẹp là ước mơ, lý tưởng gần gũi.

Cái cao cả là lý tưởng cao siêu, con người chỉ chiêm ngưỡng hướng tới, nhưng dường như không dám mơ vươn tới.

Video liên quan

Chủ Đề