Vì sao game long tướng vinagame ngưng hoạt động

Hệ lụy từ vật phẩm và tài sản ảo

Trong công văn do Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài ký gửi Thủ tướng Chính phủ, chủ yếu xoay quanh các kiến nghị về tình trạng kinh doanh vật phẩm ảo trong game online.

Dư luận biết đến những vật phẩm ảo trong game online bắt đầu từ trò chơi trực tuyến mang tên “Võ Lâm Truyền Kỳ” của Công ty Vinagame. Đó là những vật phẩm từ đao, thương, kiếm, ngọc, áo giáp… có giá trị tiền mặt từ vài trăm lên đến hàng tỉ đồng. Đặc biệt, sự cạnh tranh chức vụ thống soái bang hội trong trò chơi ảo này còn khiến nhiều đại gia cho đến ca sĩ nổi tiếng, sẵn sàng bỏ ra nhiều tỉ đồng để mua một nhân vật có đẳng cấp vượt trội trong trò chơi.

Không dừng lại ở tiền bạc, nhiều game thủ còn tung tin đồn trong cái thế giới ảo ấy, có những game thủ nữ sẵn sàng đổi tình lấy vật phẩm. Mà những vật phẩm này, có tin đồn chủ yếu do các admin, tức người quản lý trò chơi tạo ra để biến thành món hàng đổi chác.

Rồi những phi vụ ăn cắp mật khẩu, dùng vũ lực để cướp đoạt vật phẩm. Thậm chí, mâu thuẫn trong game online, hẹn nhau ra ngoài đường rồi dùng hung khí băm bổ đối thủ cũng là chuyện rất thường xảy ra. Rồi cả những vụ giết người để cướp tài sản nhằm phục vụ nhân vật trong game đang cần thời gian để lên cấp. Cả những vụ cướp xảy ra trong thế giới ảo.

Game thủ tên Tuấn Long nhà ở quận 6, TP HCM. Long là chủ nhân của một nhân vật có "số má" trong “Võ Lâm Truyền Kỳ”. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tuyến, Long đồng ý nhượng lại cho một game thủ khác vật phẩm ngọc bội với giá 30 triệu đồng.

Sau khi thỏa thuận bằng miệng xong với nhau, Long trao vật phẩm cho người mua ngay tại một đại lý Internet. Vừa cất vật phẩm vào hộp đồ dùng ảo của mình, game thủ kia… ngay lập tức bỏ chạy thục mạng. Long vừa nhao người định đuổi theo thì bỗng đâu lù lù xuất hiện nhóm đông khoảng 10 thanh niên nhào ra chặn đường, tỏ ý hăm dọa Long. Cùng đường, Long hậm hực cho qua.

Theo kiến nghị của  UBNd TP HCM cần phải cấm triệt để các giao dịch mua bán vật phẩm và tài sản ảo trong game online.

Vài ngày sau, Long phát hiện vật phẩm của mình đã được một trang web mua bán trực tuyến mua lại với giá 18 triệu đồng, và đang rao bán với giá 27 triệu đồng. Long đã nhờ nhà cung cấp dịch vụ là Vinagame có biện pháp giúp mình thu hồi lại vật phẩm ảo kia, nhưng bị đại diện nhà cung cấp từ chối.

Đau lòng hơn, vì cần tiền để nâng cấp cho nhân vật trong game online bằng vật phẩm. Tháng 4/2010, Phan Quốc Thái, 16 tuổi ngụ xã Vĩnh Hựu, Gò Công Đông, Tiền Giang đã ra tay sát hại ông ngoại của mình để có tiền cày game nâng thứ hạng cho nhân vật. Sau khi xuống tay hạ sát ông mình, Thái còn nhẫn tâm đến mức cắt đầu nạn nhân để phi tang, còn thi thể thì quẳng xuống con kênh gần nhà.

