Vì sao hay bị chảy máu răng

Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng... bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết chân răng. Những tổn thương mô mềm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: 

  • Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách

Việc này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi ở những khe hở giữa nướu và răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng của cơ thể như sưng, viêm, chảy máu chân răng...

  • Các tác động mạnh gây tổn thương răng

Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu. 

Bệnh nhân không đi lấy cao răng thường xuyên rất dễ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều. 

  • Răng mọc lệch, khấp khểnh

Răng mọc lệch, khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng. 

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ 

Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu đến lợi, gây xuất huyết. 

Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi bạn mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, bạch cầu... sẽ khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. 

  • Thiếu Vitamin C, Vitamin K 

Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu. 

Trong khi đó Vitamin K giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ VItamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. 

Gan và thận là 2 bộ phận tham gia vào việc tổng hợp đông máu từ Vitamin K. Nên khi 2 bộ phận này gặp vấn đề, không tổng hợp được chất sẽ dẫn đến việc máu không đông, gây chảy máu. 

Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến chân răng chảy máu trầm trọng. 

Bệnh nhân khi gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, ngoài việc đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt cũng nên khám tổng quát sức khỏe. Để sớm phát hiện những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. 

Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là các bệnh lý thì phải tiến hành điều trị triệt để mới chấm dứt được tình trạng chảy máu chân răng. 

2.1 Cầm máu ngay khi phát hiện chảy máu chân răng

Lúc ở nhà, bạn có thể cầm máu bằng những cách đơn giản như sau:

  • Ép nước lô hội [nha đam] thoa lên nướu răng trong vòng 5 phút, làm 2 lần/ngày. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Dùng dầu đinh hương bôi lên nướu khoảng 5 phút. Sau đó cũng súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Pha lá trà xanh tươi với mật ong. Ngậm trong vòng 3 phút trước khi nuốt. Làm 2,3 lần/ngày. 

Những cách cầm máu chân răng đơn giản

2.2 Chảy máu chân răng nên ăn uống gì?

Người bị chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C, Vitamin K hoặc Canxi thì cần ăn những nguồn thực phẩm bổ sung các chất này như: cam, chanh, bưởi, các loại hạt, phô mai, các loại rau xanh… 

Ngoài ra, một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn mau lành thương và duy trì ổn định các chức năng của cơ thể. 

2.3 Chảy máu chân răng nên sử dụng thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Nhóm corticosteroid điều trị các triệu chứng sưng, đỏ, đau răng
  • Nhóm thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn
  • Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng
  • Thuốc kháng viêm làm giảm viêm

Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ. 

Xem Thêm: Review 5 Loại Nước Súc Miệng, Họng Sát Khuẩn Tốt Nhất

Không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ

3. Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

  • Nên dùng các bàn chải có đầu lông tơ mềm và chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu
  • Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích 
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần

Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Xem thêm: Blog chăm sóc răng miệng

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng, có dấu hiệu chảy máu chân răng, bạn lo lắng không biết mình đang mắc phải bệnh lý gì thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

               CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan

Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, có thể xảy ra sau khi bạn đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, ăn thức ăn cứng hoặc nặng hơn chảy máu cả khi bình thường. Dù không nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, bạn nên sớm điều trị để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng thực chất là chảy máu từ phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng. Người bệnh bị chảy máu chân răng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường khác như hôi miệng, viêm lợi, sưng nướu,…

Chảy máu chân răng là dấu hiệu viêm lợi hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, trong đó hầu hết trường hợp nguyên nhân không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục.

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng

Tình trạng chảy máu chân răng là triệu chứng của bệnh lý răng miệng rất phổ biến, những bệnh thường gặp gồm:

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn đến chảy máu, nguyên nhân có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, không loại bỏ hết thức ăn thừa và cao răng bám ở chân răng. Mặt răng càng tích tụ nhiều cao và cặn thức ăn không được lấy đi định kỳ sẽ càng gây viêm lợi chảy máu.

Nếu do nguyên nhân này, người bệnh nên đi khám để lấy cao răng, vệ sinh các kẽ răng và điều trị viêm lợi, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện.

Chảy máu chân răng có thể do sâu răng

Các bệnh lý về răng

Sâu ở kẽ răng là nơi bàn chải đánh răng thường khó tiếp cận làm sạch được rất phổ biến, khiến thức ăn cũng dễ đọng lại ở lỗ sâu. Tại vị trí này dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây ra chảy máu lợi.

Răng sâu khiến người bệnh có xu hướng tránh nhai ở bên răng sâu do gây đau và ê buốt, việc này càng khiến mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu. Cần điều trị răng sâu và vệ sinh các mảng bám cao răng mới có thể điều trị triệt để, tránh viêm lợi chảy máu chân răng.

