Ví dụ về quy tắc xử sự chung

Ở góc độ lý luận, thì quy phạm pháp luật là những quy tắc xử xử chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Vậy thì quy phạm pháp luật dân sự có gì khác biệt so với các loại quy phạm khác? Sau đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này với chúng tôi thông qua bài viết dưới đây:

Quy phạm pháp luật dân sự

1. Khái niệm

Quy phạm pháp luật dân sự là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự để các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Quy phạm pháp luật dân sự được cấu tạo bởi các phần: giả định, quy định và chế tài. Quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự không đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành của quy phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận [giả định, quy định, chế tài]. Cũng có thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật khác. Cũng cần lưu ý, quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự không đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành của quy phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận [giả định, quy định, chế tài], cũng có thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật khác.

Phần giả định: Là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

Phần quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.

Phần chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Giá trị cốt lõi nhất của quy phạm pháp luật dân sự là định hướng cho các chủ thể về hành vi xử sự của mình sao cho xử sự đó phù hợp với trật tự chung của xã hội, phù hợp vởi lợi ích quốc gia và không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

3. Các loại quy phạm pháp luật dân sự

Tùy theo cách thức quy định trong các quy phạm, quy phạm pháp luật dân sự được phân chia thành các loại sau đây:

3.1. Quy phạm định nghĩa.

Để xác định về vấn đề mà luật cần và đang điều chỉnh, nhà làm luật thường xây dựng các điều luật để mô tả về nó thông qua khái niệm, phạm vi và thậm chí là mô tả đặc điểm của vấn đề đó. Những điều luật có chức năng này thường được gọi là quy phạm định nghĩa, đó là quy phạm nêu ra khái niệm và phạm vi giới hạn của một vấn đề nhất định.

Ví dụ, khoản 1 Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “‘1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.” hay khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Đặt cọc là việc một bên [sau đây gọi là bên đặt cọc] giao cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận đặt cọc] một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác [sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc] trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

3.2.  Quy phạm mệnh lệnh.

Trong những hoàn cảnh mà nếu chủ thể xử sự khác với xử sự mà luật đã quy định sẽ có nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích của chủ thể khác, lợi ích quốc gia, lợi ích chung của xã hội thì ứng xử của chủ thể buộc phải tuyệt đối tuân theo chuẩn mực mà quy phạm pháp luật đã đề ra. Cách ứng xử mà luật quy định như là một “mệnh lệnh” đối với mọi chủ thể khi nằm trong hoàn cảnh đã được luật dự liệu.

Do đó, quy phạm mệnh lệnh là quy phạm nêu ra cách xử sự duy nhất và bắt buộc các chủ thể phải tuân theo khi tham gia quan hệ dân sự hoặc trong hoàn cảnh do quy phạm này điều chỉnh. Đối với quy phạm mệnh lệnh, các chủ thể buộc phải tuân thủ mà không được làm khác. Các quy định mệnh lệnh thường cấu tạo bằng một chủ ngữ và có từ “phải” đi kèm, theo sau đó là hành vi, xử sự mà chủ thể đó cần thực hiện và tuân theo.

Ví dụ như, Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2015 về tên gọi của pháp nhân được quy định như sau:

“1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

  1. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tố chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
  2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự”

Hay khoản 2 Điều 555 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Nghĩa vụ của bên gửi tài sản: “Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận”

3.3. Quy phạm tùy nghi

Khác vói các quy phạm đã nêu trên [dự liệu bắt buộc, dự liệu lựa chọn có hạn chế], các quy phạm tuỳ nghi theo thoả thuận cho phép các chủ thể tự định đoạt. Giới hạn sự tự định đoạt này bị hạn chế bởi các nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng. Ví dụ: “Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận” [Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015]. Thoả thuận là cốt lõi của mọi hợp đồng dân sự, ở đây các chủ thể được toàn quyền quyết định về quan hệ mà họ tham gia. Loại quy phạm này phổ biến trong các quy phạm pháp luật dân sự. Ngay cả trong trường hợp pháp luật có quy định một cách xử sự nào đó thì trước tiên phải được áp dụng theo sự thoả thuận của các bên và được thể hiện dưới dạng: “… Nếu không có thoả thuận khác… ”, “bên thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Như vậy, việc thoả thuận có thể giống, có thể khác các quy định của pháp luật.

Các quy phạm pháp luật dân sự vừa có tính hệ thống vừa có tính độc lập tương đối. Để có thể áp dụng pháp luật dân sự nhằm giải quyết các tranh chấp thì việc xem xét các quy phạm pháp luật là rất quan trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Quy phạm pháp luật dân sự gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng truy cập trang web: //accgroup.vn để được hướng dẫn, trao đổi cụ thể.

Chủ Đề