Tại Cơ quan điều tra, Thái khai rằng mình nghiện game online nặng, đã nhiều lần trộm cắp tiền của gia đình để quẳng vào nhân vật ảo. Một sáng cuối tháng 4, Thái xin tiền ông ngoại đi chơi game nhưng bị khước từ. Ông ngoại còn la mắng Thái vì chuyện suốt ngày chỉ cắm mặt vào máy vi tính. Cáu giận, Thái đã dùng dao chém chết ông mình.

Vài tháng sau vụ Phan Quốc Thái giết ông, tháng 10/2010 Hồ Vũ Nhân, ngụ tại Giồng Trôm, Bến Tre đã ra tay hạ sát một học sinh lớp 5 để cướp đôi bông tai vàng, mỏng tanh. Sau khi thực hiện hành vi tội ác, Nhân vùi xác nạn nhân xuống đám ruộng bên đường. Chưa kịp tiêu xài số tài sản ít ỏi cướp được của nạn nhân, Nhân đã bị Cơ quan Công an bắt giữ. Nhân là con nghiện game online, lâm vào trạng thái "khát nước" mà nhân vật ảo cứ liên tục "đòi" nâng cấp, Nhân đã ra tay giết người để chiếm đoạt tài sản.

Vậy mà, không hiểu sao một vị trí thức cũng có tên tuổi lại bỏ thời gian và công sức ra để làm một cuộc khảo sát một nhóm người nào đấy nhằm minh chứng cho việc, game online đem lại những tác động tích cực đối với nhiều người trong cuộc sống. Khi giới truyền thông đang ủng hộ hết mình với những kiến nghị quản lý game online, thì một vài công ty đang sinh lợi từ trò chơi trực tuyến lại vin vào cái khảo sát ấy để gây sức ép với những văn bản đưa game online vào khuôn khổ.

Sàn giao dịch vật phẩm game online.

Công bằng mà nhận định, không thể triệt tiêu sự hưởng thụ của một bộ phận người thích giao lưu trong thế giới ảo hơn là những giao tiếp ngoài đời thực. Bởi cá nhân luôn có quyền tự định đoạt phương thức thụ hưởng cuộc sống theo cách của riêng mình. Nhưng, khi người ta không đủ tỉnh táo để tự mình thoát khỏi sự ma mị ngoài đời sống thực, nhất thiết phải có sự cảnh báo và tiếp sức từ các cơ quan chức năng.

Một kiến nghị thiết thực

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, người đại diện của UBND TP HCM nhận định rất xác đáng về vật phẩm trong game online.

Theo đó, UBND TP HCM xác định việc kinh doanh vật phẩm trong game online là vi phạm các quy định của pháp luật, bởi vật phẩm trong game online chính là những giá trị ảo do phần mềm máy tính tạo ra. Tại Thông tư liên tịch được ban hành vào tháng 6/2006, giữa Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an về quản lý game online nêu rất rõ không cho phép kinh doanh tài sản có giá trị và quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trò chơi theo giờ, không được kinh doanh vật phẩm do máy tính tạo ra. Do vậy, vật phẩm ảo, tài sản ảo… từ dịch vụ cung cấp game online tạo ra thì không được phép kinh doanh.

Trong game online, vật phẩm có giá trị quyết định trong việc nâng cấp cho nhân vật trong game. Đây chính là những điều kiện tiên quyết để nhân vật tạo được một "thân võ công" hoặc chiếm được lợi thế tuyệt đối so với các nhân vật khác. Game thủ thèm khát vật phẩm “hàng hiệu” trong game online không thua gì con nghiện thèm thuốc… Chính từ đây, họ sẵn sàng làm mọi cách để có thể sở hữu được những vật phẩm nhằm nâng cấp cho nhân vật của mình.

Trò chơi Đặc nhiệm anh hùng.

Cũng theo kiến nghị này, thì qua kiểm tra, đối chiếu các kịch bản của các đơn vị cung cấp game online, cơ quan chức năng của thành phố xác định trong kịch bản hoàn toàn không có nội dung mua bán vật phẩm ảo. Đồng thời, cũng không có những danh sách vật phẩm đăng ký mua bán có kèm theo giá tiền trong game online. Như vậy, có thể thấy rất rõ ràng là việc thực hiện các giao dịch mua bán vật phẩm ảo của những đơn vị cung cấp game online là hoàn toàn sai lệch so với quy định của Bộ Thông tin - Truyền thông.

Bên cạnh các vi phạm có tính chất cố tình này của những đơn vị cung cấp game online, các cơ quan chức năng của UBND TP HCM còn xác định những tác động tiêu cực liên quan đến việc kinh doanh vật phẩm ảo.

Đầu tiên, việc kinh doanh vật phẩm trong game online chưa được pháp luật của Nhà nước công nhận, điều này sẽ dẫn đến quyền lợi của người mua vật phẩm ảo bị xâm phạm. Bởi khi có những trục trặc trong các giao dịch  xảy ra, họ sẽ không được bảo vệ.

Trên thực tế, có những giao dịch mua bán vật phẩm ảo có giá trị thấp nhất là vài triệu cho đến hàng tỉ đồng đã được thực hiện giữa người chơi với người chơi. Nhưng, sau khi bỏ ra hàng đống tiền để mua vật phẩm, người chơi bị đơn vị cung cấp dịch vụ game online khóa tài khoản hoặc bị mất cắp tài khoản khiến không thể tiếp tục "tham chiến" trong thế giới ảo là điều quá đỗi bình thường. Trong trường hợp này, không có ai có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Bởi họ đã chủ động tham gia một giao dịch không đúng quy định, không được bảo hộ.

Lãng phí cuộc sống thực tế trong mê trận của thế giới ảo. Ảnh minh họa.

Còn nhớ, vào cuối năm 2008, một quản lý của trò chơi trực tuyến từng dính phải chuyện kiện tụng vì tự tạo ra vật phẩm để bán cho các game thủ nhằm kiếm lợi cả trăm triệu đồng. Thời điểm ấy, dư luận cũng bàn tán xôn xao. Nhưng rốt cuộc, đâu lại vào đấy vì luật còn thiếu những khoản quy định về tài sản ảo. Hệ lụy của việc này là chuyện ai sai cứ sai, ai làm cứ làm, còn ai xử… thì phải chờ[?!].

Tiếp đến, kiến nghị xác định việc mua bán vật phẩm trong game online Nhà nước sẽ không kiểm soát được giá cả vì không có cơ sở pháp lý để kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về giá. Bởi giá trị của các vật phẩm là do phía đơn vị cung cấp game online quy định. Theo Pháp lệnh về giá, thì đây chính là hình thức độc quyền về giá và vô hình trung, họ đã vi phạm các quy định về chống độc quyền theo Luật Thương mại.

Chính từ sự rối rắm này, Nhà nước có thể mất một khoản thuế đáng kể trong việc đánh thuế vào các giao dịch có giá trị lớn. Đó là khoản thuế giá trị gia tăng khi các game thủ thực hiện những giao dịch mua bán vật phẩm. Ngoài ra, khoản thu lợi từ các đơn vị cung cấp game online cho việc mua bán vật phẩm cũng không bị đánh thuế.

Chính vì vậy UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ UBND TP HCM trong việc kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm không cho phép kinh doanh các vật phẩm ảo trong game online, trong khi đang chờ các cơ quan chức năng khác ban hành những quy định nghiêm ngặt về hình thức kinh doanh này.

Theo quan điểm của chúng tôi, đây là kiến nghị thể hiện sự quyết tâm của UBND TP HCM trong việc ngăn chặn cơn bão game đang có dấu hiệu hoành hành trở lại một cách kín đáo hơn

Ngô Nguyệt Hữu

Đáng lưu ý nhất trong những trò chơi bị loại bỏ thì có ba trò chơi bắn súng được nhiều game thủ ưa thích, dù được Bộ TT&TT cấp phép, thế nhưng Sở cũng yêu cầu loại bỏ yếu tố bạo lực hoặc ngừng hoạt động. Sau thời gian triển khai thì hai trò chơi đã phải ngưng hoạt động trên toàn quốc là Biệt đội thần tốc của Vinagame [ngưng từ 17-10-2010] và Đặc nhiệm anh hùng của FPT [ngưng từ 1-11-2010]. Riêng trò chơi Đột kích của VTC Intecom đã bị buộc ngưng cung cấp trên địa bàn TP.HCM.

Năm 2011: Hàng loạt game bị “khai tử”

Sở TT&TT cũng đã đề nghị Bộ TT&TT không cấp phép lưu hành ra công cộng đối với trò chơi thể loại bắn súng Battle Star của Công ty Asiasoft đang trong giai đoạn thử nghiệm sau khi đã được cấp phép phê duyệt nội dung kịch bản. Đồng thời, Sở yêu cầu chín doanh nghiệp loại bỏ tính năng đối kháng trong 29 trò chơi kiếm hiệp. Đây là thể loại trò chơi có cốt truyện và các hành vi đối kháng kém quyết liệt hơn, các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh mang tính kích động bạo lực không cao như các trò chơi thể loại bắn súng. Kết quả đã có hai doanh nghiệp là Saigontel và Netgame báo cáo hoàn thành loại bỏ yếu tố đối kháng sáu trò chơi. FPT, VTC, Asiasoft cam kết thực hiện loại bỏ tính năng đối kháng của 14 trò chơi trước ngày 1-4. Trong đó, Công ty Vinagame cung cấp nhiều trò chơi kiếm hiệp có yếu tố bạo lực nhất nhưng cho đến nay chưa cam kết thời hạn loại bỏ tính năng đối kháng của tám trò chơi.

Ngoài ra, đơn vị quản lý cũng đã phát hiện năm doanh nghiệp đang phát hành tám trò chơi cờ bạc trên địa bàn thành phố. Trong đó có hai doanh nghiệp có giấy phép và ba doanh nghiệp không có giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến. Đồng thời, với việc xử lý, ngăn chặn các trò chơi có nội dung bạo lực trong nước, Sở TT&TT cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet ngăn chặn các trò chơi trực tuyến chưa được phép lưu hành có máy chủ đặt trong nước hoặc ở nước ngoài.

Game online ở TP.HCM được quản lý gắt gao hơn nhiều địa phương khác. Ảnh: BH

TP cấm, các tỉnh vẫn cho

Theo ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở TT&TT, trong cuộc đấu tranh về quản lý game online, các đơn vị quản lý hiện vẫn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó có việc không thống nhất trong nội bộ ngành. Cụ thể là việc Bộ TT&TT yêu cầu các ISP [nhà cung cấp dịch vụ Internet] chặn đường truyền của đại lý Internet từ 23 giờ đến 6 giờ, Sở TT&TT đã kiến nghị là yêu cầu này chưa đủ cơ sở pháp lý và không giải quyết được gốc của vấn đề là phải ngưng cung cấp trò chơi trực tuyến đến các đại lý từ 22 giờ đến 8 giờ theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Hà, hiện cũng gặp khó khăn trong xác định thế nào là hành vi bạo lực, hành vi kích động bạo lực. Mặc dù đã có hướng dẫn tại Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL thế nào là nội dung kích động bạo lực. Nhưng hiện Bộ TT&TT chưa thống nhất tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực. Do vậy nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến vẫn tranh luận về việc này. Bên cạnh đó, thực tế việc quản lý trò chơi trực tuyến bạo lực mới chỉ được thực hiện tại TP.HCM nên việc quản lý còn rất nhiều khó khăn. Trò chơi Đột kích bị cấm truy cập trên địa bàn TP.HCM nhưng vẫn được lưu hành trên 62 tỉnh, thành còn lại.

Không thể quy hoạch theo địa bàn

Theo một số đại diện các quận, huyện trên địa bàn thành phố, hiện các đơn vị quản lý gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm tra các đại lý Internet. Quy định chỉ cho phép đại lý cung cấp dịch vụ game cách xa trường học 200 m cũng gây lúng túng cho cơ quan quản lý. Nguyên do có khá nhiều hộ đã kinh doanh trước khi xây trường, hay quy định về cấp giấy phép về kinh doanh Internet không cấm nhưng giấy phép về kinh doanh game online cấm.

Bà Trần Thị Ngọc Anh, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP.HCM, nhận định: “Trước tình hình xã hội chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do game online gây ra, việc Sở đưa ra các giải pháp quản lý game online là hoàn toàn đúng đắn. Chúng tôi sẽ có ý kiến lên Quốc hội để sớm có được sự đồng bộ trong quản lý”.

“Việc quản lý game online không phải là cấm, chặn đường phát triển của doanh nghiệp kinh doanh game. Chúng tôi chỉ hướng đến một môi trường game trong sạch và lành mạnh hơn. Nếu một doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm có doanh thu cao, mang lại lợi nhuận tốt góp phần phát triển cho đất nước là điều đáng mừng. Thế nhưng khi sản phẩm đó gây ô nhiễm, mà nó là một ô nhiễm ngầm, không thể thấy rõ như Vedan thì điều đó phải xem xét lại” - ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở TT&TT,  nhận định.

Nên có sự thống nhất trong quản lý

Văn bản quản lý lĩnh vực game online hiện hành vẫn chỉ dừng lại ở Thông tư 60, bản thân các quy định trong thông tư đó cũng đã không theo kịp với tình hình hoạt động. Doanh nghiệp chúng tôi đang rất mong chờ quy định quản lý game online mới đang được Bộ TT&TT phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo và trình lên Thủ trướng Chính phủ để ban hành với hình thức pháp lý cao hơn và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến. Chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước có một hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất trong lĩnh vực này, để doanh nghiệp có thể dựa theo đó mà xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Ông HOÀNG TRỌNG HIẾU,
Phó Giám đốc truyền thông VTC Game

TP.HCM: Năm tháng “trảm” 20 game online

TP.HCM được xem là địa phương khá mạnh tay với quản lý game online, với nhiều quy định về quản lý giờ chơi cũng như các quy định về cấm bạo lực trong game. Nhiều doanh nghiệp game nếu muốn tồn tại phải cải tổ lại hệ thống game hoặc ngừng cung cấp trò chơi.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông [TT&TT], sau năm tháng thực hiện các biện pháp quản lý trò chơi trực tuyến, đến nay đã có 20 trò chơi ngừng hoạt động, trong đó có 18 trò chơi có nội dung bạo lực. Trong thời gian tới, gần 30 trò chơi khác sẽ phải loại bỏ các yếu tố nội dung bạo lực.

_____________________________________________

Theo quy định của Sở TT&TT, doanh nghiệp phát hành game đã phải ngừng cung cấp trò chơi trực tuyến cho tất cả đại lý Internet từ 10 giờ đêm hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau.

Yêu cầu các doanh nghiệp phát hành game không cung cấp trò chơi trực tuyến cho các đại lý Internet cách cổng các trường tiểu học, THCS, THPT dưới 200 m.

Sở TT&TT vận động các doanh nghiệp phát hành trò chơi trực tuyến thí điểm thực hiện các biện pháp quản lý độ tuổi người chơi nhằm ngăn chặn việc truy nhập vào các trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực của thiếu niên dưới 18 tuổi, chưa đủ năng lực làm chủ các hành vi của mình.

Thực hiện thanh toán qua thẻ ngân hàng sẽ giúp xác định độ tuổi người chơi để ngăn chặn trẻ em chơi các trò chơi chỉ phù hợp với lứa tuổi từ 18 trở lên.

BÁ HUY

Video liên quan

Chủ Đề