Các bệnh lý ở vùng quanh răng

Chảy máu chân răng có thể đến từ các bệnh lý vùng quanh răng, tổn thương thực thể hoặc viêm nha chu. Cần điều trị sớm bởi nếu chậm trễ, lợi chảy máu nhiều và kéo dài thì điều trị không thể hồi phục lại hoàn toàn vùng quanh răng đã bị tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Chấn thương lợi

Chấn thương lợi có thể gặp khi chà xát mạnh lên răng, va đập vào lợi, đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không đúng cách hoặc lông bàn chải cứng,…

Răng mọc lệch, chen chúc

Răng mọc lệch ảnh hưởng lớn đến khớp cắn, hơn nữa cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nếu vệ sinh không tốt, thức ăn thừa giắt lại trong các kẽ răng dễ khiến lợi bị viêm và chảy máu chân răng.

1.2. Nguyên nhân khác

Đôi khi chảy máu chân răng không phải dấu hiệu của bệnh lý răng miệng mà do những nguyên nhân sâu xa hơn đến từ sức khỏe hay bệnh lý cơ thể.

Thiếu Vitamin K làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng hơn

Thiếu Vitamin K

Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể, việc thiếu hụt chất này sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Những người bị thiếu hụt Vitamin K thường do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém thiếu hụt Vitamin K tự sinh. Một trong những biểu hiện của thiếu Vitamin K là thường xuyên bị chảy máu chân răng.

Thay đổi nội tiết tố

Trong cuộc đời, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều giai đoạn mà hormone trong cơ thể thay đổi thất thường, điển hình là tuổi dậy thì, khi mang thai hay giai đoạn mãn kinh. Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố khác cũng gây ra tình trạng tương tự. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến và không quá nghiêm trọng gây chảy máu chân răng.

Bệnh lý về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn có nhiều chức năng quan trọng với sức khỏe và sự sống của cơ thể, một trong số đó là chức năng đông máu. Người mắc bệnh về gan hoặc nghiện rượu quá mức làm suy giảm chức năng gan sẽ gặp phải nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó chảy máu chân răng khá thường gặp và không quá nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của thuốc điều trị

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng thuốc thường xuyên trong điều trị bệnh lý mạn tính như thuốc chống động kinh, hóa trị liệu điều trị ung thư, thuốc dùng cho bệnh nhân đau tim,… làm tăng nguy cơ gây chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Tiểu đường

Viêm lợi và chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nằm trong nhóm các biến chứng nhiễm trùng. Điều trị viêm lợi ở bệnh nhân tiểu đường không đơn giản, bệnh nhân thường bị viêm lợi kéo dài, tổn thương vùng quanh răng nặng nề, nghiêm trọng hơn là mất răng vĩnh viễn hàng loạt.

Các bệnh ung thư

Các bệnh ung thư như đa u tủy, bệnh bạch cầu có thể gây chảy máu lợi rất nghiêm trọng.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác liên quan đến chảy máu chân răng như: nghiện hút thuốc lá, căng thẳng, điều trị xạ trị ung thư, HIV, sang chấn,…

2. Làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Có nhiều biện pháp để khắc phục, giảm chảy máu chân răng tạm thời nhưng cần loại bỏ từ nguyên nhân gốc rễ mới có thể đẩy lùi hoàn toàn. Khi thấy bị chảy máu chân răng thường xuyên, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng, đến khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân.

Hầu hết trường hợp chảy máu chân răng sẽ giảm và biến mất khi áp dụng các biện pháp sau:

2.1. Lấy cao răng

Cần loại bỏ hết cao răng, các mảng bám răng gây viêm lợi, tụt lợi và cuối cùng là chảy máu chân răng. Sau đó, tùy vào tình trạng lợi bị viêm mà bác sĩ sẽ gợi ý thêm thuốc điều trị để lợi phục hồi hoàn toàn.

Cần loại bỏ cao răng ở các kẽ và chân răng để khắc phục chảy máu chân răng

2.2. Chữa răng sâu

Nếu bị sâu răng, răng nhiễm trùng, cần điều trị ngay và khắc phục các lỗ sâu, tránh thức ăn thừa cùng vi khuẩn sinh sôi gây viêm lợi.

2.3. Chỉnh răng lệch

Nếu răng bị mọc lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai, yếu tố thẩm mỹ hoặc là nguyên nhân gây viêm lợi, chảy máu chân răng, nha sĩ có thể gợi ý bạn chỉnh răng để khắc phục.

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bệnh lý toàn thân, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để điều trị. Dù không nguy hiểm nhưng không nên chủ quan với tình trạng chảy máu chân răng bởi nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề